Các quốc đảo Thái Bình Dương đang đoàn kết với nhau giữa lúc các lợi ích địa chính trị ngày càng tăng trong khu vực. (Nguồn: Twitter) |
Động thái được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực vốn có vị trí chiến lược này.
Kỳ họp cũng sẽ thảo luận về kế hoạch của Nhật Bản xả nước đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển, điều mà một số đảo Thái Bình Dương lo ngại có thể làm ô nhiễm nguồn nước, song phía Tokyo khẳng định không gây rủi ro.
Kiribati đã rút khỏi Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương vào trước kỳ họp tháng 7/2022, làm dấy lên lo ngại quốc đảo này bị cô lập sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Trong tuyên bố trước kỳ họp sắp tới, Thủ tướng Fiji kiêm Chủ tịch Diễn đàn Sitiveni Rabuka nêu rõ: "Trong bối cảnh các lợi ích địa chính trị ngày càng gia tăng trong khu vực của chúng ta, cùng với các mối đe dọa thực sự do biến đổi khí hậu gây ra... sự đoàn kết trong đại gia đình Thái Bình Dương là vô cùng quan trọng".
Australia và New Zealand, 2 thành viên của diễn đàn, đã chỉ trích việc Trung Quốc thúc đẩy vai trò trị an trong khu vực này.
Hôm 21/2, Trung Quốc đã công bố một tài liệu có tên là “Sáng kiến An ninh Toàn cầu”, trong đó liệt kê các quốc đảo Thái Bình Dương nằm trong số những ưu tiên hợp tác an ninh đa phương của Bắc Kinh.
Theo tài liệu, Trung Quốc sẽ “quan tâm cao độ” đến các quốc đảo Thái Bình Dương và “tăng cường cung cấp vật liệu, tài chính và nhân tài để giúp các quốc đảo cải thiện khả năng đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống”.
Tham vọng của Trung Quốc tại khu vực này đã khiến Mỹ và các đồng minh cảnh giác, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh ký hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon.
| Triều Tiên hé lộ vũ khí trong vụ thử sáng 20/2, đặt an ninh của Thái Bình Dương vào Mỹ? Ngày 20/2, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa ra thông báo về hai vụ phóng thử trước đó cùng ngày. |
| Thủ tướng Đức thăm Ấn Độ: Kết tình thân trong toan tính chiến lược Chuyến thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Ấn Độ là tín hiệu cho thấy New Delhi đóng một vai trò ... |
| Quan hệ Nga-Trung Quốc 'vững chắc như đá', Moscow coi Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu; đồn đoán kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình Ngày 21/2, hãng TASS dẫn một nguồn tin cho biết, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản ... |
| Biển Đông: Đức nêu cao luật pháp quốc tế, Australia tiếp nối Mỹ muốn chung hành động với Philippines Mới đây, các quan chức Đức và Australia đã lên tiếng về tình hình Biển Đông sau sự cố liên quan tia laser cấp độ ... |
| IMF: Mở đường để châu Á-Thái Bình Dương phục hồi mạnh mẽ Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều sẵn sàng cho mức tăng trưởng 5,3% ... |