Tổng số tài sản của Nga bị Mỹ và các nước phương Tây đóng băng lên tới 330 tỷ USD. (Nguồn:Counter Punch) |
Theo ông Borrell, Liên minh châu Âu (EU) sẽ sử dụng số tiền này để cung cấp các thiết bị quân sự ưu tiên cho Kiev, bao gồm đạn dược phòng không và pháo binh, cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Phản ứng về vấn đề này, chỉ sau đó một ngày (23/7), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Nga sẽ trả đũa phương Tây vì hành vi chiếm đoạt tài sản của Moscow.
Theo ông Peskov, Nga sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm vào cá nhân, tổ chức liên quan đến việc đóng băng số tài sản Nga trị giá 282 tỷ USD. Moscow gọi đây là hành động "trộm cắp".
Tin liên quan |
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 sắp thảo luận một nguyên tắc chung, Nhật Bản sẽ chuyển hơn 3 tỷ USD cho Ukraine |
"Những hành vi trộm cắp như vậy không thể không bị đáp trả. Số tiền lãi đó không chỉ bị đánh cắp mà còn được dùng để mua vũ khí. Thật khó có thể tưởng tượng được điều gì khác tồi tệ hơn. Việc sử dụng và khai thác lợi ích từ tài sản Nga bị đóng băng là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và quyền sở hữu", ông Dmitry Peskov nhấn mạnh.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng lên án kế hoạch chuyển tiền của EU cho Ukraine và cảnh báo "trả đũa gay gắt".
Bà nói: "Không ít lần, chúng tôi cảnh báo sẽ đáp trả gay gắt hành động đó. Chúng tôi sẽ hành động vì lợi ích quốc gia và khối 27 thành viên biết điều đó".
Trước đó, chính phủ của Tổng thống Putin cũng có các hành động đáp trả đối với các kế hoạch và động thái của Mỹ và EU nhằm tịch thu tài sản bị đóng băng của nước này hoặc sử dụng lợi nhuận thu được từ những tài sản đó.
Cụ thể, hồi tháng 5/2024, Tổng thống Putin ký sắc lệnh yêu cầu chính phủ xây dựng các quy định chi tiết liên quan để bồi thường cho những tổn thất mà Nga và Ngân hàng trung ương nước này phải gánh chịu do các biện pháp không thân thiện của Mỹ gây ra, cũng như cho phép sử dụng tài sản của Mỹ ở Nga để bồi thường cho những tổn thất.
Một tòa án của Nga ra phán quyết tịch thu tài sản của ngân hàng Deutsche (Đức) tại nước này theo đơn kiện của tập đoàn Gazprom liên quan đến tranh chấp xây dựng trạm trung chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, phương Tây đã phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Cụ thể, ngày 28/2/2022, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố đóng băng tài sản của Ngân hàng trung ương Nga ở nước này. Sau đó, EU và một số quốc gia phương Tây cũng đưa ra các lệnh trừng phạt tương tự nhằm tìm cách hạn chế năng lực sử dụng dự trữ quốc tế của Ngân hàng trung ương Nga.
Tổng số tài sản của Nga bị Mỹ và các nước phương Tây đóng băng lên tới 330 tỷ USD.
Hầu hết tài sản bị đóng băng của Nga đều ở châu Âu. Tháng 2/2024, Hội đồng châu Âu cho biết, trong khoảng 2/3 só tài sản của Moscow bị đóng băng nằm ở EU.
Đến tháng 5/2024, khối 27 thành viên chính thức thông qua kế hoạch sử dụng tiền lãi thu được từ số tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ quá trình phục hồi và phòng thủ cho Kiev.
Theo thỏa thuận, 90% số tiền thu được từ số tài sản Moscow bị đóng băng sẽ được chuyển vào quỹ viện trợ quân sự cho Kiev. Quỹ này do EU điều hành. 10% còn lại sẽ được phân bổ để hỗ trợ cho Kiev theo nhiều cách.
Đến tháng 6/2024, tại Hội nghị thượng đỉnh ở Italy, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đạt thỏa thuận sử dụng tiền lãi thu được từ số tài sản Nga bị đóng băng để tài trợ cho khoản vay 50 tỷ USD, giúp Kiev mua vũ khí và xây dựng cơ sở hạ tầng hư hại.
Như vậy, EU đã chính thức nhích thêm một bước trong "cuộc chiến" liên quan đến tài sản Nga. Moscow sẽ đáp trả thế nào sau lời tuyên bố đanh thép? Liệu Nga có chờ đến tháng 8, khi đợt tiền lãi đầu tiên được EU gửi đến Ukraine?
| Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 sắp thảo luận một nguyên tắc chung, Nhật Bản sẽ chuyển hơn 3 tỷ USD cho Ukraine Hãng tin Kyodo ngày 17/7 dẫn nguồn tin ngoại giao Nhật Bản cho biết, nước này đang hoàn tất thủ tục cuối cùng để đóng ... |
| Ukraine đã 'đẩy lùi' vỡ nợ nhờ cách này Ukraine đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ quốc tế hơn 20 tỷ ... |
| Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden rời 'ghế nóng', lộ diện những vấn đề kinh tế người kế nhiệm phải đối mặt Ông Joe Biden đã chính thức rút khỏi "đường đua" bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Người kế nhiệm đảng Dân chủ sẽ phải đưa ... |
| Kinh tế Nga không còn tăng trưởng quá nóng, Thủ tướng Mikhail Mishustin thừa nhận nỗi lo mới Ngày 22/7, báo Izvestia dẫn số liệu của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga (BoR) cho biết, nền kinh tế nước này có thể ... |
| Hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc: Bắc Kinh đưa ra 3 đề xuất, Tổng thống Putin nêu quan điểm Ngày 23/7, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường tham dự lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp năng lượng Trung Quốc-Nga lần thứ ... |