Tại sao Chiang Mai - "bông hồng phương Bắc" của Thái Lan không còn tỏa hương?

Linh Chi
TGVN. Thành phố phát triển vượt tầm kiểm soát, ô nhiễm không khí ở mức báo động là lý do khiến "bông hồng phương Bắc" của Thái Lan - Chiang Mai không còn là điểm đến được du khách ''săn lùng'' như trước đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong Những thành phố đáng ghé thăm nhất thế giới
tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong Ngẩn ngơ vì 10 thị trấn đẹp nhất Thái Lan
tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong
Chiang Mai - thành phố 700 năm tuổi nép mình trong một thung lũng xanh ở miền Bắc Thái Lan từng là điểm thu hút du khách hàng đầu của Thái Lan. (Nguồn: TripSavvy)

Từ lâu, "bông hồng phương Bắc" Chiang Mai là điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương. Chỉ tính riêng năm 2018, Chiang Mai đón hơn 10.000 khách du lịch nước ngoài, trong đó có 60.000 người về hưu từ nhiều quốc gia khác nhau.

Thành phố 700 năm tuổi ấy thu hút du khách bởi những tu viện Phật giáo linh thiêng, những ngôi nhà gỗ xinh đẹp, sự tinh tế của người dân địa phương và không gian yên tĩnh phù hợp cho một chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Song, thời gian gần đây, sự hấp dẫn vốn có của Chiang Mai dường như không còn như trước đối với khách du lịch…

Phát triển không được kiểm soát đúng mức

Tại Chiang Mai, vào giờ cao điểm, khách du lịch và người dân địa phương phải chịu cảnh giao thông ùn tắc. Trong khu vực đô thị đang phát triển, có tới 12 triệu người nhưng không hề có phương tiện giao thông công cộng. Lượng xe thuộc sở hữu tư nhân chiếm hơn 90%. Một nghiên cứu của Đại học Chiang Mai dự báo, đến năm 2026, lượng xe đó sẽ cao gấp đôi một thập kỷ trước, khoảng 2,6 triệu xe.

Khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông trong thành phố, sự phát triển phá vỡ những nét cổ kính của Chiang Mai, lai tạp không được quy kiểm soát giữa kiến trúc cũ và nét hiện đại được người dân địa phương tu sửa đã khiến du khách ‘‘ngán ngẩm’’.

tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong

Mục sở thị dịch vụ Grab Tuk-tuk ở Thái Lan

TGVN. Loại hình dịch vụ giao thông tuk-tuk mới sẽ cung cấp cho hành khách một sự lựa chọn thân thiện với môi trường khi ...

Thị trưởng Chiang Mai Tassanai Buranupakorn cho rằng, chính quyền địa phương đã không giải quyết được vấn đề giao thông một cách kịp thời. Bên cạnh đó, họ cũng để mặc thành phố 700 năm tuổi phát triển một cách không kiểm soát.

"Trong quá khứ, Chiang Mai không quan tâm nhiều đến việc bảo tồn di tích lịch sử. Vì vậy, người dân mặc sức xây dựng, những ngôi nhà gỗ xinh đẹp, cổ kính đã xen lẫn cùng những khu đô thị trong khung cảnh của Chiang Mai’’, Thị trưởng Tassanai Buranupakorn nói.

Sự phát triển của Chiang Mai bắt đầu bùng nổ vào năm 1980, khi các nhà đầu tư ở Bangkok đổ xô đến đây để xây dựng chung cư, nhà cao tầng và khách sạn. Theo nhà khoa học chính trị Thái Lan Tanet Charoenmuang, Chiang Mai cũng giống như Bangkok, đang mắc phải ‘‘căn bệnh’’ phát triển nhanh và không thể kiểm soát.

Việc phát triển không kiểm soát dường như đã kéo theo sự ‘‘hủy diệt’’ văn hóa rõ rệt của Chiang Mai. Điển hình như ngọn núi Doi Suthep - biểu tượng thiêng liêng của người dân địa phương đã bị ‘‘lạm dụng’’ quá nhiều. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm hoạt động vì môi trường địa phương, vụ ‘‘tấn công’’ mới nhất đã san phẳng 23,5 ha từ chân núi Doi Suthep để xây dựng nhà gỗ, chung cư, công viên, nhà nghỉ cho thẩm phán và quan chức tòa án.

James Stent, một cựu nhân viên ngân hàng cho biết, việc cắt ngọn núi Doi Suthep để xây dựng những dự án giống như việc mất đi một viên ngọc của văn hóa Thái Lan, mất đi một kho lưu trữ độc đáo của lối sống Phật giáo Đông Nam Á.

Cảnh báo đỏ về ô nhiễm không khí

Vào một số ngày giữa tháng 2/2019 và đầu tháng 5/2019, Chiang Mai được xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Những ngày này, chỉ số chất lượng không khí của Chiang Mai ở mức dưới các điểm nóng ô nhiễm nhất trên thế giới như New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Dhaka (Bangladesh).

tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong
Khách du lịch đeo khẩu trang vì ô nhiễm không khí ở Chiang Mai. (Nguồn: MNews World)

Thời điểm ô nhiễm kể trên ở Chiang Mai, du khách chỉ có thể nhìn thấy những đường viền mờ nhạt của ngọn núi phía sau thành phố, người dân địa phương và khách du lịch phải đeo khẩu trang, ‘‘xa lánh’’ hoàn toàn với quán cà phê ngoài trời...

Nguyên nhân chính của nỗi kinh hoàng về ô nhiễm không khí là tình trạng đốt rừng và đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa. Bất chấp lời cảnh báo và hình phạt nghiêm khắc, nông dân trên khắp miền Bắc Thái Lan vẫn đốt rơm rạ sau khi thu hoạch ​lúa để chuẩn bị cho vụ mùa mới và đốt rừng làm nương rẫy. Những đám khói mù dày đặc ở Chiang Mai nghiêm trọng hơn vào năm nay do tình trạng hạn hán và đốt đồng phi pháp diễn ra thường xuyên hơn.

Ô nhiễm không khí đã khiến lượng khách du lịch đến thành phố này giảm mạnh trong năm 2019. Các khách sạn báo cáo, tỷ lệ đặt phòng giảm tới 20% so với năm 2018. Một số công ty du lịch cũng phàn nàn về việc thiếu khách hàng.

Thậm chí, điểm đến đặc biệt phổ biến với khách du lịch như cổng thành cổ Thapae gần như không có khách du lịch tới thăm vào một số ngày. Một số người dân Thái Lan và du khách thập phương thay vì chọn Chiang Mai thì họ hướng đến các bãi biển hoặc điểm đến nước ngoài để tránh ô nhiễm không khí.

Chính quyền địa phương lo lắng rằng, việc công khai cuộc khủng hoảng ô nhiễm của Chiang Mai trong năm nay sẽ làm giảm lượng khách du lịch. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng theo một ước tính từ chủ nhà nghỉ Annette Brady, lượng khách đã giảm 30% cho lễ hội năm mới - mùa cao điểm du lịch hằng năm của Chiang Mai.

tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong Mục sở thị dịch vụ Grab Tuk-tuk ở Thái Lan

TGVN. Loại hình dịch vụ giao thông tuk-tuk mới sẽ cung cấp cho hành khách một sự lựa chọn thân thiện với môi trường khi ...

tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong Thái Lan thúc đẩy du lịch du thuyền từ châu Âu

Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan (TAT) đặt mục tiêu thúc đẩy du lịch du thuyền từ châu Âu, nhất là từ những ...

tai sao chiang mai bong hong phuong bac cua thai lan khong con toa huong Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ du lịch

Mục tiêu doanh thu của lĩnh vực du lịch nội địa Thái Lan năm 2017 hạ từ mức 1.000 tỷ Baht (28,5 tỷ USD) xuống ...

(theo Nikkei Asian Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động