Tại sao có âm mưu sát hại Tổng thống Venezuela?

Vài ngày sau vụ ám sát bất thành, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã công khai buộc tội Chính phủ Colombia và những người chỉ trích ông là "quá cực hữu".  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180808073953 ​Xác định danh tính các thủ phạm trong vụ tấn công Tổng thống Venezuela
tin nhap 20180808073953 Nhóm nổi dậy bí ẩn nhận đứng sau vụ ám sát bất thành Tổng thống N. Maduro

Trong lúc ông Maduro đang phát biểu tại lễ kỷ niệm 81 năm ngày thành lập lực lượng Phòng vệ Quốc gia Venezuela, hai thiết bị bay không người lái gắn chất nổ được cho là đã được kích hoạt, gây ra sự hỗn loạn. Vị tổng thống 55 tuổi này không hề hấn gì, nhưng có 7 người bị thương. Vậy Tổng thống Venezuela là ai? Và tại sao có âm mưu sát hại ông?

Ông Nicolás Maduro là ai?
Ông Maduro sinh năm 1962 trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động và là con trai của một nhà lãnh đạo công đoàn xuất chúng. Ông tiếp tục thể hiện niềm tin chính trị mạnh mẽ của mình khi trở thành chủ tịch Hiệp hội sinh viên của trường trung học Jose Avalos ở El Valle, ngoại ô Caracas.

tin nhap 20180808073953
Nhân viên an ninh vây quanh Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 4 /8. (Nguồn: AP)

Theo hồ sơ, ông Maduro bắt đầu đi làm cho công ty Caracas Metro với vị trí tài xế xe buýt. Tại đó, ông đã gia nhập Liên đoàn xã hội và thành lập một trong những công đoàn không chính thức đầu tiên của công ty, do thời điểm đó Venezuela cấm lập công đoàn chính thức trong công ty.

Tháng 12/1993, ông Maduro đã gặp cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chávez và trở thành nhân vật trung tâm trong Phong trào Bolivarian của ông Chávez, giúp khởi xướng Phong trào Cộng hòa thứ năm hồi năm 1997 - phong trào ủng hộ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Chávez. Năm 1998, ông Chávez đã giành chiến thắng đột phá trong cuộc tổng tuyển cử và ông Maduro được bầu làm nghị sĩ.

Sự nghiệp chính trị của ông Maduro tiếp tục thăng tiến và năm 1999, ông đã giúp soạn thảo bản hiến pháp mới, trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Năm 2000, ông được bầu làm Chủ tịch cơ quan lập pháp của Venezuela. Tiếp đó, ông được Tổng thống Chávez bổ nhiệm làm Ngoại trưởng vào năm 2006.

Năm 2007, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Condoleezza Rice chỉ trích Chính phủ Venezuela về việc đóng cửa một đài truyền hình tư nhân, ông Maduro đã gọi bà là một "kẻ đạo đức giả" và so sánh nhà tù của Mỹ tại Vịnh Guantánamo với các trại tập trung của Đức quốc xã.

Ông Maduro trở thành Tổng thống lâm thời, sau khi ông Chávez qua đời hồi tháng 3/2013 và một tháng sau đó, ông đã đắc cử tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm với tỷ lệ phiếu sít sao.

Ông Maduro không được công nhận

Sự ủng hộ dành cho Tổng thống Maduro đã bị giảm sút mạnh do kinh tế suy yếu. Dưới thời chính quyền Maduro, Venezuela đã rơi vào suy thoái, lạm phát tăng vọt và tình trạng thiếu lương thực trở thành chuyện thường ngày. Rất ít người nghĩ rằng, nhà lãnh đạo này có thể chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai. Tuy nhiên, ông đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng Năm vừa qua. Các đối thủ chính của ông đã bác bỏ kết quả bầu cử, cáo buộc có những gian lận.

Chính quyền Maduro đã bị nhiều quốc gia chỉ trích về việc phá hoại nền dân chủ và vi phạm nhân quyền. Năm ngoái, hàng chục người biểu tình đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại các cuộc biểu tình chống chính phủ.

tin nhap 20180808073953
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã công khai buộc tội Chính phủ Colombia và những người chỉ trích ông là "quá cực hữu". (Nguồn: Elconfidencial)

Tổng thống Maduro đã tiếp tục tập trung quyền lực, thành lập một hội đồng lập hiến mới có quyền bỏ qua, hoặc thậm chí giải tán Quốc hội do phe đối lập lãnh đạo. Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia Mỹ Latinh chủ chốt đã từ chối công nhận thể chế mới này.

Trong khi ông Maduro bấu víu vào sự ủng hộ của một số tổ chức như quân đội, thì những người chỉ trích ông ngày càng nhiều. Một tổ chức ít được biết đến có tên gọi "Phong trào binh sĩ áo phông quốc gia" (Soldiers in T-shirts) đã thừa nhận, đứng sau kế hoạch ám sát nhằm vào ông Maduro, đồng thời cho biết họ đã lên kế hoạch điều khiển 2 thiết bị không người lái gắn chất nổ nhằm vào tổng thống, nhưng các binh sĩ chính phủ đã bắn hạ những thiết bị đó, trước khi chúng nhắm tới mục tiêu.

Tổ chức này sau đó đã đăng trên mạng xã hội Tweeter rằng: "Chúng tôi đã cho thấy rằng, họ dễ bị tổn thương... Hôm nay kế hoạch đã không thành công nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian".

Kể từ khi ông Maduro đắc cử tổng thống và kinh tế rơi vào suy thoái, các đảng đối lập đã cùng liên kết chống lại ông, cáo buộc ông đưa nền kinh tế đất nước đến chỗ sa sút, vi phạm nhân quyền và thao túng các tiến trình dân chủ. Trong khi đó, ông Maduro tuyên bố đất nước đang là nạn nhân của một "cuộc chiến tranh kinh tế" do các nhà lãnh đạo đối lập khởi xướng với sự trợ giúp của Washington.

Quan hệ ngoại giao giữa Venezuela và Colombia cũng gia tăng căng thẳng, khi nhiều người Venezuela chạy sang nước láng giềng do tình trạng siêu lạm phát, thiếu lương thực và thuốc men.

Tuần trước, Colombia đã cấp giấy phép cho hơn 440.000 người nhập cư ở lại nước này trong vòng 2 năm và Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos đã lớn tiếng chỉ trích ông Maduro. "Cả thế giới ngày càng cảm thấy lo sợ trước những gì đang diễn ra ở Venezuela... Một đất nước giàu có, một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, với một dân số đang chết vì đói và bệnh tật do thiếu thuốc men". Colombia cũng đã từ chối công nhận chiến thắng của ông Maduro trong cuộc bầu cử hồi tháng Năm.

tin nhap 20180808073953
Venezuela bắt giữ một số đối tượng ám sát bất thành Tổng thống Maduro

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo cơ quan an ninh nước này đã bắt giữ một số đối tượng tham gia vụ ám sát bất ...

tin nhap 20180808073953
IMF: Lạm phát của Venezuela có thể lên tới 1 triệu phần trăm năm 2018

Tình hình kinh tế Venezuela hiện nay tương tự tình trạng kinh tế Đức năm 1923 và Zimbabwe năm 2000. 

 

(theo Independent)

Đọc thêm

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Truyền thông Myanmar đưa tin nhà chức trách nước này phát hiện một con chim diệc bụng trắng, có nguy cơ tuyệt chủng cao ở bang Kachin, miền Bắc Myanmar.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2024 có thêm sự thay đổi lớn khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm khởi tranh giải ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động