Nga-châu Âu, cấm vận dầu Nga. (Nguồn: Reuters) |
Năm 2022 chuẩn bị khép lại, nhưng lại mở ra một giai đoạn mới cho các cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực leo thang. Tất cả đang đẩy tỷ lệ lạm phát toàn cầu lên mức cao nhất và dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế.
Sự liên kết của hai cuộc khủng hoảng toàn cầu được xác định bởi một “tam giác khủng hoảng”, gồm biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 cũng như sự bất ổn sâu sắc do xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, lạm phát toàn cầu sẽ tăng lên 8,8% trong năm nay, gần gấp đôi so với mức 4,7% được ghi nhận vào năm 2021 nhưng sẽ giảm xuống 6,5% vào năm 2023 và còn 4,1% trong năm 2024.
Tại báo cáo Triển vọng Năng lượng thế giới năm 2022, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, tình trạng mất an ninh lương thực do giá năng lượng cao hơn đang gia tăng ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, với gánh nặng lớn nhất rơi vào các hộ gia đình nghèo hơn, nơi phần lớn thu nhập của họ được chi cho năng lượng và thực phẩm.
"Khoảng 75 triệu người được tiếp cận với điện có khả năng mất khả năng chi trả, nghĩa là lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi (IEA) bắt đầu theo dõi chỉ số này, tổng số người trên toàn thế giới không được tiếp cận với điện đã bắt đầu tăng lên", IAE lưu ý.
Ngành năng lượng giữa khủng hoảng
Ngành năng lượng, giống như tất cả các ngành khác, đang hoạt động trong một môi trường không chắc chắn. Trên toàn cầu, giá dầu đã tăng, thậm chí ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng tuần (5-11/12): Ukraine triển khai binh sĩ tại Donetsk, Tổng thống Putin tuyên bố trả đũa phương Tây, Mỹ-Nga trao đổi tù binh |
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có ý nghĩa sâu rộng đối với thị trường năng lượng do Moscow đóng vai trò là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới
Giá dầu thô Brent tăng vọt khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, từ khoảng 76 USD/thùng vào đầu tháng 1/2022 lên hơn 110 USD/thùng vào ngày 4/3, lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, các nước phương Tây như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt đối với Moscow, bao gồm các hạn chế đối với ngành tài chính, cũng như xuất khẩu than và dầu mỏ, ngoài các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chung.
Stephen Innes, đối tác quản lý của quỹ SPI Management, cho biết, tình trạng thiếu hụt khí đốt ở châu Âu khiến mọi người lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng, nhưng thời tiết ấm hơn dự kiến và quyết tâm lấp đầy các kho dự trữ của EU đã xoa dịu những lo ngại này.
Ông nói thêm: “Nhưng với các chính sách giá trần và cấm vận đang và sẽ được áp dụng với dầu Nga và sự không chắc chắn về sự trả đũa của Moscow, châu Âu vẫn có thể rơi vào mùa Đông tuyệt vọng nếu giá mặt hàng này tăng vọt trở lại”.
"Tất nhiên, thị trường đang hướng tới một trạng thái cân bằng giúp các nhà cung cấp và người tiêu dùng hài lòng. Mặc dù vậy, rủi ro lớn đối với người tiêu dùng dầu khí là họ đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột được cho là sẽ kéo dài ở Đông Âu”, chuyên gia Innes nhận định.
Ông Innes cho biết: "Chúng ta sẽ bước vào thời kỳ suy thoái toàn cầu vào năm tới, tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến thị trường năng lượng.
Giả sử chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine chưa chấm dứt, giá dầu có thể giao dịch trong khoảng từ 75-95 USD/thùng vào năm 2023.
Trong khi đó, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khiến nhu cầu dầu khí từ Trung Quốc chưa thể tăng, mặc dù nước này có thể mở cửa trở lại sau những hạn chế do Covid-19”.
Chuyên gia Innes nói thêm: "Bất kỳ thay đổi nào trong xung đột ở Ukraine cũng khiến cả giá dầu và khí đốt giảm đáng kể".
Vào đầu tháng 10, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 11. Đây là mức cắt giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tương đương với khoảng 2% nhu cầu dầu toàn cầu.
Đến ngày 4/12, OPEC đã quyết định duy trì việc cắt giảm sản lượng trên trước những bất ổn xung quanh triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường dầu mỏ.
Than đá “lên ngôi”
Than từ lâu bị “sa lầy” trong những tranh cãi. Chi phí khai thác rẻ, dễ vận chuyển và dễ sử dụng, than đã đưa thế giới bước vào thời đại công nghiệp hoàng kim. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nhiêu liệu hóa thạch này cũng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Ở châu Âu, than thực sự cần thiết để thay thế khí đốt của Nga trong bối cảnh sản lượng điện hạt nhân và thủy điện giảm. Trong ảnh: Một nhà máy nhiệt điện ở Garzweiler, Đức. (Nguồn: AFP) |
Xung đột Nga-Ukraine khiến EU đánh giá lại nguồn cung năng lượng của mình, đặc biệt là cho mùa Đông năm 2022 này. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên tăng, việc chuyển đổi sang sử dụng than đá ở nhiều quốc gia bắt đầu tăng lên.
Trong bối cảnh đó, giá than đã tăng cao. Ngày 6/9, than giao ngay bốc tại cảng Newcastle của Australia có giá 436,71 USD/tấn, mức cao nhất mọi thời đại.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cho thấy, tỷ trọng nhập khẩu khí đốt Nga của EU đã giảm xuống chỉ còn 9,0% trong tháng 10 năm nay so với 36% cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, theo IEA, nhập khẩu dầu thô Nga của EU đã giảm 33% trước khi lệnh áp giá trần có hiệu lực vào ngày 5/12.
Ở châu Âu, than thực sự cần thiết để thay thế khí đốt của Nga trong bối cảnh sản lượng điện hạt nhân và thủy điện giảm.
Trong khi đó, hạn hán lịch sử ở Trung Quốc vào tháng 7 và tháng 8 năm nay đã làm cạn kiệt các hồ chứa của các đập thủy điện lớn, điều này cũng khiến nhu cầu tiêu thụ than tại quốc gia châu Á tăng đột biến.
Hơn thế nữa, tại Mỹ, các nhà máy điện than vẫn đang hoạt động và ước tính sản lượng sẽ tăng 3,5% trong năm nay khi các công ty khai thác tìm cách đáp ứng nhu cầu gia tăng từ khắp nơi trên thế giới và tận dụng mức giá kỷ lục.
| Ảnh ấn tượng tuần (5-11/12): Ukraine triển khai binh sĩ tại Donetsk, Tổng thống Putin tuyên bố trả đũa phương Tây, Mỹ-Nga trao đổi tù binh Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả phương Tây vì áp trần giá dầu, Nga-Mỹ trao đổi tù nhân, không ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (28/11-4/12): Tân binh Nga nhập ngũ, Trung Quốc lưu ý EU về lợi ích khi hòa giải xung đột ở Ukraine, Mỹ-Pháp muốn trở lại đúng hướng Xung đột ở Ukraine, tân binh Nga lên đường nhập ngũ, 7 nước Bắc Âu và Baltic cam kết ủng hộ Kiev, Tổng thống Pháp ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/12): Nga ‘không thấy bất kỳ bi kịch nào’ khi dầu bị áp giá trần, EU sẽ 'ra tay' với khí đốt, Đức trượt dài vào suy thoái Tăng trưởng toàn cầu dự kiến tiếp tục giảm, Nga nói ‘không có nhiều dầu trên thế giới và nhu cầu đối với dầu Nga ... |
| Bất động sản mới nhất: Dự báo thời điểm ‘chạm đáy’, chuyên gia nêu nguyên tắc ‘xuống tiền’, hủy 169 dự án chậm triển khai Năm 2023, ngành địa ốc sẽ đối mặt với 3 vấn đề lớn, giá nhà đất giảm nhưng vẫn còn rất cao, dự báo thời ... |
| Giá vàng hôm nay 11/12, Giá vàng sẽ quay cuồng, có thể bị 'hạ gục' bởi Fed, chờ đợi ‘ánh sáng cuối đường hầm’, vàng SJC tăng Giá vàng hôm nay 11/12, giá vàng tuần qua thăng trầm theo động thái của Fed và chỉ số USD. Tuần tới, chỉ số CPI ... |