Tấm lòng của một kiều bào với Bác Hồ

Đỗ Ngọc Dũng
Tuy sinh sống và làm việc ở nước ngoài nhưng GS.TS Nguyễn Đài Trang luôn hướng về quê hương đất nước, đặc biệt dành nhiều thời gian nghiên cứu và viết sách về Bác Hồ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tấm lòng của Thứ trưởng Vũ Hồng Nam trao Bằng khen cho GS.TS Nguyễn Đài Trang, năm 2017. (Ảnh: ĐND)một kiều bào với Bác Hồ
Thứ trưởng Vũ Hồng Nam trao Bằng khen cho GS.TS Nguyễn Đài Trang, năm 2017. (Ảnh: ĐND)

Trong một lần tham dự buổi làm việc của phái đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Canada, tôi rất ấn tượng với một phụ nữ khá xinh đẹp có giọng nói ngọt ngào xứ Huế. Tôi biết danh chị, khi người dẫn chương trình xướng tên chị là một trong số các kiều bào được nhận Bằng khen của Bộ Ngoại giao nhân dịp này.

Chị là Nguyễn Đài Trang, sinh năm 1970 tại Huế, sang định cư tại Canada từ năm 1990, học đại học tại Montréal, thạc sĩ, tiến sĩ tại Vancouver, từng là giảng viên khoa học, chính trị tại Đại học Toronto, khoa nhân văn, Đại học Toronto Searborough. Chị hiện đang là giảng viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Cao đẳng Centenial, là Chủ tịch Hội Canada - ASEAN (Đại học York - Canada).

Tuy sinh sống và làm việc ở nước ngoài, nhưng chị luôn dành tình cảm, hướng về quê hương, đặc biệt là đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chị đã xuất bản nhiều cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính giới, nhân dân Canada, cộng đồng người Việt đón nhận và đánh giá cao.

Kiều bào đầu tiên viết sách về Bác

Sau buổi làm việc, chị tặng mỗi chúng tôi một cuốn sách mới xuất bản có nhan đề: Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển. Sách được trình bày khá đẹp, in bằng hai thứ tiếng Việt - Anh do một nhà xuất bản ở Canada cấp phép.

Có thể nói GS.TS Nguyễn Đài Trang là người Việt đầu tiên ở nước ngoài viết và xuất bản sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về việc này, chị chia sẻ: “Từ lâu, tôi luôn tâm niệm và mong muốn làm rõ thêm lịch sử dân tộc mình. Vì vậy, tôi đọc nhiều sách về khoa học phát triển, về lịch sử dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi định cư ở Canada, tôi nhận thấy báo chí phương Tây, cũng như nhiều người Việt ở nước ngoài còn có quan điểm khác nhau về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, tôi đã đi tìm câu trả lời bằng việc nghiên cứu và viết sách về Bác”.

Cuốn sách đầu tiên của GS.TS Nguyễn Đài Trang viết về Bác với tiêu đề “ Hồ Chí Minh - Tâm tài của một nhà yêu nước”, ra đời vào tháng 5/2010 (tiếng Anh và tiếng Việt) đúng dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người.

Ba năm sau, chị cho ra mắt cuốn thứ hai với tựa đề Hồ Chí Minh - Nhân văn và phát triển bằng ba thứ tiếng (Việt - Anh và Tây Ban Nha). Hai cuốn sách đã tác động tích cực đến chính giới, nhân dân Canada và cộng đồng người Việt ở nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chị cho biết: “Năm 2018 đã ra mắt bạn đọc cuốn Hồ Chí Minh - Các tác phẩm chọn lọc về hòa bình, dân chủ và bình đăng giới, giới thiệu 25 thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Mỹ và các nước trên thế giới từ 1919-1969. Trong đó có cả thư gửi Thủ tướng Canada năm 1966, 25 bài viết về bình đẳng giới”.

“Trong 100 bài viết, chỉ có khoảng 1/3 số bài được thế giới biết đến. Với mỗi phần 25 bài, làm sáng tỏ con người nhân văn của Bác mà nhiều người chưa biết đến, dẫn đến có sự hiểu lầm.

Ví dụ, về hòa bình, bức thư Bác gửi cho Hội Liện hiệp phụ nữ Pháp năm 1946 đầy thiện chí, nhân văn mà lại bị phương Tây xuyên tạc nên tôi cần làm sáng tỏ. Điều thứ hai, tôi muốn làm rõ lịch sử dân tộc, mong muốn giới trẻ hiểu và tự hào về lịch sử dân tộc mình”, chị Trang chia sẻ.

Hồ Chí Minh và tinh thần bình đẳng giới

Năm 2020, kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác, chị cho ra mắt cuốn e-book (sách điện tử) Bài ca Hồ Chí Minh (dịch sang tiếng Anh) ca ngợi Hồ Chí Minh, một tâm hồn trong sáng, một con người bình thường mà phi thường.

Nói về bình đẳng giới, bà Anita Agrawl, nguyên Chủ tịch tổ chức phụ nữ Toronto nói: “Hồ Chí Minh đã nâng cao vai trò lãnh đạo của phụ nữ, quyền bình đẳng hoàn toàn của phụ nữ trong xã hội, đồng thời vận động nam giới đối xử bình đẳng với phụ nữ trong gia đình”.

Mới đây nhất, sau những vụ kỳ thị người da màu trên thế giới, chị đã đọc lại toàn bộ bài viết của Bác về châu Phi, trong đó có cuốn Chủng tộc da đen mà Bác viết từ năm 1925. Chị xúc động trước tư tưởng lớn, tầm nhìn sâu rộng của Người từ cả trăm năm trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vì thế, cuốn sách thứ năm với tên gọi Hồ Chí Minh: Chủng tộc da đen và chọn lọc các tác phẩm về phân biệt chủng tộc đã ra đời vào đầu tháng 2/2021 tại Canada. Cuốn sách được nhiều độc giả nước ngoài quan tâm, thán phục về tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như vai trò của Bác trong phong trào giành độc lập của các nước châu Phi.

Ông Phil Taylor - một độc giả Canada tỏ vẻ ngạc nhiên khi biết Bác Hồ đã từng đến Boston, New York, Madagascar, Paris… Ông khẳng định, đó là những trải nghiệm để Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ra giá trị thật của chủ nghĩa thực dân và nạn phân biệt chủng tộc để rồi phản ánh trong các bài viết dưới cái nhìn nhân văn tiến bộ của một trí thức cộng sản chân chính.

GS.TS Adibin Kusno, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á tại Đại học York nhận định: “Qua những cuốn sách này, tôi đã hiểu rõ hơn về Việt Nam, ngày 30/4 là ngày thống nhất của Việt Nam, khác hẳn quan điểm phương Tây từng cho rằng nó là ngày Sài Gòn sụp đổ”.

Còn giáo sư người Mỹ Howarzinn nêu rõ: “Hồ sơ Lầu Năm Góc đã ghi nhận: Hồ Chí Minh là một lãnh tụ được lòng dân, được kính trọng, yêu mến trên toàn Việt Nam và chống Pháp thành công vì luôn có xung quanh mình những người có phẩm chất cao quý. Điều này không thể phủ nhận được”.

Có thể khẳng định, mỗi cuốn sách của Nguyễn Đài Trang là tấm lòng thơm thảo, là tình cảm thiêng liêng của một kiều bào xa Tổ quốc đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu và quê hương đất nước Việt Nam.

Các tác phẩm viết về Bác của GS.TS Nguyễn Đài Trang. (Ảnh: ĐND)
Các tác phẩm viết về Bác của GS.TS Nguyễn Đài Trang. (Ảnh: ĐND)

Hướng về phụ nữ Việt Nam

Với tư cách là tư vấn cho Liên hợp quốc về báo cáo phát triển con người của Việt Nam, là cộng tác viên của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học British Colombia (Canada), GS.TS Nguyễn Đài Trang đã xây dựng và tham gia nhiều chương trình, dự án hoạt động xã hội liên quan đến xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ phụ nữ tại Việt Nam.

Chị đã từng cùng các giáo sư, giảng viên, sinh viên của Đại học British Columbia thực hiện chuyến khảo sát hơn 20 tỉnh, thành của Việt Nam từ năm 1997 đến nay. Sau chuyến thực tế này, chị đã có báo cáo đầu tiên về phát triển giảm nghèo, các vấn đề về phụ nữ và trẻ em nữ các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Năm 1998, chị lại tích cực tham gia một hội thảo lớn về chủ đề nâng cao năng lực giảm nghèo, do cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ phối hợp với một số trường Đại học của Việt Nam thực hiện.

Với tư cách là thành viên Ban lãnh đạo Hội đồng thương mại Canada - Việt Nam, chị tích cực phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, các cơ quan liên quan tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư giữa chính quyền và doanh nghiệp hai nước.

Chị còn là nhân tố tích cực trong các hoạt động hỗ trợ kết nối giao thương giữa các ngành, các địa phương của hai nước, từng tổ chức nhiều cuộc hội thảo với các tỉnh thành của Việt Nam, với các tỉnh thành phố của Canada… Đặc biệt, trong chuyến công tác Bắc Mỹ của đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Phú Thọ năm 2017 do Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Châu dẫn đầu, GS.TS Nguyễn Đài Trang cũng hỗ trợ đoàn tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại, gặp gỡ làm việc với các đối tác, doanh nghiệp Canada...

Với những đóng góp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, GS.TS Nguyễn Đài Trang vinh dự được nhận Bằng khen, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu do Bộ Công Thương trao tặng.

Tôi thầm cảm phục về người phụ nữ này, với những gì đóng góp cho quê hương, nghĩ về quê hương, đặc biệt là tình cảm và sự tôn trọng đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Xin chúc mừng những tác phẩm của GS.TS Nguyễn Đài Trang, chúc mừng chị có thêm những thành công mới trong thời gian tới, mong muốn chị luôn là nhịp cầu hữu nghị, đoàn kết kiều bào, gắn kết bạn bè Canada và thế giới với nhân dân Việt Nam.

Doanh nhân kiều bào và nhịp cầu nối với đất nước

Doanh nhân kiều bào và nhịp cầu nối với đất nước

Hướng về Việt Nam bằng những đóng góp tâm huyết và những việc làm cụ thể, thiết thực là cách mà rất nhiều doanh nhân ...

Tấm lòng kiều bào hướng về quê hương, chung sức đẩy lùi dịch Covid-19

Tấm lòng kiều bào hướng về quê hương, chung sức đẩy lùi dịch Covid-19

Thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thời gian qua Hệ thống Lee’s Sandwiches đã có nhiều hoạt động ủng hộ người dân trong ...

Đọc thêm

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động