Tăng cường hoạt động tại Biển Đông, 'đẩy' quan hệ với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc có ý gì?

Nhật Linh
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn tại Biển Đông, đẩy mạnh tính toán chiến lược với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc đang chuẩn bị cho nhiều kịch bản có thể xảy ra tại khu vực?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tăng cường hoạt động tại Biển Đông, 'đẩy' quan hệ với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc có ý đồ gì?
Tàu Hải quân Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông. (Nguồn: CHINAMIL)

Ngay trước chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Trung Quốc tiến hành tập trận với phạm vi lớn gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đồng thời đoàn đại biểu cấp cao do Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dẫn đầu đã có chuyến thăm đến 9 quốc gia tại khu vực Nam Thái Bình Dương, gồm Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor-Leste.

Tăng cường tập trận quy mô

Gần đây, Trung Quốc tăng cường các hoạt động thực thi tại Biển Đông, như duy trì tập trận, đáng chú ý với cuộc tập trận có quy mô và phạm vi rất rộng tại khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), từ ngày 19-23/5.

Cuộc tập trận được báo chính thống Trung Quốc đăng tải trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến công du đến các nước châu Á và Philippines đang tăng cường công tác xây dựng quân đội tại các thực thể ở Biển Đông.

Nhìn lại từ năm 2020-2022, với vị trí được nối bởi các tọa độ gồm 18-54.00N 111-27.00E; 18-54.00N 113-52.00E; 16-57.00N 113-52.00E; 16-57.00N 111-27.00E, mỗi năm Trung Quốc tập trận một lần quy mô vô cùng lớn tại quần đảo Hoàng Sa và vùng nước lân cận quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Năm 2021, Trung Quốc thực hiện một cuộc tập trận với phạm vi bao trùm tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), tiến hành cấm biển và cấm hàng không nhằm thử tên lửa Đông phong.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tăng cường hoạt động huấn luyện quân đội trên toàn bộ vùng biển. Chỉ riêng trong tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành tổng cộng 24 cuộc tập trận trên khắp vùng biển sát sườn nước này, trùng thời gian với thời kỳ Trung Quốc cấm đánh bắt cá hàng năm.

Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động tập trận tại Biển Đông nhưng không công bố thời gian và địa điểm đã gây khó khăn cho Việt Nam trong công tác theo dõi vị trí tập trận của Bắc Kinh.

Trang mạng Cục Hải sự Trung Quốc thường xuyên đăng tải hoạt động tập trận của quân đội nước này tại Biển Đông. Tuy nhiên, những thông tin được đăng tải phần lớn gồm những hoạt động tập trận tại phía Bắc Biển Đông, ít xuất hiện thông tin về những hoạt động tập trận tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Song song với đó, tại khu vực eo biển Đài Loan, Trung Quốc cũng đang tăng cường thực hiện các hoạt động răn đe bằng lực lượng quân đội với Đài Loan (Trung Quốc). Nước này đã tiến hành trinh sát trung bình 2 chuyến/ngày đối với khu vực Đài Loan kể từ 6 tháng cuối năm 2021 với các hoạt động thường xuyên, như điều nhiều máy bay và tàu thuyền, thực hiện huấn luyện tàu sân bay tại các khu vực lân cận gần đảo Đài Loan.

Gần đây, ASEAN và nhiều nước trong, ngoài khu vực liên tục bày tỏ quan ngại đối với các hoạt động nêu trên của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 7/3 và 7/4 đã lên tiếng về việc Trung Quốc tiến hành tập trận lấn sang Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam tại cửa Vịnh Bắc Bộ.

Mỹ, Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông trong chuyến công du của Tổng thống Joe Biden đến châu Á vừa qua.

Trung Quốc hiện nay vẫn tiếp tục chính sách bành trướng quân sự tại Biển Đông bằng các công tác điều máy bay, duy trì quân sự hóa, xây dựng các trạm quan trắc khí tượng, tăng cường bố trí quân sự… tại các đảo nhân tạo.

Tăng cường hoạt động tại Biển Đông, 'đẩy' quan hệ với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc có ý đồ gì?
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Tổng thư ký Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương Henry Puna tại Fiji ngày 29/5. (Nguồn: AFP)

Nâng tầm quan hệ với các quốc đảo

Không chỉ đẩy mạnh hoạt động tại Biển Đông, Trung Quốc còn tăng cường nâng tầm quan hệ với các đảo quốc tại Nam Thái Bình Dương. Trong chuyến công du gần đây tới khu vực này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định, Bắc Kinh kiên định ủng hộ quần đảo Solomon duy trì chủ quyền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì đoàn kết thống nhất trong nước, đẩy nhanh thực hiện phát triển quốc gia, tiếp tục giúp đỡ quần đảo Solomon; phản đối các hình thức và hành động xâm phạm cường quyền.

Trước đó, tháng 5/2021, Trung Quốc đã mua lại một sân bay cũ tại Nam Thái Bình Dương, cách căn cứ quân sự Hawai của Mỹ chỉ 3.000km, tạo cơ sở để nước này thành lập một căn cứ quân sự.

Mỹ và các nước đồng mình đều tỏ thái độ quan ngại về các hoạt động tăng cường quan hệ với các nước Nam Thái Bình Dương của Trung Quốc.

Là quốc gia gần Nam Thái Bình Dương nhất, Australia lo ngại về việc Trung Quốc xây dựng các sân bay hoặc căn cứ quân sự tại quốc đảo Nam Thái Bình Dương cũng như hành động xa bờ của quân đội Trung Quốc.

Đối với Mỹ, việc tăng cường can dự chiến lược tại khu vực đã không thể ngăn cản Trung Quốc thực hiện những ý đồ của mình. Do vậy, Mỹ cần có các bước đi mạnh hơn để kiềm chế toàn diện với Trung Quốc tại khu vực này.

Bắc Kinh một mặt tiếp tục tăng cường các hoạt động răn đe tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, một mặt tăng cường ngoại giao với các nước Nam Thái Bình Dương. Điều này giúp Trung Quốc có những vị trí chiến lược thuận lợi tại châu Á-Thái Bình Dương, qua đó có thể phát huy vai trò quan trọng một khi có xung đột nổ ra tại khu vực.


Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.

Tổng thống Mỹ 'giao việc' đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

Tổng thống Mỹ 'giao việc' đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

Công việc của sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ sẽ là đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.

Thủ tướng Malaysia: Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản diễn ra vào năm 2023

Thủ tướng Malaysia: Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản diễn ra vào năm 2023

Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản sẽ được tổ chức nhằm thảo luận sâu về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người dùng tham khảo.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động