Ngân sách năm 2022 của Singapore vừa được công bố bao gồm các biện pháp để thúc đẩy sự sẵn sàng của nền kinh tế “đảo quốc sư tử” trong tương lai. (Nguồn: The Star) |
Táo bạo và mang tính đột phá
Trong khi ngân sách 2020 và 2021 nhìn chung tập trung vào xử lý khủng hoảng trong thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 và chi tiêu để bảo vệ công ăn việc làm, giữ cho các công ty tồn tại, ngân sách 2022 sẽ được ghi nhớ nhiều nhất về các biện pháp thu ngân sách, một số trong đó rất táo bạo và mang tính đột phá.
Được quan tâm nhiều nhất là việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Trong giai đoạn thảo luận về ngân sách, một số phòng thương mại và nhà phân tích kêu gọi trì hoãn việc tăng thuế đến năm 2025 vì lạm phát tăng và thực tế một số doanh nghiệp vẫn đang phải vật lộn với khó khăn trong bối cảnh đại dịch chưa kết thúc. Trong khi đó, những người khác kêu gọi tăng 2 điểm phần trăm trong một lần.
Chính phủ Singapore đã chọn con đường trung gian là lộ trình tăng thuế GST theo hai bước: 1% vào năm 2023 và 1% vào năm 2024. Điều này giúp người dân và doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian hơn để điều chỉnh với chi phí cao hơn trong môi trường lạm phát hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ ít thuận tiện hơn về mặt hành chính và sẽ mất nhiều thời gian hơn để tăng doanh thu nhà nước.
Tin liên quan |
Năm Nhâm Dần, bốn 'con hổ kinh tế' châu Á có tìm lại được 'tiếng gầm'? |
Một biện pháp khác, ít được mong đợi hơn, là tăng thuế thu nhập cá nhân lên 23% đối với những người có thu nhập từ 500.000 SGD (khoảng 372.000 USD) đến 1 triệu SGD và 24% đối với những người có thu nhập hơn 1 triệu SGD. Cả hai mức thuế này đều tăng từ mức 22% hiện nay.
Thuế bất động sản cũng sẽ tăng lên 36% vào năm 2024 từ mức 20% đối với bất động sản không có chủ sở hữu, và lên đến 32% đối với bất động sản có chủ sở hữu từ mức 16%. Cũng sẽ có các loại thuế bổ sung đối với ô tô hạng sang.
Điều đáng chú ý là những sự gia tăng này sẽ tác động đến một nhóm nhỏ có khả năng chi trả trong bất kỳ trường hợp nào.
Việc tăng thuế thu nhập sẽ chỉ áp dụng cho 1,2% người đóng thuế cao nhất, trong khi thuế bất động sản cao hơn sẽ tác động đến 7% chủ sở hữu bất động sản hàng đầu.
Thuế đánh vào ô tô hạng sang có khả năng sẽ tác động thậm chí một tỷ lệ nhỏ hơn những người sở hữu ô tô và một tỷ lệ không đáng kể người dân.
Tuy nhiên, cùng nhau, các khoản thuế này sẽ mang lại nguồn thu đáng kể, tổng số khoảng 600 triệu SGD một năm cho Singapore.
Trong khi các biện pháp tăng doanh thu, ngoài GST, tập trung vào đánh thuế những người giàu có, ngân sách 2022 của Singapore cũng đáng chú ý vì những gì nó mang lại cho những người thu nhập thấp và trung bình.
Tuy nhiên, trong một động thái gây bất ngờ, Chương trình phiếu mua hàng miễn phí GST vĩnh viễn đã được bổ sung, giúp bảo vệ một số nhóm thu nhập thấp không bị ảnh hưởng bởi không chỉ GST tăng mà còn toàn bộ thuế, với những nhóm đối tượng khác cũng được bảo vệ một phần.
Ngoài ra, ngân sách 2022 cũng đưa ra một thời gian biểu để mở rộng Chương trình lương lũy tiến cho nhiều lĩnh vực hơn, bắt đầu với lĩnh vực bán lẻ nhằm bao phủ 94% số người lao động. Chương trình này đem lại sự gia tăng thu nhập cho những người lao động lương thấp.
Chương trình bổ sung thu nhập việc làm cũng sẽ đem lại lợi ích cho nửa triệu người lao động ở 20% số người có thu nhập thấp nhất, trong đó có lao động trẻ, cũng được tăng cường.
Nhìn chung, các biện pháp này sẽ có tác động mang tính quyết định trong việc giảm tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và thúc đẩy tính bao trùm lớn hơn. Chúng sẽ tiêu tốn 9 tỷ SGD trong 5 năm, nhưng đó sẽ là số tiền được chi tiêu hợp lý.
Sẵn sàng cho tương lai
Ngân sách 2022 của Singapore bao gồm một loạt biện pháp để giúp nền kinh tế nước này trở nên sẵn sàng hơn trong tương lai, trong đó có việc tăng cường hơn nữa những khả năng kỹ thuật số, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trao quyền cho họ để đổi mới sáng tạo, quốc tế hóa và mở rộng quy mô.
Singapore sẽ tăng thuế carbon lên tới 80 SGD/tấn vào năm 2030. (Nguồn: The Straits Times) |
Có lẽ sáng kiến táo bạo nhất là quyết định tăng thuế carbon từ 5 SGD/tấn khí thải carbon lên 25 SGD/tấn vào năm 2024 và tăng tới 80 SGD/tấn vào năm 2030, cao hơn mục tiêu trước đó là 10 SGD/tấn đến 15 SGD/tấn trong ngân sách 2018.
Mặc dù điều này là tích cực, nhiều hơn so với các chuyên gia về khí hậu dự kiến, nhưng Singapore sẽ vẫn đi sau các nền kinh tế tiên tiến về việc đánh thuế carbon. Ví dụ, thuế carbon trung bình ở Liên minh châu Âu (EU) là 56 SGD/tấn. Tuy nhiên, trong số các quốc gia châu Á, Singapore sẽ là quốc gia đi đầu.
Với nguồn thu từ thuế carbon được triển khai để hỗ trợ các công ty khử carbon và đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng, và với kế hoạch phát hành 35 tỷ SGD trái phiếu xanh vào năm 2030, Singapore sẽ có đủ khả năng để trở thành trung tâm khu vực đối với cả thương mại carbon lẫn tài chính xanh.
Nhìn chung, ngân sách 2022 là sự pha trộn tuyệt vời giữa công bằng và chủ nghĩa tương lai. Singapore sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc đưa nền kinh tế và xã hội nước này tiến lên trong kỷ nguyên hậu đại dịch Covid-19.
| Kinh tế Singapore dự kiến tăng trưởng chậm, đạt 3-5% năm 2022 Ngày 24/11, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) thông báo, tăng trưởng kinh tế Singapore sẽ chậm trong năm 2022, chỉ đạt từ ... |
| 'Độc chiêu' giúp Singapore tự tin vượt 'bão' Covid-19 Nông nghiệp công nghệ cao đang là hướng đi quan trọng giúp Singapore đảm bảo an ninh lương thực, tự tin vượt "bão" Covid-19. |