TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu sa sút vì cuộc chiến thương mại? | |
Kinh tế Trung Quốc ‘ngấm đòn’ thuế quan của Tổng thống Trump |
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. (Nguồn: AFP) |
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý II/2019 giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba thập niên, gây thêm sức ép lên các nhà lãnh đạo nước này trong khi đang giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Theo số liệu công bố ngày 15/7, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý II vừa qua tăng trưởng 6,2%, giảm so với mức 6,4% của quý I.
Người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Mao Shengyong nhận định, môi trường bên ngoài trong nửa cuối năm có thể vẫn phức tạp hơn.
Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi vào cuối năm 2018, nhưng mục tiêu này đã bị đẩy lùi sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế áp lên hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc để gây sức ép lên nước này sau những tuyên bố trong việc phát triển công nghệ. Các nhà kinh tế nhận định, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ kéo dài sang năm tới.
Nhà kinh tế Edward Moya thuộc OANDA cho rằng, cuộc chiến thương mại với Mỹ đang tác động lớn đến kinh tế Trung Quốc và khi đàm phán chưa đạt tiến triển lớn, kinh tế Trung Quốc có thể chưa đến "đáy".
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay xuống 6,2%, so với mức thấp nhất trong ba thập niên được ghi nhận vào năm ngoái là 6,6%.
Hoạt động kinh tế của Trung Quốc yếu hơn sẽ gây ra những tác động trên toàn cầu. Các nước cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy của Trung Quốc, từ đồng của Chile đến than của Indonesia, đặc biệt dễ tổn thương trước sự giảm tốc của kinh tế nước này.
Theo báo cáo của McKinsey Global Institute, tỷ lệ hàng hóa của Nam Phi được xuất khẩu tới Trung Quốc tăng từ 2% vào giữa những năm 2000 lên 15% hiện nay. Báo cáo này dẫn số liệu của Liên hợp quốc cho thấy, 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Cộng hòa Dân chủ Congo là tới Trung Quốc. Thêm vào đó, các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phụ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc.
Báo cáo của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho thấy, trong số các nền kinh tế lớn, số hàng hóa xuất khẩu tới Trung Quốc trong tháng Tư của Australia là 35%, của Brazil là 30% và Hàn Quốc là 24%.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Mỹ như Procter & Gamble và General Motors tiêu thụ hàng hóa tại thị trường tiêu dùng rộng lớn của Trung Quốc cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Nhà kinh tế tại Đại học Syracuse, Mary Lovely nhận định, nhu cầu của Trung Quốc tăng chậm hơn có thể làm giảm doanh thu, lợi nhuận và giá trị thị trường của các doanh nghiệp này. Theo bà Mary, giá cổ phiếu giảm có thể tác động đến lòng tin tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ.
IHS Markit dự báo, tăng trưởng kinh tế của toàn cầu năm nay sẽ giảm xuống 2,8% so với mức 3,2% của năm ngoái và nguyên nhân một phần là do kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Trong một cuộc họp báo tại Tokyo ngày 16/7, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, nước này sẽ theo dõi sát sao triển vọng của kinh tế Trung Quốc, bởi tình hình của kinh tế nước này có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng trước đã nhất trí nối lại đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại với những tác động đến các nhà xuất khẩu của cả hai nước.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo về sự mong manh của giai đoạn đình chiến, khi hai nước vẫn đối mặt với một loạt những bất đồng, đã khiến đàm phán rơi vào bế tắc hồi tháng Năm.
Đất hiếm - Bài “trả đũa” của Trung Quốc với Mỹ TGVN. Căng thẳng thương mại ngày một gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã dấy lên lo ngại rằng ... |
Kinh tế Trung Quốc ‘ngấm đòn’ thuế quan của Tổng thống Trump Nền kinh tế Trung Quốc có thể mất đà trong năm nay, nếu Mỹ thực hiện kế hoạch áp thuế đối với “hầu hết các ... |
3 kịch bản cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Giới phân tích Mỹ tin rằng, thỏa thuận đạt được giữa Mỹ - Trung không thể là “Thỏa thuận toàn diện” như Tổng thống Trump ... |