Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tuấn Việt
Ngày 25-26/6, tại Hòa Bình, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức khóa tập huấn về di cư an toàn và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tập huấn về di cư an toàn
Toàn cảnh buổi Tập huấn về Di cư an toàn, ngày 25/6 tại Hòa Bình. (Ảnh: Tuấn Việt)

Tham dự khóa tập huấn có khoảng 60 đại biểu đến từ các Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Tư pháp, đại diện các sở, ngành của 18 địa phương miền Bắc và miền Trung, IOM. Một số Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tham dự theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, trong bối cảnh di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài tăng trở lại sau đại dịch Covid-19, cần đánh giá chính xác tình hình di cư, xu hướng của di cư và giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong quản lý di cư quốc tế, trong đó có vấn đề lừa đảo làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á.

Tập huấn về di cư an toàn
Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang phát biểu tại buổi tập huấn. (Ảnh: Tuấn Việt)

Chính vì vậy, khóa tập huấn lần này không chỉ cung cấp thông tin cập nhật, những đánh giá, phân tích về tình hình di cư, công tác bảo hộ công dân mà còn góp phần tăng cường kết nối, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài.

Bà Park Mi-Hyung, Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết, theo Báo cáo tình hình di cư thế giới năm 2024 của tổ chức này, hiện có 281 triệu người di cư quốc tế trên thế giới, chiếm 3,6% dân số toàn cầu, trong đó khu vực châu Á là nơi xuất phát của hơn 40% người di cư quốc tế.

Theo bà, trong bối cảnh số lượng người di cư quốc tế ngày càng gia tăng, các nhân tố lôi kéo và thúc đẩy di cư ngày càng phức tạp, đa dạng, cùng với tình trạng tội phạm mua bán người nhằm cưỡng ép thực hiện hành vi phạm tội đang diễn biến phức tạp trong khu vực, việc nâng cao nhận thức về di cư an toàn và tăng cường bảo hộ người di cư càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ DI CƯ AN TOÀN VÀ TẬP HUẤN VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Bà Park Mi-Hyung, Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam phát biểu tại buổi tập huấn. (Ảnh: Tuấn Việt)

Đây là khóa tập huấn thứ hai sau khóa đầu tiên do Cục Lãnh sự phối hợp với IOM tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 8/2023 dành cho các bộ, ngành và hầu hết các tỉnh, thành phố miền Trung. Khóa tập huấn nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại buổi Tập huấn về Di cư an toàn ngày 25/6, các đại biểu được giới thiệu về tình hình di cư quốc tế trên thế giới, tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, tổng quan và định hướng lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thực tiễn điều tra, xử lý các vụ việc công dân được giải cứu khỏi các cơ sở lừa đảo trực tuyến.

Các đại biểu cũng thảo luận các giải pháp để phòng ngừa và bảo hộ công dân Việt Nam trước nguy cơ ngày càng tăng về tuyển dụng để bóc lột lao động tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến ở nước ngoài và phương hướng trong thời gian tới nhằm thúc đẩy di cư an toàn.

Trong ngày 26/6, Tập huấn về Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài cung cấp khung pháp lý quốc về và Việt Nam về công tác bảo hộ công dân, tình hình thực hiện công tác bảo hộ công dân, quy trình chuẩn của MICIC về bảo vệ người di cư trong tình huống khẩn cấp.

Tại sự kiện, các đại biểu cũng thảo luận về xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác bảo hộ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam di cư và các giải pháp nhằm tăng cường phối hợp liên ngành để bảo hộ công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay một cách kịp thời và hiệu quả.

BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ DI CƯ AN TOÀN VÀ TẬP HUẤN VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Bà Anny Yip-Ching Yu, chuyên gia của Văn phòng IOM khu vực châu Á-Thái Bình Dương trình bày tham luận: "Tổng quan về di cư quốc tế: Xu hướng toàn cầu và trong khu vực". (Ảnh: Tuấn Việt)

Tham gia trình bày tại hai buổi tập huấn là các chuyên gia của Văn phòng IOM khu vực châu Á-Thái Bình Dương, IOM Việt Nam, Cục Lãnh sự, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Philippines, Lào, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang (Campuchia), Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc).

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, bà Park Mi-Hyung, Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết, hiện nay ở Việt Nam cũng có xu hướng di cư lao động đến nơi người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập tốt hơn. Ngoài ra, ở mức độ toàn cầu và khu vực, hầu hết những người di cư đều di chuyển trong khu vực của họ.

Bà Park Mi-Hyung nói: "Rất đông người Việt Nam sẽ chọn di chuyển trong khu vực châu Á, cụ thể hơn là Đông Á và các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, người Việt Nam cũng có khát vọng vươn ra toàn cầu, vì vậy, chúng tôi cũng đã ghi nhận thấy người Việt Nam đến Bắc Mỹ và châu Âu".

Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam cũng nói thêm về thực trạng các quốc gia điểm đến đang đối mặt với sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng, nhưng chính sách di cư của các nước này không mở cửa và không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ví dụ, một quốc gia đích đến có thể cần 100 lao động nước ngoài, nhưng cơ hội hợp pháp hiện tại khá hạn chế, chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 30-40 lao động ngoài nước. Vì vậy, nhiều người phải di cư bất hợp pháp, ở lại quá hạn hoặc di cư theo cách không chính thức.

Đánh giá về những nỗ lực và chính sách của Việt Nam để thúc đẩy di cư quốc tế hợp pháp, bà Park Mi-Hyung cho rằng, Việt Nam đã rất tích cực trong việc thúc đẩy di cư an toàn cũng như nỗ lực đối phó nghiêm túc với nạn buôn người.

"Chính phủ Việt Nam đã nghiêm túc đối phó với các vấn đề thách thức và đang thực hiện các nỗ lực đa dạng theo nhiều cách thức khác nhau", Trưởng đại diện Phái đoàn IOM tại Việt Nam khẳng định.

BỘ NGOẠI GIAO TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ DI CƯ AN TOÀN VÀ TẬP HUẤN VỀ BẢO HỘ CÔNG DÂN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Các đại biểu tham dự khóa tập huấn. (Ảnh: Tuấn Việt)
Đoàn cán bộ ngoại giao và báo chí nước ngoài thăm, khảo sát quần thể nghỉ dưỡng Tập đoàn Sun Group tại Phú Quốc

Đoàn cán bộ ngoại giao và báo chí nước ngoài thăm, khảo sát quần thể nghỉ dưỡng Tập đoàn Sun Group tại Phú Quốc

Những công trình nghỉ dưỡng của Tập đoàn Sun Group được xem là động lực giúp du lịch Phú Quốc ghi danh trên bản đồ ...

Phát động thi đua ‘cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bộ Ngoại giao học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh’

Phát động thi đua ‘cán bộ, đảng viên Đảng bộ Bộ Ngoại giao học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh’

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), chiều ngày 17/5, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức ...

Gần 100 công đoàn viên tham dự Hội nghị tập huấn Công đoàn Bộ Ngoại giao năm 2024

Gần 100 công đoàn viên tham dự Hội nghị tập huấn Công đoàn Bộ Ngoại giao năm 2024

Trong 3 ngày 20-22/5, tại Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tập huấn công tác công đoàn ...

Sinh hoạt chuyên đề liên chi bộ về học tập phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh

Sinh hoạt chuyên đề liên chi bộ về học tập phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh

Để học tập và làm theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, cán bộ ngoại giao trước tiên cần xây dựng quyết tâm, rèn ...

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Ngày 29/5, Văn phòng thường trực về Nhân quyền phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động