Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Nga – Mỹ: Giọt nước tràn ly

Thất bại trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề Syria đã khiến căng thẳng Nga - Mỹ bước vào giai đoạn gay gắt nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
TIN LIÊN QUAN
quan he nga my giot nuoc tran ly Syria: Aleppo bị không kích và tấn công bằng bom thùng
quan he nga my giot nuoc tran ly Chính quyền Obama và "nỗi ám ảnh" Syria

Nhật báo Kommersant của Nga mới đây đăng bài bình luận cho rằng nguy cơ căng thẳng giữa Moscow và Washington ở Syria ngày càng lớn.

Không chỉ là khẩu chiến

Tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby, trong đó cảnh báo về những tổn thất đối với Nga nếu còn tiếp tục chiến dịch tại Syria, đã đẩy quan hệ hai nước cách xa nhau chưa từng có.

Về phía Nga, đại diện Bộ Ngoại giao nước này Maria Zakharova đánh giá những phát ngôn đó giống như lời kêu gọi bọn khủng bố chiến đấu chống lại Liên bang Nga.

quan he nga my giot nuoc tran ly
Những phát ngôn của ông John Kirby cảnh báo về những tổn thất đối với Nga nếu còn tiếp tục chiến dịch tại Syria. (Nguồn: Politico)

Theo ý kiến các chuyên gia Nga trên tờ Kommersant, tình hình quan hệ Nga - Mỹ đã vượt ra ngoài các cuộc “khẩu chiến”, nguy cơ xung đột sẽ chỉ càng tăng khi Mỹ có chính quyền mới, Moscow và Washington có thể tiến hành các đòn tấn công vào các lực lượng mà họ cho là đối địch tại Syria.

“Giọt nước tràn ly” dẫn tới cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong quan hệ Nga - Mỹ thời hậu Xô viết là nội dung cuộc họp báo của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tối 28/9 theo giờ Moscow.

Bình luận về việc chiến sự tiếp diễn tại Syria, nhà ngoại giao này đã không dùng các ngôn từ quen thuộc của Mỹ về Moscow, vốn cứng rắn song không vượt ra ngoài giới hạn cho phép: “Hậu quả là cuộc nội chiến tại Syria sẽ tiếp tục, và những kẻ cực đoan vẫn sẽ sử dụng khoảng trống để mở rộng hoạt động, những hoạt động đó chắc chắn chống lại Nga và có thể còn động chạm đến các thành phố của Nga”, John Kirby cảnh báo.

Tuy nhiên, lời nói “động chạm” nhất là khi ông này dự báo rằng nếu tiếp tục chiến dịch tại Syria, “Nga sẽ chỉ nhận thêm xác binh sĩ của mình”. Ông Kirby cũng không loại trừ cả việc Nga sẽ mất thêm các máy bay, tuy không nói rõ là máy bay dân sự hay quân sự.

Chỉ vài giờ sau, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đáp trả ông Kirby trên trang Facebook của mình. Thái độ phẫn nộ của bà cũng nhanh chóng được Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov chia sẻ. Theo ông, đại diện Mỹ đã “đổ thêm dầu vào lửa".

Tuy nhiên, những cáo buộc đáp lại Mỹ gay gắt nhất không phải do giới ngoại giao, mà do giới quân sự đưa ra. Theo lời Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, “tuyên bố của ông Kirby là lời xác nhận công khai nhất của phía Mỹ rằng phe đối lập được cho là đang gây ra nội chiến tại Syria chính là lực lượng khủng bố quốc tế do Mỹ chi phối”.

quan he nga my giot nuoc tran ly
Thành phố Aleppo hoang tàn. (Nguồn: USA Today)

Dù được coi là người ủng hộ đối thoại với Nga trong Chính quyền Obama, song Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng góp phần vào cuộc khẩu chiến này. Phát biểu hôm 28/9 tại Hội đồng Atlantic ở Washington, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố không tin vào “tính nghiêm túc trong các dự định” của Moscow, và gọi đề nghị hợp tác với Nga ở Syria (máy bay Nga và Mỹ ném bom Aleppo) là “phi lý”.

Về phần mình, bất chấp phản ứng cứng rắn của hai cơ quan liên quan là Bộ Ngoại giao và Quốc phòng, điện Kremlin vẫn muốn tránh nguy cơ xảy ra khẩu chiến mới với Washington. Thư ký Báo chí của Tổng thống V.Putin Dmitry Peskov chỉ gọi tuyên bố của ông Kirby là “vụng về”. Quan chức này tuyên bố: “Chúng tôi tất nhiên không muốn nhìn thấy tình huống các đồng nghiệp tại Washington dùng những ngôn từ công kích như vậy đối với đất nước chúng tôi để ngụy biện cho sự bất lực trong các sứ mệnh của họ”. Ông cũng nhấn mạnh rằng, Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội chính quyền Syria.

Khó có sự hợp tác thời gian tới

Theo các chuyên gia, tuyên bố của ông Kirby cho thấy hai quan điểm mang tính nguyên tắc.

Thứ nhất, không thể hy vọng có bước tiến vượt bậc hay thậm chí một sự hợp tác dè dặt nào giữa Nga và Mỹ từ nay cho đến khi nước này có chính quyền mới.

Thứ hai, điểm cực tiểu của quan hệ song phương vẫn còn ở phía trước và vẫn tồn tại nguy cơ đối đầu tiếp theo.

Giám đốc Quỹ nghiên cứu Mỹ Franklin Roosevelt, Yuri Rogulev, trường Đại học Tổng hợp Lomonosov ở Moscow, nhận định: “Tuyên bố của ông John Kirby thực sự bất ngờ, nếu không muốn nói là cú sốc đối với nhiều người, bởi giới ngoại giao Mỹ trước kia không hề cho phép mình có những phát ngôn tương tự. Tuy nhiên, việc những lời đó vang lên ngày hôm nay cũng có logic và quy luật của nó. Khi người ta làm việc với chính quyền sắp mãn nhiệm thì người ta sẽ bắt đầu cho phép mình vượt ra ngoài những gì thông thường. Tuyên bố đó là bằng chứng cho thấy trong những tháng tới đây sẽ không có bất kỳ sự hợp tác nào giữa hai nước”.

Về phần mình, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow Dmitry Trenin cho rằng quan hệ Nga - Mỹ trong những tuần và những tháng tới đây có thể có thêm những phức tạp mới. “Hợp tác thì tạm thời chưa thể nói đến, những cáo buộc và đe dọa mới nhất đã đẩy sự hợp tác xuống đáy. Sau khi chấm dứt hợp tác tại Syria, Moscow và Washington có thể chuyển sang tiến hành các đòn tấn công vào các lực lượng mà phía bên kia ủng hộ", Dmitry Trenin nhận định.

quan he nga my giot nuoc tran ly Syria: Nỗ lực của các bên như muối bỏ biển?

Hơn 1 năm sau ngày Nga chính thức phát động chiến dịch không kích tại Syria, tình hình tại quốc gia Trung Đông này dường ...

quan he nga my giot nuoc tran ly Quân đội Syria đã giành quyền kiểm soát trại Handarat

Ngày 24/9 quân đội Syria và lực lượng đồng minh đã giành quyền kiểm soát trại Handarat - nơi ở của người tị nạn Palestine ...

quan he nga my giot nuoc tran ly Mỹ, Pháp, Anh yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn về vấn đề Syria

Ngày 24/9, một số nhà ngoại giao cho biết 3 nước Anh, Pháp và Mỹ đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ...

(theo Kommersant)