Các đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Theo đài NHK, giới chức Nhật Bản thường xuyên trao công hàm phản đối vì sự xuất hiện của các tàu thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, một tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ra thông cáo cho hay, vào khoảng 7h44' ngày 4/7 theo giờ địa phương, phát hiện một khinh hạm hải quân của Trung Quốc "đi vào vùng biển tiếp giáp của Nhật Bản" ở phía Tây Nam của một trong số các đảo do Tokyo kiểm soát.
Phát biểu với báo giới, phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Seiji Kihara nêu rõ: "Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc và trao công hàm phản đối tới phía Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao, đồng thời hối thúc họ chấm dứt lặp lại những vụ việc tương tự".
Ông nhấn mạnh rằng, quần đảo đó "là lãnh thổ của Nhật Bản xét từ quan điểm của cả lịch sử lẫn luật pháp quốc tế".
Bắc Kinh chưa phản hồi về vụ việc.
Trong khi đó, NHK, hãng Jiji Press và các phương tiện truyền thông khác của Nhật Bản dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết, trong một vụ việc riêng rẽ, một tàu hải quân Nga cũng xuất hiện ở vùng biển tiếp giáp quần đảo tranh chấp này vào sáng cùng ngày.
Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa thể xác nhận thông tin trên.
| Sau hàn gắn với Pháp, Australia xúc tiến bàn thảo với IAEA kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân Ngoại trưởng Australia Penny Wong sẽ hội đàm với Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi để bàn ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (27/6-3/7): Tấn công tên lửa ở Ukraine, Tổng thống Nga công du Tajikistan, Thượng đỉnh G7, NATO, 25 năm ngày Hong Kong về Trung Quốc Xung đột Nga-Ukraine, tấn công tên lửa ở Kiev, Tổng thống Zelensky phát biểu trực tuyến tại Thượng đỉnh G7, xả súng dữ dội ở ... |