Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh tỏ ra quyết liệt hơn trong một số vụ va chạm trên biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc-Philippines tại Biển Đông
Một tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Philippines ở khu vực gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. (Ảnh: Lực lượng tuần duyên Philippines)

Câu hỏi về mức độ chân thành giảm nhiệt căng thẳng

Ngày 30/4, Manila cáo buộc lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã phun vòi rồng vào 2 tàu của lực lượng tuần duyên Philippines, ngăn chặn họ tiếp cận bãi cạn Scarborough, nơi hai nước đang tranh chấp ở Biển Đông.

Về phần mình, Bắc Kinh khẳng định đã “đẩy lùi” các tàu Philippines xâm nhập vào hải phận của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Manila chấm dứt hành động “khiêu khích”.

Tin liên quan
Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông Philippines tố Trung Quốc ‘cố ý’ đâm tàu, Bắc Kinh tuyên bố tiếp tục biện pháp cần thiết ở Biển Đông

Vụ va chạm xảy ra khi 2 chiếc tàu Philippines, một của lực lượng tuần duyên và một của Tổng cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản (BFAR), trên đường tiến vào bãi cạn Scarborough để tiếp tế nhiên liệu và lương thực cho các ngư dân đang hoạt động trong khu vực.

Tuyên bố của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết: “Trong quá trình tuần tra, các tàu Philippines đã gặp phải những hành động nguy hiểm và sự cản trở từ 4 tàu hải cảnh và 6 tàu dân quân hàng hải của Trung Quốc”.

Theo lực lượng này, tàu hải cảnh Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng nhắm vào các tàu của Philippines. Tuy nhiên, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines khẳng định: “Bất chấp những hành vi quấy rối và khiêu khích của hải cảnh Trung Quốc, cả hai tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và BFAR của Philippines vẫn không lùi bước và tiếp tục thực hiện cuộc tuần tra trên biển”.

Philippines cho rằng hành động của Trung Quốc đặt ra câu hỏi về mức độ chân thành của nước này trong nỗ lực giảm căng thẳng trên biển.

Về phần mình, Trung Quốc cũng ra thông cáo xác nhận đã “đẩy lui” các tàu của Philippines xâm nhập vùng biển của họ. Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm kêu gọi Manila không nên thách thức Trung Quốc. Vụ việc lần này xảy ra sau khi Philippines và Mỹ tổ chức một cuộc tập trận chung thường niên khiến Bắc Kinh không hài lòng.

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Philippines

Chính quyền Philippines ngày 2/5 đã triệu quan chức số hai của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila Chu Chí Dũng để phản đối vụ tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng làm hư hại 2 tàu Philippines tuần tra ở khu vực Bãi cạn Scarborough.

Bộ Ngoại giao Philippines đã yêu cầu các tàu Trung Quốc ngay lập tức rời khỏi Bãi cạn Scarborough và khu vực lân cận ở Biển Đông, đồng thời cho biết thủy lực của vòi rồng được sử dụng trong vụ việc ngày 30/4 mạnh hơn nhiều so với thủy lực được sử dụng trong tất cả các cuộc đụng độ trước đó, làm thủng hoặc uốn cong các bộ phận kim loại và thiết bị trên tàu Philippines.

Đây là công hàm phản đối thứ 20 được chính quyền Philippines gửi tới Trung Quốc trong năm nay và là công hàm thứ 153 kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. lên nắm quyền hồi giữa năm 2022. Trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng, thể hiện qua sự gia tăng các vụ va chạm.

Ngay sau đó, phía Mỹ cũng đã lên tiếng về vụ việc. Cụ thể, trong cuộc họp báo ngày 3/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với tất cả các bên, bao gồm Bắc Kinh, rằng loại hành vi mà chúng tôi đã thấy, khiến các thủy thủ đoàn Philippines gặp nguy hiểm… các thủy thủ bị thương và tài sản bị hư hại, đó là hành vi vô trách nhiệm".

Ông Austin nhắc lại rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Philippines như đã nêu trong Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951 và các hành động của Trung Quốc thể hiện sự coi thường luật pháp quốc tế.

Scarborough là một bãi cạn nằm cách đảo Luzon của Philippines 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km. Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau một cuộc đối đầu căng thẳng trên biển với Philippines vào năm 2012.

Từ đó đến nay, Trung Quốc thường xuyên ngăn cản ngư dân Philippines tới gần ngư trường dồi dào trên để đánh bắt, thậm chí sử dụng cả vòi rồng để xua đuổi.

Bãi cạn Scarborough là một phần trong vụ kiện do Philippines khởi xướng tại Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở La Hay (Hà Lan) chống lại yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong phán quyết hồi tháng 7/2016, Tòa trọng tài đã chính thức bác bỏ yêu sách này, song Bắc Kinh đến nay vẫn phủ nhận và không tuân thủ bất kỳ kết luận nào của Tòa.

Philippines và Trung Quốc thảo luận về tình hình Biển Đông, Manila quyết 'không lùi bước'?

Philippines và Trung Quốc thảo luận về tình hình Biển Đông, Manila quyết 'không lùi bước'?

Cuộc gặp gỡ của các nhà ngoại giao Trung Quốc và Philippines tại Manila lần này là dịp để hai bên cùng thảo luận về ...

Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông

Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á Lindsey Ford cho biết Mỹ "chắc chắn ...

Tiếp tục tấn công Houthi, Washington lại nói muốn hạ nhiệt Trung Đông; Pháp vạch ranh giới với Mỹ

Tiếp tục tấn công Houthi, Washington lại nói muốn hạ nhiệt Trung Đông; Pháp vạch ranh giới với Mỹ

Giữa nguy cơ xung đột lan rộng khắp Trung Đông từ giao tranh Israel-Hamas ở Dải Gaza, căng thẳng trên Biển Đỏ, các cuộc tấn ...

Philippines sắm tàu ngầm, chi hơn 35 tỷ USD cho giai đoạn 'tăng lực' quân sự ở Biển Đông

Philippines sắm tàu ngầm, chi hơn 35 tỷ USD cho giai đoạn 'tăng lực' quân sự ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phê chuẩn giai đoạn ba của công cuộc hiện đại hóa quân đội, trong đó có việc mua tàu ...

Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị thăm Brazil và Argentina; Washington trấn an đồng minh, khẳng định ‘không tự cô lập’

Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị thăm Brazil và Argentina; Washington trấn an đồng minh, khẳng định ‘không tự cô lập’

Theo Reuters, ngày 16/2, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đến Brazil và Argentina vào tuần tới để gặp lãnh ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Khai thác tốt ưu đãi từ các FTA, thương mại Việt Nam-Nhật Bản 'cất cánh'

Khai thác tốt ưu đãi từ các FTA, thương mại Việt Nam-Nhật Bản 'cất cánh'

4 FTA mà Việt Nam và Nhật Bản tham gia đã và đang tạo ra khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương ...
Đội tuyển Đức quyên góp tiền thưởng EURO 2024 làm từ thiện

Đội tuyển Đức quyên góp tiền thưởng EURO 2024 làm từ thiện

Dàn sao đội tuyển Đức sẽ dùng phần lớn tiền thưởng tại EURO 2024 cho công tác từ thiện.
Chuyến thăm Anh đặc biệt của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Chuyến thăm Anh đặc biệt của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước đến Anh, nơi ông từng du học.
Đảo chính bất thành ở Bolivia: Phát hiện tình tiết mới, LHQ kêu gọi điều tra, Nga-Brazil tỏ lập trường kiên định

Đảo chính bất thành ở Bolivia: Phát hiện tình tiết mới, LHQ kêu gọi điều tra, Nga-Brazil tỏ lập trường kiên định

Cảnh sát Bolivia cho hay, các lời khai cho thấy âm mưu đảo chính, dẫn đến cuộc đảo chính bất thành hôm 26/6, đã được lên kế hoạch từ tháng ...
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở ...
UEFA đuổi việc trọng tài rút thẻ vàng với Kylian Mbappe tại vòng bảng EURO 2024

UEFA đuổi việc trọng tài rút thẻ vàng với Kylian Mbappe tại vòng bảng EURO 2024

Trọng tài chính bắt trận Pháp và Áo, ông Jesus Gil Manzano bị Liên đoàn bóng đá châu Âu cho thôi nhiệm vụ trong phần còn lại của EURO 2024.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Phiên bản di động