Tàu sân bay - quả bom nổ chậm trên vũ đài chính trị

TGVN. 'Chúa tể đại dương' tàu sân bay từng đóng vai trò then chốt trong chiến thắng của Hải quân thế giới. Trong thế kỷ 21, "doanh trại di động" trên biển này còn phát huy hiệu quả vai trò thiết lập vùng kiểm soát lãnh hải và sức ảnh hưởng của quốc gia đó tại các vùng biển khác nhau trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Từ bỏ giấc mơ tàu sân bay, Nga chế tạo chiến hạm tấn công có thể 'biến hình' thành bệnh viện nổi
'Chúa tể đại dương' tàu sân bay sợ nhất điều gì?
tau san bay qua bom no cham tren vu dai chinh tri
Ngoài vai trò bảo vệ lãnh hải, tàu sân bay còn là võ đài chính trị của các cường quốc. (Nguồn: National Interest)

Ý tưởng cũ, nhưng còn lâu mới lỗi thời

Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, tàu sân bay trở thành biểu tượng bất khả chiến bại và chiếm ưu thế Hải quân trong hơn bảy thập kỷ năm qua. Chúng tồn tại sừng sững, ngự trị tại các đại dương khắp thế giới như một phần không thể thiếu trong chiến lược quốc phòng của các cường quốc.

Cụ thể, mỗi tàu sân bay thiết lập một phạm vi hoạt động bất khả xâm phạm với bán kính lên đến 500 dặm (khoảng trên 800km). Hạn chế duy nhất của tàu sân bay là chỉ hoạt động trên mặt nước, nhưng đó không phải là nhược điểm lớn bởi hầu hết dân số và phần lớn hoạt động kinh tế trên thế giới đều tập trung ở khu vực ven biển. Hơn nữa, hầu hết quốc gia kết nối với nhau và với thế giới bên ngoài đều thông qua con đường hàng hải. Chính vì yếu tố này mà một số quốc gia tiến hành các chiêu bài kiểm soát lãnh hải nhằm phục vụ mưu đồ kinh tế - chính trị lâu dài.

Nhiều học giả quốc phòng đặt nghi vấn về mức độ tương quan quân sự của tàu sân bay trong thời đại tên lửa và máy bay không người lái có vũ trang phát triển như vũ bão hiện nay. Hệ thống giám sát bằng vệ tinh và các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân khiến “vua biển cả” có phần lép vế hơn trong cuộc chạy đua vũ trang thế hệ mới.

Nhưng, ý nghĩa tầm cỡ thật sự phía sau các hàng không mẫu hạm chính là biểu tượng lợi ích quốc gia, chứ không chỉ là thị uy sức mạnh trong chiến tranh hải quân. Hay nói cách khác, ngày nay, tàu sân bay vừa mang lại lợi ích quốc phòng, vừa là một công cụ trong chính sách đối ngoại. Chúng đóng vai trò tượng trưng quyền lực của các nước lớn, phân chia phạm vi kiểm soát và sức ảnh hưởng bao quát cả một khu vực biển cả rộng lớn nhất định trên bề mặt Trái đất.

Mọi hành động phá hủy hoặc bãi bỏ tàu sân bay có thể đánh giá là một bước lùi trên võ đài quân sự. Thực tế mỗi thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc đều đã triển khai ít nhất một tàu sân bay cho riêng mình, cũng như kế hoạch phát triển số lượng và chất lượng trong tương lai. Do đó, việc thiếu vắng hoặc đình trệ tàu sân bay có thể gây ra sự tụt giảm vị trí xếp hạng quốc phòng của một nước trong HĐBA. Có thể coi tàu sân bay tương tự một lá bùa hộ mệnh bảo chứng cho sức mạnh hải quân của nước đó.

Đánh chìm tàu ​​sân bay là điều “ngớ ngẩn”

Kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, tàu sân bay đã là đại diện rõ ràng nhất cho sức mạnh quân sự và quyền bá chủ hàng hải của các cường quốc. Việc phát động một cuộc tấn công tàu sân bay thể hiện một quyết định chính trị - quân sự tối cao từ giới lãnh đạo nhằm kích động xung đột leo thang nhanh chóng.

tau san bay qua bom no cham tren vu dai chinh tri
Nguy cơ bùng phát cuộc chiến quy mô lớn nếu tàu sân bay bị bắn phá. (Nguồn: National Interest)

Kinh nghiệm chiến trường dày dặn và lì đòn đã tôi luyện cho “chúa tể biển cả” khả năng bất khả chiến bại. Bởi đơn giản, mọi ý định tiếp cận tàu sân bay cũng là bài toán khó trước lá chắn phòng vệ dày đặc. Bất cứ sự đe dọa nào cũng đều bị đánh úp hội đồng bởi hạm đội tàu mặt nước, các máy bay và tàu ngầm mang tên lửa trong tích tắc. Hơn nữa, vẻ ngoài hầm hố to lớn của những con tàu đồ sộ này cũng khiến kẻ thù đau đầu để đưa ra phương án tấn công tối ưu.

Vì đặc thù tác chiến hoàn toàn ở môi trường nước, lực lượng Hải quân bắt buộc chuẩn bị hầu hết các kịch bản ứng phó với bất kì tình huống bất ngờ nào xảy ra, đặc biệt là các trận đột kích từ kẻ thù. Đó là lý do tại sao mỗi tàu sân bay ra khơi đều được bảo vệ bởi một đội tàu yểm trợ hùng hậu, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ kẻ lạ mặt nào dám bén mảng lại gần pháo đài sừng sỏ ấy. Vậy nên, tàu sân bay là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ và canh giữ chủ quyền lãnh hải trước những đối thủ được trang bị vũ khí tối tân và hung hãn nhất.

Kích động một cuộc chiến với quy mô toàn cầu

Việc tấn công tàu sân bay chính là một sự thách thức chính trị đúng nghĩa. Ngay cả khi không bị đánh chìm, = hành động gây hư hại một tàu sân bay chính là thông điệp khơi mào cuộc chiến.

Ví dụ như tàu USS Nimitz chở gần 6.000 quân nhân Mỹ và coi là kho báu đại dương khổng lồ của Mỹ, dự đoán sẽ triệt tiêu khoảng 10% sức mạnh hải quân trong kịch bản bị tấn công. Thế nhưng, Mỹ sẽ nhanh chóng triển khai các tàu sân bay xung quanh để tiếp viện ngay lập tức. Ngoài ra, các vũ khí tấn công và phòng vệ khác như hệ thống phòng thủ đất đối không, tên lửa hành trình, máy bay ném bom hạng nặng và tàu đổ bộ tấn công… đồng loạt dội hỏa lực đánh trả kẻ thù. Thậm chí có thể buộc nước Mỹ tung vũ khí quân sự tối thượng hòng trả thù.

Đánh chìm một tàu sân bay sẽ là một cách nhanh nhất để biến một xung đột nhỏ thành một cuộc đại chiến có quy môt toàn cầu, có thể dẫn đến hậu quả đẩy căng thẳng quân sự leo thang theo chiều dọc (quy mô sử dụng hệ thống vũ khí) hoặc leo thang theo chiều ngang (mở rộng phạm vi của cuộc chiến). Các học giả quân sự đã chỉ ra trong ít nhất hai thế kỷ, các quốc gia chắc chắn sẽ đau đầu cân nhắc hậu quả và đối sách trước sau khi bùng nổ cuộc chiến.

Mỹ: Sau tuyên bố chính sách mới ở Biển Đông, giờ là lúc hành động?

Mỹ: Sau tuyên bố chính sách mới ở Biển Đông, giờ là lúc hành động?

TGVN. Giữa lúc căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng trên tất cả các mặt trận, từ cạnh tranh kinh tế, công nghệ và các vấn đề Hong ...

Điều B-52 tập trận cùng tàu sân bay ở Biển Đông, Mỹ định 'thay lời muốn nói'?

Điều B-52 tập trận cùng tàu sân bay ở Biển Đông, Mỹ định 'thay lời muốn nói'?

TGVN. Thông báo của Không quân Mỹ cho hay hoạt động này thể hiện cam kết của Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ...

Hải quân Mỹ sẵn sàng 'gây khó' cho Trung Quốc ở Biển Đông

Hải quân Mỹ sẵn sàng 'gây khó' cho Trung Quốc ở Biển Đông

TGVN. Báo chí quốc tế cho rằng mặc dù không chỉ đích danh Trung Quốc song rõ ràng những hành động gần đây của Hải ...

Hồng Nhung (theo National Interest)

Đọc thêm

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động