TIN LIÊN QUAN | |
Kết nối Du lịch - Ngân hàng 4 nước CLMV | |
Quảng bá tiềm năng du lịch và ẩm thực Việt tại Berlin |
Tạo môi trường thân thiện, gần gũi để người nước ngoài “ở Thành Đô như ở nhà mình” chính là mục tiêu chính quyền thành phố đặt ra từ năm 2016.
Các du khách đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Đông Á tại Trung Quốc (tháng 5/2017) tham gia hoạt động đọc thơ Đỗ Phủ ở Thành Đô. |
Hai “thầy giáo nhỏ”
Trên chuyến xe tham quan thành phố, chị Mễ Tư Thu, Phòng Hợp tác quốc tế, Văn phòng Ngoại sự - Kiều vụ thành phố giới thiệu với đoàn đại biểu chính quyền địa phương các nước tham dự Hội nghị Đông Á về hai “thầy giáo nhỏ”. Đó là Trương Trinh Ái, 8 tuổi và Lê Linh Dương, 11 tuổi, học sinh Trường Tiểu học số 7, thành phố Thành Đô. Hai em giới thiệu khái quát về Thành Đô bằng tiếng Anh và giúp khách quốc tế hiểu biết hơn về thành phố qua việc dạy họ đọc thơ Trung Hoa bằng bính âm (phiên âm Latin). “Thầy giáo nhỏ” đọc trước một lượt, dịch nghĩa từng câu thơ bằng tiếng Anh rồi nói rõ về tác giả, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của bài thơ.
“Đêm Xuân mừng mưa rơi” (Xuân dạ hỉ vũ) là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ được người Hoa cũng như đông đảo người yêu thơ trên khắp thế giới yêu thích. Sau khi đọc đồng thanh hai lượt theo hướng dẫn của “thầy giáo nhỏ”, vị khách nào đọc lại được bài thơ sẽ được thưởng một chú gấu trúc (Panda) bằng bông xinh xắn. Gấu trúc hiện là loài thú đặc trưng của Tứ Xuyên và cũng là biểu tượng của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên. Sự đáng yêu, tự tin, nhanh nhẹn và thạo tiếng Anh của hai bé Lê Linh Dương và Trương Trinh Ái không chỉ giúp du khách có những giờ phút thư thái, vui vẻ trên xe mà còn làm cho họ dễ hòa đồng, thân thiện với người bản xứ và hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống của người Thành Đô, Tứ Xuyên.
Giữ truyền thống trong thế giới mở
Đối với đoàn chúng tôi, hoạt động “đến Thành Đô đọc thơ Đỗ Phủ” để lại ấn tượng tốt. Được biết, để triển khai dự án Home in Chengdu, tạo cho du khách có cảm tưởng “ở Thành Đô như ở nhà mình”, chính quyền thành phố xác định con người là yếu tố quan trọng nhất. Có lẽ bởi vậy, dù trên chuyến xe đưa đón du khách tham quan Thành Đô không có ai là hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp nhưng tất cả các hoạt động đều rất chuyên nghiệp. Bên cạnh Mễ Tư Thu là phụ trách chung, có thêm hai giáo viên tiểu học và một sinh viên tình nguyện. Người Trung Quốc vốn rất tự hào về tiếng nói và chữ viết của họ, nhưng trong thời hội nhập quốc tế, rất nhiều người đã học ngoại ngữ và cả bốn người trên đều thông thạo tiếng Anh.
Tiêu Diêu là sinh viên tình nguyện đến từ Trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên. Nhiệm vụ của em là hướng dẫn lịch trình tham quan, chủ động giới thiệu trước những điểm mà du khách sẽ đến, những nét đặc sắc, độc đáo nhất mà chỉ Thành Đô mới có. Cùng có mặt trên xe là hai cô Hoàng Tuyết Mai và Lưu Thanh Thanh - giáo viên tiếng Anh đến từ Trường Tiểu học số 7, thành phố Thành Đô. Đây là hai cô giáo phụ trách Lê Linh Dương và Trương Trinh Ái. Khi hai bé hướng dẫn du khách đọc thơ, các cô chỉ quan sát và động viên khi cần, dành hoàn toàn quyền chủ động cho các bé chứ không can thiệp trực tiếp. Sau mỗi chuyến đi như thế, các cô về trường tiếp tục động viên, chia sẻ thêm kinh nghiệm giúp học sinh của mình biết yêu giá trị truyền thống trong thế giới mở, để các bé ngày càng tự tin, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của các “thày giáo nhỏ” với du khách quốc tế.
Tỉnh Tứ Xuyên nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, núi đồi bao phủ, không có lợi thế như các tỉnh đồng bằng duyên hải phía Đông. Vì vậy, từng người dân biết gìn giữ, phát huy bản sắc truyền thống trong nhịp sống hiện đại chính là hướng đi chính của du lịch đất này trong hội nhập và phát triển.
Tác giả (giữa) và hai bé Lê Linh Dương (phải), Trương Trinh Ái (trái). |
Sản phẩm du lịch độc đáo
Tên tuổi các nhà văn, nhà thơ được người đời biết đến vì các tác phẩm nổi tiếng của họ. Rồi chính tên tuổi của họ lại tạo ra những điểm tham quan hấp dẫn du khách. Cũng giống như “Thảo đường Đỗ Phủ” ở Trung Quốc, nơi ở của nhà văn nổi tiếng Lucy Montgomery (1874-1942) được giữ gìn và tôn tạo trở thành điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua trên đảo Hoàng tử Edward, một tỉnh bang ở Canada. Trong khuôn viên ấy, du khách như gặp lại từ bối cảnh đến từng nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh (Anne of Green Gables) đã được dịch ra 30 thứ tiếng. Mỗi du khách khi rời hòn đảo xinh đẹp này sẽ được tặng quà lưu niệm là cuốn sách trên của nhà văn Montgomery hoặc tấm ảnh chụp nơi làm việc của tác giả.
Ở Việt Nam, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong tiếng hát da diết của ca sỹ Lệ Quyên "đường lên dốc đá, nhớ xưa hai người đã một lần đến; tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân...", du khách tìm đến nơi thi sỹ Hàn Mặc Tử yên nghỉ. Chuyện về con người tài hoa nhưng mệnh yểu này không chỉ được kể trong thơ văn, mà dường như trong từng ngọn cỏ lá cây, vẫn vương vấn đâu đây niềm khao khát sống, khao khát yêu của chàng thi sỹ khiến người ta phải suy nghĩ không nguôi về lẽ nhân sinh. Món quà lưu niệm tại đây là những mảnh gỗ ghi lại những câu thơ bất hủ của Hàn Mặc Tử. Ấn tượng khó quên trong lòng du khách là được tận mắt xem những vần thơ tài hoa ấy được viết bằng bút lửa cháy xèo xèo trên mảnh gỗ thơm.
Cũng ở Việt Nam, tỉnh Phú Thọ, quê hương của Bút Tre, bên dòng sông Thao đỏ nặng phù sa, có một dòng thơ dân gian độc đáo đang tuôn chảy. Trong cuốn Từ điển văn hóa Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, năm 1993), Bút Tre là người duy nhất tại Phú Thọ có tên bên cạnh các chí sỹ, văn nhân của thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Bùi Xuân Phái, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Ngày nay, tiếng cười hồn hậu Bút Tre không chỉ riêng người Việt mến mộ. Nó đã trở thành một phần của trào tiếu dân gian thế giới. Thăm làng vè Đồng Lương, tắm mình trong tiếng cười Bút Tre có thể sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với du khách.
Đứng ở góc độ văn hóa du lịch, tên tuổi danh nhân rõ ràng là một tiềm năng có thể và cần được khai thác. Vấn đề là, chúng ta sẽ làm thế nào để biến tiềm năng ấy trở thành sản phẩm du lịch độc đáo?
Đỗ Phủ và Lý Bạch là những nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường và cũng là vĩ đại nhất Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn đến thi ca của các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Nếu Lý Bạch (701- 762) được mệnh danh là “Thi Tiên” thì nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) được người đời gọi là “Thi Thánh” bởi tình yêu thương con người, tấm lòng lo cho dân cho nước luôn đầy ắp trong thơ ông. “Gian nhà cỏ” của nhà thơ Đỗ Phủ ở Thành Đô hiện nay trở thành “Thảo đường Đỗ Phủ”, một điểm du lịch độc đáo của Trung Quốc, hàng năm thu hút rất đông các danh nhân, nghệ sỹ, chính khách trên thế giới đ ế n thăm. |
Ấn tượng Sài Gòn qua góc nhìn của một du khách Cô Nina Karnikowski, một du khách nước ngoài, chia sẻ những ấn tượng của mình về chuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh trên Traveller. |
Vẻ đẹp Việt Nam qua góc nhìn một doanh nhân Argentina Trong bài viết được đăng trên trang mạng Equilibrium Global ngày 14/4, doanh nhân Argentina Guillermo Perez Cena đã ca ngợi vẻ đẹp kỳ diệu ... |
"Nụ cười Hạ Long" và cách làm mới của Du lịch Quảng Ninh Là một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, nhưng thời gian qua, du lịch Quảng ... |