Thách thức cản bước các lãnh đạo cánh tả ở Mỹ Latinh

Lưu Huỳnh
Những lãnh đạo cánh tả lên nắm quyền tại Mỹ Latinh sẽ phải đối mặt với nhiều bài toán để bảo đảm ổn định chính trị, tăng trưởng cao thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liệu Tổng thống Gustavo Petro có thể đưa Colombia ‘tăng tốc’ về phát triển kinh tế tại Mỹ Latinh? (Nguồn: Colprensa)
Liệu Tổng thống Gustavo Petro có thể đưa Colombia ‘tăng tốc’ về phát triển kinh tế? (Nguồn: Colprensa)

Ngày 7/8, ông Gustavo Petro đã trở thành Tổng thống Colombia. Như vậy, 5/6 nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh đều có lãnh đạo phe cánh tả. Nếu bầu cử tháng 10 của Brazil phản ánh chân thực kết quả thăm dò dư luận, con số này sẽ có thể là 6.

Song, ông Petro và đồng nghiệp cánh tả tại Mỹ Latinh sẽ phải đối mặt nhiều thách thức như: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn, hệ thống y tế - giáo dục còn yếu và cơ sở hạ tầng xuống cấp.

Riêng với Colombia, đó còn là bài toán về tình trạng tàn phá rừng Amazon và quan hệ phức tạp với chính quyền Venezuela của Tổng thống Nicolas Maduro.

Khi đó, ông Petro có thể học hỏi từ đồng nghiệp khác ở Chile, Peru và Argentina.

Đầu tiên, kết quả bầu cử không phải là chiến thắng của một hệ tư tưởng hay thể hiện hoài niệm của các cử tri về chính sách kinh tế tập trung những năm 2000. Thay vì tìm kiếm ý tưởng mới, người dân Mỹ Latinh lại có xu hướng bỏ phiếu để bày tỏ thái độ với chính quyền đương nhiệm, đồng thời đặt kỳ vọng cao cho người kế cận.

Với người dân, kết quả là điều quan trọng nhất. Do đó, “kỳ trăng mật” của lãnh đạo tại đây không kéo dài: Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Chile, Peru hay Argentina giảm mạnh chỉ sau vài tháng vì chưa thỏa mãn các cử tri thiếu kiên nhẫn.

Bài học thứ hai là tìm kiếm liên minh chính trị rộng và bền vững, nhằm đem tới thay đổi mang tính cấu trúc cần thiết với khu vực như cải cách thuế. Đơn cử, Tổng thống Chile Gariel Boric, người đánh mất không ít sự ủng hộ của cử tri sau nỗ lực xây dựng hiến pháp mới gây tranh cãi với nhiều rủi ro về kinh tế.

Hiện ông Gustavo Petro đã cho thấy quan điểm thực dụng hơn khi tham gia đàm phán và tìm kiếm sự ủng hộ từ nhiều đảng phải khác nhau tại Quốc hội, đồng thời bổ nhiệm nhà kinh tế có uy tín José Antonio Ocampo làm Bộ trưởng Tài chính.

Cuối cùng, tăng trưởng mạnh, bền vững là yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một cộng đồng công bằng và bao trùm mà ông Petro và các cộng sự cam kết. Tuy nhiên, mong muốn này sẽ đòi hỏi Colombia cần có một lực lượng lao động được đào tạo kỹ càng, với tay nghề cao, môi trường kinh doanh thuận lợi, bộ máy tư pháp hiệu quả và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chuẩn của thế kỷ XXI.

Ngoài ra, Mỹ Latinh đang đứng ở vị trí thuận lợi để khai thác cơ hội tăng trưởng hiếm có như xu hướng chuyển sản xuất về gần (nearshoring) của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào một quốc gia nhất định. Đồng thời, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tại khu vực có thể góp phần giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu và tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng sạch trên thế giới.

Song, kịch bản này sẽ chỉ trở thành hiện thực với các chính sách hỗ trợ kịp thời. Trước đó, các chính quyền một số nước Mỹ Latinh thường tập trung tăng chi tiêu công ngắn hạn thay vì hướng tới tăng trưởng bền vững, đồng thời cung cấp hỗ trợ xã hội, tăng lương tạm thời với mục đích chính trị hơn là xây dựng một hệ thống dịch vụ công chất lượng, hiệu quả.

Colombia, dưới sự lãnh đạo của ông Gustavo Petro, có thể trở thành một ngoại lệ. Tập đoàn JP Morgan (Mỹ) dự báo tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ có thể lên tới 7,2% trong năm nay, cao nhất trong số các nền kinh tế lớn tại khu vực. Thử thách với nhà lãnh đạo mới của Colombia và các đồng nghiệp cánh tả khác tại đây sẽ không nằm ở chương trình phúc lợi xã hội quy mô lớn hay chiến thắng chính trị mà đến từ việc duy trì, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững tại khu vực.

Colombia-Venezuela 'gương vỡ lại lành' sau thời gian dài cắt đứt quan hệ ngoại giao

Colombia-Venezuela 'gương vỡ lại lành' sau thời gian dài cắt đứt quan hệ ngoại giao

Ngày 28/7, Ngoại trưởng Venezuela Carlos Faria và Ngoại trưởng được đề cử trong chính quyền sắp tới của Colombia Álvaro Leyva Duráb nhất trí ...

Tổng thống Brazil Bolsonaro chính thức tuyên bố tái tranh cử nhiệm kỳ mới

Tổng thống Brazil Bolsonaro chính thức tuyên bố tái tranh cử nhiệm kỳ mới

Ngày 24/7, Đại hội toàn quốc của đảng Tự do (PL) Brazil đã thông qua quyết định đề cử đương kim Tổng thống Jair Bolsonaro ...

(theo Financial Times)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Pháp tuyên bố nước này phản đối bất kỳ hình thức sáp nhập nào của Israel đối với Dải Gaza hoặc Bờ Tây.
Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Một số trường đại học đã có lịch nghỉ Hè năm 2025. Dưới đây là cập nhật chi tiết lịch nghỉ của sinh viên cả nước...
Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang nóng lòng trở lại, Nga 'lạnh lùng' đón tiếp?

Các doanh nghiệp phương Tây đang đánh tín hiệu quay trở lại thị trường Nga "béo bở", tuy nhiên, trái với mong đợi của họ, tại sao Moscow tỏ ra ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/3/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 22/3/2025, Lịch vạn niên ngày 22 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 22/3. Lịch âm hôm nay 22/3/2025? Âm lịch hôm nay 22/3. Lịch vạn niên 22/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ III): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ III): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của  ‘kỷ lục gia’

'Nước Mỹ trở lại' - Điểm nhấn của ‘kỷ lục gia’

Sự trở lại của ông Donald Trump cùng những chính sách quyết liệt đầy tranh cãi đồng nghĩa với một nước Mỹ ‘vĩ đại trở lại’?
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Từ Hành trình muối đến tự do: Khi ôn hòa là ‘ngọn lửa sức mạnh’

Cách đây tròn 95 năm, vào ngày 12/3/1930, Mahatma Gandhi (1869-1948) bắt đầu Hành trình muối nổi tiếng trong lịch sử.
Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Những 'bông hồng thép' của ngoại giao Trung Đông

Trong ván cờ quyền lực đầy căng thẳng của Trung Đông, vẫn có những 'bông hồng thép' kiên cường vươn lên.
Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Lưỡng hội Trung Quốc: Đột phá mở đường, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới

Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) - sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc trong ...
Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Hành trình dài vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ

Lịch sử nhân loại ghi dấu nhiều cuộc đấu tranh vì công bằng, trong đó, phong trào đòi quyền phụ nữ là trụ cột then chốt.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Phiên bản di động