Thách thức của ASEAN về quản lý tranh chấp tại Biển Đông

Kiều Hoàng
Trong bài viết đăng trên Hindustan Times, học giả Ấn Độ Rahul Mishra* cho rằng ASEAN dường như đang chuyển sang một giai đoạn mà khối này sẽ hành động nhiều hơn là việc chỉ "phòng vệ" đối với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo tác giả, Biển Đông từ lâu đã trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu do sự leo thang căng thẳng giữa các siêu cường, tranh chấp lãnh thổ và các động thái của Trung Quốc trong khu vực, trong đó có việc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, bao gồm thêm vùng lãnh thổ trên Biển Đông. Bản đồ này cũng tuyên bố một cách phi pháp một số vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Ấn Độ - điều khiến Malaysia, Indonesia, Philippines và Ấn Độ phản đối mạnh mẽ.

Thách thức của ASEAN về quản lý tranh chấp tại Biển Đông
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 20 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN-43 và các Hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Anh Sơn)

Trung Quốc vốn được biết đến với việc triển khai hai chiến lược song song trên Biển Đông. Một mặt tham gia cuộc đối thoại kéo dài với các quốc gia ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (CoC), mặt khác không ngừng theo đuổi chiến lược “cắt lát salami”, cải tạo đảo và tăng cường hoạt động vùng xám ở Biển Đông. Điều này đặt ra thách thức đối với ổn định khu vực, có ảnh hưởng trực tiếp đến ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Bài viết nhận định, các chiến thuật vùng xám của Trung Quốc ở Biển Đông đã được tăng cường dưới thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình nắm quyền. Từ năm 2013, Bắc Kinh đã triển khai đáng kể trong các hoạt động san lấp đảo và quân sự hóa các hòn đảo này. Trung Quốc tăng cường sử dụng lực lượng dân quân biển đe dọa các quốc gia ASEAN có yêu sách ở Biển Đông. Sự việc mới nhất là việc cảnh sát biển Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng tại những khu vực trên biển này.

Cộng đồng quốc tế lên án việc Trung Quốc sử dụng vòi rồng nhằm vào Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích hành động của Trung Quốc, gọi đây là hành vi làm suy yếu nỗ lực củng cố lòng tin giữa Manila và Bắc Kinh. Tác giả cho rằng, Trung Quốc đã làm leo thang căng thẳng bằng cách phát hành một bản đồ gây tranh cãi tuyên bố chủ quyền ở hầu hết Biển Đông, Biển Hoa Đông, Đài Loan và các khu vực bao quanh lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả phần của Ấn Độ.

Trong lịch sử, hầu hết các quốc gia thành viên của ASEAN đã sử dụng “biện pháp phòng vệ" như một chiến lược trong việc đối phó với Trung Quốc, trong khi cùng một lúc ASEAN ưu tiên cả việc "tránh xung đột" và "quản lý xung đột" như những công cụ song song để quản lý tranh chấp tại Biển Đông. Theo chuyên gia Ấn Độ, cả hai chiến lược này đều đã đạt được kết quả không tối ưu trong việc kiểm soát hành vi của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động đơn phương ở Biển Đông.

Trong khi Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất đối với các quốc gia ASEAN, Mỹ vẫn là đối tác an ninh quan trọng đối với nhiều quốc gia ven biển, còn các quốc gia chủ chốt thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định an ninh trong khu vực. Sự biến động địa chính trị nhanh chóng đã dẫn đến nhận thức thay đổi về Trung Quốc, điều được phản ánh rõ trong tuyên bố của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Hội nghị Tương lai châu Á ngày 5/10/2023.

Ông nói, "Mỹ đã chiếm ưu thế ở khu vực này, đồng thời tạo cho các quốc gia không gian để tăng trưởng, phát triển và cạnh tranh với nhau một cách hòa bình và không bị chèn ép hay áp đặt. Và đó là lý do tại sao họ vẫn được chào đón sau nhiều năm. Và nếu Trung Quốc có thể đạt được điều gì đó tương tự, tôi nghĩ khu vực có thể trở nên thịnh vượng".

Tuyên bố này, theo học giả Rahul Mishra, tóm lược quan điểm của ASEAN và hầu hết các quốc gia thành viên về cả Trung Quốc và Mỹ.

Sự hung hăng gia tăng của Trung Quốc ngày càng được coi là một mối lo ngại an ninh ngay tức thì, trong khi những nghi ngờ về tư cách đối tác đáng tin cậy của Mỹ cũng lại nổi lên. Rõ ràng, sự vắng mặt của Tổng thống Joe Biden tại Hội nghị cấp cao Đông Á tại Jakarta là một dấu hiệu đáng lưu tâm. ASEAN vẫn do dự trong việc công khai thể hiện sự đồng lòng với Mỹ, ngay cả khi sự phụ thuộc kinh tế và lo ngại về kích động căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục làm trở ngại cho những nỗ lực của ASEAN.

Hơn nữa, khối gặp khó khăn trong việc đưa ra một quan điểm đồng nhất để bảo vệ lợi ích chung của mình. Sau khi Trung Quốc công bố “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, ASEAN không phát tuyên bố chung. Thay vào đó, nhiều quốc gia thành viên đã đưa ra các tuyên bố riêng. Philippines dưới thời Tổng thống Bongbong Marcos đã nâng cao chính sách đối ngoại quyết đoán hơn đối với Trung Quốc và xem xét lại mối liên minh với Mỹ.

Việc các quốc gia Đông Nam Á rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi đối phó với Trung Quốc, đồng thời tiếp tục thận trọng trong việc thể hiện quan điểm của mình về Biển Đông là điều dễ hiểu. Tuyên bố gần đây của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim về vấn đề này là một ví dụ điển hình. Malaysia đã phê phán Trung Quốc sau khi nước này công bố bản đồ. Mặc dù vậy, sau đó, nhà lãnh đạo Malaysia lại tỏ ra mềm dịu với lời giải thích của Trung Quốc.

Thách thức của ASEAN về quản lý tranh chấp tại Biển Đông
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang (thứ hai, từ phải sang) dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9 tại Campuchia, 3-5/12/2023. (Nguồn: TTXVN)

Theo nhà nghiên cứu Rahul Mishra, tình trạng lưỡng lự này xuất phát từ hành động của Trung Quốc khi vừa đòi hỏi quyền lãnh thổ vừa thể hiện cam kết chân thành trong việc giải quyết những bất đồng, khác biệt. Đây là một trong những lý do khiến bất kỳ tuyên bố hoặc nỗ lực làm dịu những lo ngại của các quốc gia Đông Nam Á thường được chấp nhận mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào.

Tuy nhiên, ông Rahul Mishra cho rằng, ASEAN dường như đang chuyển sang một giai đoạn mà khối này sẽ hành động nhiều hơn là việc chỉ chỉ "phòng vệ" đối với Trung Quốc. Việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng và an ninh song phương và đa phương với Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia và Ấn Độ, đồng thời cố gắng xây dựng một lập trường ASEAN thống nhất, đã chứng minh cho chiến lược này. Diễn tập đoàn kết ASEAN - cuộc tập trận quân sự chung ASEAN lần đầu tiên và việc thiết lập Tầm nhìn hàng hải ASEAN thể hiện sự quyết tâm của ASEAN trong việc quan tâm hơn đến những thách thức mà khối phải đối mặt ở Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Tuyên bố năm 2010 của nhà lãnh đạo Trung Quốc Dương Khiết Trì về sự chênh lệch quyền lực giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội (Việt Nam) với tư cách là Ngoại trưởng Trung Quốc, ông khẳng định: “"Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, đó là một thực tế”. Những thách thức từ Trung Quốc đang khiến nhiều nước trong khu vực phải xem xét lại lập trường của mình đối với Trung Quốc.

Chuyên gia Rahul Mishra nhận định, trong khi ASEAN thừa nhận những thách thức do Trung Quốc đặt ra, việc tìm ra cách tiếp cận thỏa đáng để giải quyết tranh chấp Biển Đông vẫn khó nắm bắt. Các quốc gia thành viên ngày càng dựa vào quan hệ đối tác bên ngoài và xây dựng các phản ứng riêng lẻ. Tuy nhiên, giải pháp cuối cùng cho vấn đề Biển Đông và tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc phải đến từ chính khối ASEAN.


* Nghiên cứu viên chính, Chương trình Nghiên cứu và tiếp cận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, điều phối viên, Chương trình Nghiên cứu châu Âu, Đại học Malaya, Malaysia.

Biển Đông: Từ quản trị cạnh tranh đến tiếng nói của ASEAN

Biển Đông: Từ quản trị cạnh tranh đến tiếng nói của ASEAN

Nhìn nhận về tình hình Biển Đông trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang ...

Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông

Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông

Các nước tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng ...

Tin tưởng về một ASEAN vững mạnh, điều hướng các thách thức

Tin tưởng về một ASEAN vững mạnh, điều hướng các thách thức

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 56 (AMM-56) từ ngày 11-14/7 tại Jakarta, Indonesia không chỉ là nơi trao đổi về các lĩnh vực ...

Mỹ cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, sẵn sàng hợp tác giải quyết thách thức chung

Mỹ cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, sẵn sàng hợp tác giải quyết thách thức chung

Ngày 14/7, phát biểu với các phóng viên sau các hội nghị ở Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, định Mỹ tiếp tục ...

Lập trường và chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông

Lập trường và chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông

Trong vùng Biển Đông, tồn tại hai loại tranh chấp và quan điểm khác nhau về liên kết và tách biệt giữa hai loại tranh ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của ...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu SpaceX Dragon hoàn thành nhiệm vụ, trở về Trái Đất với nhiều mẫu vật không gian

Tàu vũ trụ SpaceX Dragon đã trở về Trái Đất, mang theo hơn 1,85 tấn hàng hóa cùng nhiều thí nghiệm khoa học có giá trị.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Một nước Đông Nam Á quyết định dừng một công cụ kích thích kinh tế và tăng lãi suất ngân hàng

Lào - nền kinh tế Đông Nam Á này đã quyết định khôi phục thuế VAT 10% và điều chỉnh lãi suất ngân hàng...
Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Nghỉ Lễ 30/4-1/5: Mãn nhãn với show diễn Lược Việt sử ký phiên bản đặc biệt ở Hội An

Show trình diễn 3D mapping Lược Việt sử ký là một sự đầu tư hoành tráng và được trình chiếu tại đồi Ước Nguyện VinWonders Nam Hội An (Quảng Nam).
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động