TIN LIÊN QUAN | |
Lấy độc trị độc, dùng chính AI để phát hiện 'fake news' tạo bằng robot | |
TS. Trần Thành Nam: Cần tăng sức đề kháng trước Fake News |
Một số chính phủ các nước Đông Nam Á đang nỗ lực siết chặt quản lý nội dung trực tuyến cũng như áp dụng biện pháp mạnh để đối phó với tin giả. |
Sáng kiến trên được đưa ra sau cuộc họp giữa Tổng thư ký Ủy ban Viễn thông, Phát thanh và Truyền hình quốc gia Thái Lan, Takorn Tantasith và đại diện một số công ty công nghệ, trong đó có các “đại gia” công nghệ Facebook, Line, Amazon, Netflix.
Ông Takorn Tantasith cho biết Thái Lan vừa đề xuất các công ty cung cấp các dịch vụ số hóa trên nền tảng Internet (OTT) lập một trung tâm để xác minh thông tin. Những trung tâm này sẽ đóng vai trò như “một lối tắt” giúp chính phủ các nước dễ dàng hơn khi phát hiện và báo thông tin sai lệch cho những công ty dịch vụ OTT. Từ đó, các nhà cung cấp có thể nhanh chóng gỡ bỏ nội dung không phù hợp theo chỉ thị của nhà chức trách.
Theo ông Tantasith, các trung tâm điều phối và xác minh thông tin nói trên cũng sẽ hỗ trợ kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Kinh tế số và xã hội Thái Lan Puttipong Punnakanta, theo đó ưu tiên các nỗ lực chống lại nạn tin giả và quản lý nội dung trên mạng. Tháng trước, ông Punnakanta cho biết sẽ thành lập trung tâm có tên gọi Trung tâm Tin giả (Fake News Center) nhằm loại bỏ những tin tức bịa đặt, sai trái trên các phương tiện truyền thông xã hội, đe dọa an ninh, an toàn cũng như tài sản của người dân, vi phạm Đạo luật Tội phạm máy tính và các luật khác.
Đề xuất mới được đưa ra trong bối cảnh Hội nghị các nhà quản lý viễn thông ASEAN dự kiến diễn ra trong tuần này nhằm đề ra các nguyên tắc chung của khu vực, trong đó có các chính sách thuế, giúp quản lý các nền tảng OTT. Gần đây, một số chính phủ các nước Đông Nam Á cũng nỗ lực siết chặt quản lý nội dung trực tuyến cũng như áp dụng biện pháp mạnh để đối phó với tin giả. Tháng 5 vừa qua, Singapore đã thông qua dự luật chống lại nạn tin giả, buộc các công ty truyền thông trực tuyến gỡ bỏ hoặc đính chính nội dung mà chính phủ cho là bịa đặt, sai trái.
| Internet và cơn ác mộng mang tên Deepfake TGVN. Còn nguy hiểm và “cao cấp” hơn cả fake news (tin tức giả), công nghệ “siêu giả” (Deepfake) với khả năng cắt ghép khuôn ... |
| Cần tạo “màng lọc” trên mạng xã hội Chia sẻ tại tọa đàm “Truyền thông trên mạng xã hội” (diễn ra ngày 13/6) tại Hà Nội, ông Lê Quốc Minh (Phó Tổng Giám ... |