Thái Lan sẽ chi tiền tỉ để sản xuất, thử nghiệm hàng loạt vaccine Covid-19 nội địa. (Nguồn: Thaiger) |
Theo tờ The Nation, một số hãng dược sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Thái Lan đang xúc tiến xin cấp phép của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) trong năm nay để sản xuất đại trà vào năm sau.
Trung tâm Quản lý tình huống Covid-19 (CCSA) cho biết, quá trình thử nghiệm 4 vaccine nội địa hiện đang tiến triển tốt. Đó là các vaccine Chula-Cov19 mRNA do Viện Nghiên cứu Vaccine của Đại học Chulalongkorn, vaccine bất hoạt HXP-GPOVac do Tổ chức Dược phẩm chính phủ (GPO) và Đại học Mahidol phối hợp sản xuất, vaccine tiểu đơn vị protein Baiya SARS-Cov-2-Vax – sản phẩm hợp tác giữa Baiya Phytopharm và Đại học Chulalongkorn, vaccine phân tử ADN Covigen của Bionet-Asia Co Ltd.
Vaccine Chula-Cov19 hiện đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng, dự kiến sẽ được đăng ký với FDA trong đầu năm tới trước khi được sản xuất hàng loạt. Chính phủ Thái Lan đã phân bổ 2,7 tỷ Baht cho nghiên cứu này.
Vaccine HXP-GPOVac cũng đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng và sẽ được đăng ký trong quý IV năm nay. Việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu từ năm sau, với mục tiêu ban đầu là 20 triệu liều mỗi năm. Dự án này được chính phủ Thái Lan đầu tư 445 triệu baht.
Cũng được chính phủ Thái Lan đầu tư với mức trên, vaccine Baiya SARS-Cov2-Vax đang trong giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng, dự kiến sẽ được đăng ký trong năm nay và sẽ sớm được sản xuất đại trà với mục tiêu ban đầu là 60 triệu liều mỗi năm.
Trong khi đó, vaccine Covigen là loại vaccine sử dụng ống tiêm không kim, hiện đang trong giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng và cũng sẽ được đăng ký trong năm nay. Vaccine này được sản xuất theo dự án mà chính phủ đầu tư 650 triệu Baht.
| IMF cảnh báo nguy cơ với kinh tế Ukraine, Ba Lan đề xuất tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga Ngày 14/3, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, cuộc xung đột với Nga có thể khiến Ukraine rơi vào suy thoái trầm trọng. |
| Việt Nam sẽ tiếp nhận công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của WHO Việt Nam cùng với Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Serbia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố là nước tiếp nhận công nghệ ... |