Thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Làng Lại Đà, vùng quê yên bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa cụm di tích kiến trúc nghệ thuật xưa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ghé thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Làng Lại Đà một trong những ngôi làng còn lưu giữ nhiều nét cổ kính và quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, sân đình. Trong ảnh: Cổng làng Lại Đà được phục dựng lại vào năm 2010. (Nguồn: Tiền Phong)

Nằm bên dòng sông Đuống, làng Lại Đà (xã Đông Hội, thị trấn Đông Anh, Hà Nội) là quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dành trọn cuộc đời mình cho đất nước và nhân dân.

Theo truyền thuyết, làng Lại Đà xuất hiện cùng thời với kinh thành Cổ Loa. Đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, làng vẫn còn lưu giữ được nhiều nét xưa với những công trình mang đậm nét của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Làng Lại Đà còn bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa gồm Đình thờ Nguyễn Hiền, trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần (1247), miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung, người trợ giúp Nguyễn Hiền và ngôi chùa có tên Cảnh Phúc.

Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Di tích Quốc gia cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà.

Cùng khám phá những di tích ở làng cổ Lại Đà - quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đình Lại Đà

Ghé thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đình Lại Đà. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Đình Lại Đà thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền (1235-1256). Nguyễn Hiền sinh ngày 12/7/1235, quê ở làng Vương Miện, huyện Thượng Hiền (sau đổi là Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường, lộ Sơn Nam), nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Nguyễn Hiền nổi tiếng là người thông minh từ nhỏ.

Đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (năm 1247), đời Trần Thái Tông, khi mới 13 tuổi. Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong niên khoa bảng Việt Nam.

Nguyễn Hiền làm quan đến chức “Thượng thư Bộ Công”. Những năm làm quan trong triều; ông có nhiều kế sách hay phò vua giúp nước. Năm Ất Hợi, nước ta bị giặc Chiêm Thành xâm lược, nhà vua rất lo bèn giao cho Trạng nguyên Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau, quân giặc thất bại, trạng Hiền thu quân về Vu Minh Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức “Đệ nhất hiển quý quan”. Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông Hồng, phát triển sản xuất, mùa màng thắng lợi. Về quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân sỹ.

Ngày 14/8/1256, Trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương Thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Theo thần phả, đình Lại Đà được xây dựng sau năm 1276, lúc đầu gọi là đền, cuối thế kỷ XVIII chuyển thành đình. Ngôi đình hiện nay được dựng vào năm 1853. Đây là công trình cổ và bề thế, dựng theo kiểu liên hoàn, trên một khoảng đất phong quang, thế đất hổ phục. Trước cửa đình có hai ao tròn gọi là 2 mặt hồ, giữa có hòn đá là lưỡi hổ, phía sau đình là mình hổ và tiếp là đuôi hổ. Cửa đình theo hướng Nam, trước mặt là cánh đồng, xa hơn nữa là dòng sông Đuống. Đình Lại Đà đã quá nhiều lần trùng tu. Đợt trùng tu năm 2002 - 2003 là lớn nhất, với kinh phí 1,5 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư.

Đình Lại Đà được xây trụ lớn nối với tường bao quanh chạy song song, hai bên nối với tam quan chùa và cửa miếu. Đại đình gồm 5 gian, các vì gỗ chạm khắc mang phong cách Hậu Lê (thế kỷ XVIII). Trong Hậu cung có đặt ngai thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, đôi lân chầu phong cách thế kỷ XVII và tượng Nguyễn Hiền đặt chính giữa.

Đình Lại Đà còn lưu giữ 20 đạo sắc phong, sắc sớm nhất vào niên hiệu Khánh Đức (Lê Thánh Tông) 19/3/1652 và sắc cuối cùng là đời vua Khải Định, ngày 25/7/1924.

Chùa Lại Đà

Ghé thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chùa Lại Đà. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Chùa Lại Đà nằm sát phía Đông của Đình, chùa có tên chữ là Cảnh Phúc tự. Chùa làng Lại Đà dựng từ xa xưa và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Dựa vào dấu tích và một số di vật còn lại, có thể đoán biết chùa làm từ thời Hậu Lê; trước đó thời Trần đã có chùa.

Chùa quy hoạch làm hai dãy: dãy phía trước là nhà Tam bảo, dãy phía sau là nhà thờ hậu (còn gọi là Tự hậu đường). Tam quan làm sát đường vào đình, dựng vào năm thứ 8 triều Cảnh Thịnh (1800). Nhà Tam bảo do tồn tại lâu đời nên đã bị xuống cấp.

Được chính quyền địa phương chấp thuận, dân làng và nhà chùa do sư cụ Đàm Nguyên đã trụ trì xây dựng lại nhà Tổ vào năm 2003 và xây dựng lại Tam bảo vào năm 2004 bằng nguồn kinh phí xã hội hoá (công đức của dân làng và các nhà tài trợ).

Miếu Lại Đà

Ghé thăm cụm di tích kiến trúc tại làng cổ Lại Đà, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Miếu Lại Đà. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Miếu Lại Đà còn gọi là đền, miếu nằm ở phía Tây và sát ngay Đình làng. Miếu thờ Thánh Mẫu Tiên Dung - theo truyền thuyết là người có công giúp Trạng nguyên Nguyễn Hiền dẹp quân giặc Chiêm Thành xâm lược, được nhà Trần phong làm Phúc thần.

Miếu được xây dựng khoảng sau năm 1276, tức sau năm Nguyễn Hiền mất. Miếu xưa nhỏ hẹp, năm Khải Định thứ 10 (1925) miếu được mở rộng. Kiến trúc Miếu bố cục theo hình chữ “nhị”, nhà hậu là nơi đặt bệ, có khám thờ Thánh Mẫu. Hàng năm vào ngày 11 tháng Ba Âm lịch, đội nữ quan ăn mặc lễ phục cử hành lễ tại miếu.

Cụm di tích đình-chùa-miếu Lại Đà nằm trong khu đất rộng, với các công trình kiến trúc di sản hoà trong cảnh quan cây xanh - hồ nước phong thuỷ hữu tình. Phía sân khu di tích là cây bồ đề hơn 300 năm che bóng mát, khiến khách tham quan vãn cảnh cảm nhận rất nhẹ nhàng, thoải mái.

Đình, chùa, miếu Lại Đà đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1989.

Những hình ảnh đời thường bình dị, gần gũi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những hình ảnh đời thường bình dị, gần gũi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Là người giữ nếp sống bình dị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt, gần gũi với quần chúng nhân ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - ‘Bệnh nhân đặc biệt’ giản dị, gần gũi của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - ‘Bệnh nhân đặc biệt’ giản dị, gần gũi của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tất cả cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đều có một tình cảm đặc biệt với Tổng Bí ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị trong lòng mỗi người dân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị trong lòng mỗi người dân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam hiện đại. Ông kết tinh được ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhân cách lớn trong con người bình dị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhân cách lớn trong con người bình dị

Phẩm chất, cốt cách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo hiệu ứng thuyết phục, truyền cảm hứng và lan toả mạnh mẽ ...

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến không biết mệt mỏi cả cuộc đời vì đất nước và vì nhân dân Việt Nam ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Khám phá Dinh thự Vua Mèo: Công trình trăm năm tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang

Với kiến trúc độc đáo, pha trộn 3 nền văn hóa Trung Quốc, người Mông và Pháp, Dinh thự Vua Mèo là điểm đến được yêu thích tại Hà Giang.
Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Phố cổ Hà Nội tưng bừng chào đón Giáng sinh

Khắp các tuyến phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Nhà Thờ… tấp nập người qua lại để chụp ảnh, sắm sửa những món quà Giáng sinh lung linh rực rỡ.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Phiên bản di động