Ấn Độ muốn đặt mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn nhiên liệu hàng năm vào năm 2030. (Nguồn: AP) |
Chính phủ Ấn Độ đặt ra giới hạn phát thải 2 kg carbon dioxide (CO2) đối với sản xuất 1 kg hydro “xanh” từ các nguồn tái tạo.
Đầu năm 2023, các quan chức Ấn Độ - quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - đã đề xuất giới hạn phát thải 1 kg CO2 đối với sản xuất 1 kg hydro xanh, chỉ bằng một nửa ngưỡng vừa được công bố.Ấn Độ muốn trở thành trung tâm chuyên sản xuất hydro xanh toàn cầu và đang đặt mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn nhiên liệu hàng năm vào năm 2030. Điều này sẽ làm giảm khoảng 50 triệu tấn khí thải CO2 và tiết kiệm hơn 12 tỷ USD nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Đó là một kế hoạch đầy tham vọng đối với một quốc gia có lượng tiêu thụ hydro hiện nay được sản xuất chủ yếu bằng nhiên liệu hóa thạch.
Mặc dù dự kiến sẽ sản xuất hydro lần đầu tiên vào năm 2026, nhưng Ấn Độ đã đàm phán các thỏa thuận song phương với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và các nước khác để bắt đầu xuất khẩu nhiên liệu này.
| Vì sao Ấn Độ cấm sản xuất UAV bằng các thiết bị từ Trung Quốc? Theo bốn quan chức quốc phòng và công nghiệp Ấn Độ giấu tên, gần đây New Delhi đã cấm các nhà sản xuất máy bay ... |
| Ấn Độ được EU mời tham gia Câu lạc bộ Vật liệu hiếm Theo nguồn tin của tờ Economic Times, sau khi giành một ghế trong nhóm Sáng kiến Đối tác an ninh khoáng sản (MSP) do Mỹ ... |
| Các tên tuổi mới xuất hiện, 'vị thế thống trị' chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc có thật đang bị đe dọa? Giới quan sát bình luận rằng, nhân tố chính trị và kinh tế đang thúc đẩy điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu, địa vị ... |
| Ấn Độ trước cơ hội trở thành trung tâm xuất khẩu xe hơi toàn cầu Sự thay đổi nhu cầu sang các phương tiện đắt tiền hơn ở Ấn Độ có thể thúc đẩy nhiều mẫu xe lần đầu tiên ... |
| Ấn Độ nhắm đến mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất hydro xanh toàn cầu Ấn Độ muốn trở thành trung tâm chuyên sản xuất hydro xanh toàn cầu và đang đặt mục tiêu sản xuất 5 triệu tấn nhiên ... |