Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức

Hồng Lê
Đảng, Nhà nước luôn coi trọng, tin tưởng vào đội ngũ trí thức KH&CN; mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu năm 2024. (Ảnh: Quang Duy)

Sáng 28/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024. Đây là lần thứ 5 Lễ tôn vinh được tổ chức, thể hiện sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về những cống hiến của đội ngũ trí thức Việt Nam.

Phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN

Phát biểu tại lễ tôn vinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực cố gắng, kết quả nổi bật đã đạt được của Liên hiệp Hội Việt Nam, đội ngũ trí thức KH&CN, đặc biệt biểu dương 135 trí thức KH&CN tiêu biểu được vinh danh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài và đội ngũ trí thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu.

Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: "Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài". Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã hiến định: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức".

Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã khẳng định: Đội ngũ trí thức là "nguồn lực đặc biệt trong phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế… là nhân tố quan trọng trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, từ khi ra đời đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam và đội ngũ trí thức KH&CN có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, nỗ lực đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tập hợp trí thức; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tư vấn, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng pháp luật, góp ý vào nhiều dự thảo Luật và hoạt động giám sát của Quốc hội, MTTQ Việt Nam.

Có thể khẳng định, Liên hiệp Hội Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Nhiều nhà khoa học đã vinh dự được Đảng và Nhà nước vinh danh là Anh hùng lao động như: Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Lương Định Của, Giáo sư Bùi Huy Đáp, Giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng… và nhiều nhà khoa học khác đã được tặng thưởng nhiều Huân, huy chương cao quý của Đảng, Nhà nước và quốc tế.

"Đảng, Nhà nước luôn coi trọng, tin tưởng vào đội ngũ trí thức KH&CN, mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức, đó là sự đóng góp rất quý báu, rất đáng trân trọng và tự hào", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, toàn cầu hóa giúp KH&CN nước ta từng bước hội nhập, giao lưu với nền KH&CN của quốc tế, tạo thuận lợi cho việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu KH&CN quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước; tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức mới.

Đó là việc các sản phẩm KH&CN của nước ngoài xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh gay gắt, nảy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp.

Bên cạnh đó là yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý, thể chế, chính sách, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và các trung tâm khoa học lớn của nước ta. Trong bối cảnh đó đòi hỏi đội ngũ trí thức nước nhà phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa KH&CN trở thành động lực phát triển đất nước.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao biểu trưng, tặng hoa tôn vinh các trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024. (Ảnh: Hoàng Giang)

"Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và xã hội", Chủ tich Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng Liên hiệp Hội Việt Nam với truyền thống đoàn kết, phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đông đảo đội ngũ trí thức KH&CN trong nước và nước ngoài, góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy hơn nữa vai trò là thành viên của MTTQ Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng mong muốn các trí thức tiêu biểu được vinh danh hôm nay sẽ là những tấm gương sáng lan tỏa, truyền cảm hứng trong đơn vị mình, tổ chức mình, trong toàn đội ngũ và xã hội, xứng đáng với niềm tin, hy vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức
TSKH. Phan Xuân Dũng phát biểu tại Lễ tôn vinh. (Nguồn: Quochoi)

Nhiệm vụ trao cho đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà rất lớn

Phát biểu tại Lễ tôn vinh, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh, "trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài và đội ngũ trí thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia".

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển của KH&CN, của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quan điểm của Đảng ta về phát triển đất nước là “phải bằng và dựa vào KH&CN”, “phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo đó, nhiệm vụ trao cho đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà rất to lớn.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, tri thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”, đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam luôn mang trên mình nhiệt huyết cách mạng, khát vọng vươn lên, đưa KH&CN trở thành động lực, là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước; phát triển đất nước phải dựa và bằng KH&CN.

Trải qua hơn 40 năm hoạt động với mục tiêu tập hợp đội ngũ trí thức khoa học, trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam đã có nhiều tấm gương về sáng tạo, nghiên cứu KH&CN của đội nghũ trí thức Việt Nam và kiều bào ở nước ngoài, góp phần phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Từ năm 2015 đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam đã 5 lần tổ chức tôn vinh với 577 trí thức KH&CN tiêu biểu (bao gồm cả số lượng của lễ tôn vinh vào ngày 28/8/2024). Đây là hoạt động để ghi nhận, động viên, cổ vũ đội ngũ trí thức khoa học có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước trên từng lĩnh vực mà cá nhân nhà khoa học đó thực hiện.

Hoạt động tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu được xem như một hình thức thi đua yêu nước, có ý nghĩa nhân văn rất lớn, thể hiện sự quan tâm, coi trọng, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với trí thức, đồng thời cũng là để khích lệ và ghi nhận các cá nhân có nhiều đóng góp tiêu biểu, xuất sắc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh của đất nước nói chung và sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam nói riêng. Hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN và những đóng góp to lớn của hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Qua 4 lần tổ chức trước đó, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tôn vinh 452 người và lần tôn vinh thứ 5 này tôn vinh 135 trí thức tiêu biểu.

Danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" được trao từ năm 2015, qua 5 lần tổ chức có 587 cá nhân được vinh danh.

Những người được lựa chọn là trí thức hoạt động trong các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các cơ quan của các ngành, lĩnh vực, địa phương và các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam từ 10 năm trở lên; những trí thức có uy tín khoa học, đóng góp thiết thực, hiệu quả và có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành được xã hội công nhận.

Tôn vinh 135 trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học - công nghệ năm 2024

Tôn vinh 135 trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học - công nghệ năm 2024

Năm nay, 135 trí thức tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ được tôn vinh nhằm ghi nhận những đóng góp ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với Nhóm trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với Nhóm trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt tại nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam, là ...

Báo chí phải thích nghi, nắm bắt cơ hội để khẳng định vị thế

Báo chí phải thích nghi, nắm bắt cơ hội để khẳng định vị thế

Trước bối cảnh mới với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN và sự cạnh tranh gay gắt, buộc cơ quan báo chí phải có ...

TSKH. Phan Xuân Dũng: Lựa chọn đúng người, đúng việc và thực chất để phát huy nguồn lực trí thức kiều bào

TSKH. Phan Xuân Dũng: Lựa chọn đúng người, đúng việc và thực chất để phát huy nguồn lực trí thức kiều bào

Điều quan trọng nhất là cần đánh giá đúng tiềm lực cũng như vị trí, vai trò của các chuyên gia, trí thức kiều bào ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Sáng 22/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động