Các hoạt động kinh doanh có thể được đăng ký dưới các dạng sau: Công ty trách nhiệm giới hạn tư nhân, Công ty trách nhiệm giới hạn Công (Plc), Công ty trách nhiệm vô hạn, Công ty hữu hạn có bảo lãnh, Công ty nước ngoài (chi nhánh hoặc công ty con của công ty nước ngoài), Hiệp hội/Hãng, Sở hữu độc quyền, Uỷ thác (tín ngưỡng, từ thiện, nhân đạo hoặc văn hóa), Văn phòng đại diện trong các trường hợp đặc biệt.
Vốn đóng góp cho phép tối thiểu là 10.000 Naira (khoảng 85 USD) trong trường hợp công ty tư nhân hoặc 500.000 Naira (khoảng 4.170 USD) trong trường hợp công ty do nhà nước sở hữu với số tiền đóng góp bằng 25% của tổng vốn đóng góp.
Người nước ngoài có thể đầu tư và tham gia vào hoạt động của bất cứ công ty nào tại Nigeria. Tuy nhiên, một công ty nước ngoài muốn thành lập hoạt động kinh doanh phải thực hiện tất cả các bước cần thiết để lấy giấy phép thành lập chi nhánh hoặc công ty con của người Nigeria coi như là một thực thể riêng biệt tại Nigeria để đạt được các mục đích đó. Cho đến khi được thành lập, công ty nước ngoài có thể không thực hiện kinh doanh ở Nigeria hoặc thực hiện bất cứ ủy quyền nào của công ty được đăng ký.
Công ty Việt Nam muốn mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Nigeria phải cần có các giấy tờ sau (tiếng Anh và được công chứng):
- Hồ sơ công ty mẹ (quyết định thành lập, điều lệ, chức năng nhiệm vụ...).
- Quyết định của cơ quan chủ quản cho phép mở văn phòng tại Nigeria.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng hoặc Chi nhánh.
- Hộ chiếu gốc của Giám đốc Văn phòng hoặc Chi nhánh.
- Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ.
- Chứng nhận địa điểm mở văn phòng hoặc chi nhánh tại Nigeria.
- Visa cho cán bộ sẽ làm việc tại Văn phòng, Chi nhánh, sau khi văn phòng hoặc chi nhánh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Thời hạn cấp visa thường là 1 năm và có thể gia hạn.
Khi đó, công ty Việt Nam có thể thuê luật sư làm dịch vụ hoặc nhờ Thương vụ Việt Nam tại Nigeria giúp đỡ.
Mở văn phòng hoặc chi nhánh đều phải thực hiện theo quy trình trên được đăng ký tại (CAC). Giấy chứng nhận đăng ký (Certificate of Incorporation) là thủ tục để được chấp nhận là hoạt động hợp pháp. Nếu Văn phòng muốn chuyển sang Chi nhánh thì phải tiếp tục xin mã số thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT.
Văn phòng đại diện không được tham gia vào công việc kinh doanh, ký kết hợp đồng hoặc mở và thanh toán bất cứ loại thư tín dụng nào. Nó chỉ hoạt động như là văn phòng liên lạc và xúc tiến, các chi phí cho hoạt động của văn phòng tại nước đó phải được công ty chủ sở hữu ở nước ngoài chi trả.
An Sinh (Theo ECOMVIET)