Thanh niên ASEAN thể hiện vai trò trước các thách thức chung

Thủy Tiên
Thanh niên ASEAN cần nhận thức rõ và đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách như an ninh lương thực, lạm phát, biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phát huy vai trò của thanh niên ASEAN trước các thách thức chung
Đối thoại Thanh niên ASEAN đầu tiên diễn ra vào tháng 7. (Nguồn: asean.org)

Với chủ đề năm nay là "Cùng nhau lớn mạnh", ASEAN một lần nữa truyền tải thông điệp mạnh mẽ về giá trị của tình đoàn kết và một chương trình nghị sự chung trong việc giải quyết đại dịch Covid-19.

ASEAN tuyên bố năm 2022 là "Năm Thanh niên ASEAN" nhằm hỗ trợ sự phát triển và gắn kết thanh niên theo Kế hoạch công tác thanh niên ASEAN giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, làm thế nào để khu vực có thể cho phép thanh thiếu niên lập chiến lược cho Cộng đồng ASEAN một cách hiệu quả?

Trao quyền cho thanh niên

Tháng 7 vừa qua, khoảng 200 nhà lãnh đạo trẻ tham gia Đối thoại Thanh niên ASEAN lần thứ nhất, sự kiện cung cấp diễn đàn cho những người trẻ tuổi thảo luận và bày tỏ suy nghĩ ​ về các mối quan tâm hiện tại của khu vực.

Đối thoại Thanh niên ASEAN tập trung vào các cách thức mà thanh niên khu vực và các bên liên quan có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức hiện tại.

Diễn đàn này đã chỉ ra rằng thanh niên ASEAN cần phải nhận thức rõ hơn về một số thách thức toàn cầu, chẳng hạn như an ninh lương thực, lạm phát, biến đổi khí hậu và thiên tai.

Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu do thanh niên lãnh đạo cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện hoạt động môi trường của khu vực thông qua các nỗ lực khắc phục, giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu. Điều này sẽ giúp ASEAN thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và đạt mục tiêu trở thành một khu vực thân thiện với môi trường.

Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN, Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)​​ Đông Á và Thái Bình Dương đã đồng tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào năm 2021 nhằm hỗ trợ tăng cường kết nối và cơ hội cho thanh thiếu niên.

“Chương trình trao quyền cho thanh niên khu vực ASEAN” chứng kiến ​​sự ra đời của Generation Unlimited (Thế hệ Không giới hạn), quan hệ đối tác đa lĩnh vực toàn cầu nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về giáo dục, đào tạo và cơ hội việc làm cho thanh niên.

Phát huy vai trò của thanh niên ASEAN trước các thách thức chung
Ở Malaysia, sự tham gia của thanh niên được ghi nhận trong việc hình thành các phong trào như MyDiplomacy - Ngoại giao Thanh niên Malaysia. (Nguồn: MyDiplomacy)

Phát hiện các nhà lãnh đạo tiềm năng

Các quốc gia thành viên ASEAN cũng đang triển khai nhiều dự án khác thúc đẩy vai trò của thanh niên.

Tại Indonesia, Cộng đồng Chính sách Đối ngoại đã tập hợp những người đóng vai trò quan trọng để đưa ra quan điểm của thanh niên về các vấn đề trong quan hệ quốc tế.

Ở Malaysia, sự tham gia của thanh niên được ghi nhận trong việc hình thành các phong trào như Ngoại giao Thanh niên Malaysia (MyDiplomacy).

Theo MyDiplomacy, Malaysia thiếu các diễn đàn thân thiện và dễ tiếp cận để thanh niên dễ dàng tranh luận và nhận thức các chủ đề liên quan đến chính sách đối ngoại, ngoại giao và các vấn đề quốc tế.

Phương pháp tiếp cận "Merakyatkan Diplomasi" của tổ chức này nhằm tăng cường năng lực ngoại giao của quốc gia và mang đến cho thanh thiếu niên Malaysia, thuộc mọi tầng lớp xã hội, cơ hội tham gia vào lĩnh vực ngoại giao ở cả trong và ngoài nước.

Việc đánh giá đúng mức vai trò của thanh thiếu niên sẽ không chỉ là cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách trong khu vực Đông Nam Á mà còn có thể là động thái tốt nhất trong việc phát hiện các nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai, những người có thể đóng vai trò là động cơ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và sự tiến bộ của khu vực.

Năm Thanh niên ASEAN 2022 phù hợp với tầm nhìn phát triển thanh niên ASEAN sau năm 2020, trong đó tập trung vào việc bồi dưỡng kỹ năng kỹ thuật số.

Kế hoạch Công tác ASEAN về Thanh niên 2021-2025 và các chương trình thanh niên khác sẽ đóng vai trò hướng dẫn thể chế hóa các cơ chế tham gia của thanh niên, nhằm mang lại cho thanh niên cơ hội lớn hơn để phát huy tiềm năng và đóng vai trò tích cực vào việc giải quyết các thách thức hiện tại.

Giao lưu hữu nghị truyền thống nhân Ngày gia đình ASEAN tại Hoa Kỳ

Giao lưu hữu nghị truyền thống nhân Ngày gia đình ASEAN tại Hoa Kỳ

Ngày 20/8, tại trụ sở Đại sứ quán Campuchia tại thủ đô Washington D.C, Ủy ban ASEAN tại Washington D.C đã tổ chức Ngày gia ...

Việt Nam và Indonesia là đối tác ‘không thể thiếu của nhau’

Việt Nam và Indonesia là đối tác ‘không thể thiếu của nhau’

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm lần thứ 77 Ngày Độc lập của Indonesia, Đại sứ Denny Abdi nhấn mạnh, Indonesia và Việt Nam là ...

'Khuôn mẫu giới và định kiến xã hội khiến nam giới chịu thêm nhiều áp lực'

'Khuôn mẫu giới và định kiến xã hội khiến nam giới chịu thêm nhiều áp lực'

Bà Ngô Thị Thu Hà (Giám đốc Trung tâm thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ) cho rằng, khuôn mẫu giới ...

45 năm EU-ASEAN: Thêm thấu hiểu, thêm gắn kết

45 năm EU-ASEAN: Thêm thấu hiểu, thêm gắn kết

Năm nay đánh dấu cột mốc 45 năm thiết lập quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh ...

Việt Nam tiếp nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cairo

Việt Nam tiếp nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Cairo

Ngày 18/8, tại phiên họp thường kỳ lần thứ 161 của Ủy ban ASEAN tại Cairo (ACC), Đại sứ Nguyễn Huy Dũng đã tiếp nhận ...

(theo New Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động