Thanh niên Việt Nam sẵn sàng mang tầm vóc quốc tế!

Thu Trang
Theo Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay năng động, bản lĩnh, có thể "sánh ngang với các cường quốc năm châu" chia sẻ mối quan tâm chung của thanh niên quốc tế trong các vấn đề toàn cầu.
Theo dõi TGVN trên
Thanh niên Việt Nam có thể mang tầm vóc quốc tế!
Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ).

Nhân dịp nữ sinh viên Phùng Trang Linh (hiện là sinh viên năm thứ 3 Đại học Ngoại thương) tham gia đoàn Việt Nam có bài phát biểu trực tuyến tại Phiên thảo luận “Thanh niên và Giải trừ quân bị” trong khuôn khổ Hội nghị Giải trừ quân bị vừa qua, Báo Thế giới & Việt Nam đã phỏng vấn Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ) nhằm định vị vai trò của thanh niên Việt Nam trong các vấn đề quốc tế.

Thưa Đại sứ, xin bà cho biết ý nghĩa của việc đại diện Việt Nam được chọn là một trong 4 Đại sứ thanh niên về Giải trừ quân bị phát biểu tại Phiên thảo luận?

Thanh niên trên thế giới ngày nay chiếm 1,8 tỷ người (1/4 dân số thế giới), được thừa nhận có vai trò quan trọng mang lại sự thay đổi toàn cầu, đóng góp vào các vấn đề giải trừ quân bị, hòa bình và an ninh và phát triển bền vững của thế giới. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và Đại hội đồng LHQ đã thông qua một số Nghị quyết nêu rõ vai trò của thanh niên trong vấn đề này, trong đó phải kể đến Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ số 2250 (năm 2015) lần đầu tiên xác lập khung khổ chính sách quốc tế công nhận vai trò quan trọng của thanh niên trong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột, duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh.

Năm 2019, Văn phòng Liên hợp quốc về giải trừ quân bị (UNODA) đã khởi động sáng kiến “Thanh niên vì Giải trừ quân bị” (Youth4Disarmament) để thu hút, giáo dục và trao quyền cho thanh niên nhằm tạo thuận lợi cho thanh niên tham gia một cách có ý nghĩa trong lĩnh vực giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Để thúc đẩy vai trò của thanh niên trên lĩnh vực này, trong khuôn khổ Hội nghị Giải trừ quân bị, lần đầu tiên đã diễn ra Phiên thảo luận về “Thanh niên và Giải trừ quân bị” vào ngày 12/8 tại Geneva.

Hội nghị Giải trừ quân bị là diễn đàn đàm phán đa phương toàn cầu duy nhất về giải trừ quân bị với 65 quốc gia thành viên, đại diện hầu hết các khu vực, các nhóm nước với nhiều trình độ phát triển khác nhau. Việt Nam lần đầu tiên tham gia các cuộc họp của hội nghị năm 1993 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1996.

Chương trình đã chọn ra 10 thanh niên xuất sắc từ 6.515 ứng cử viên đăng ký, gồm đại diện Anh, Lebanon, Đức, Nigeria, Ai Cập, Uganda, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Nam Phi và Việt Nam.

Việc nữ sinh viên Việt Nam Phùng Trang Linh, 1 trong 4 quán quân của chương trình Thanh niên vì giải trừ quân bị được mời phát biểu tại Phiên thảo luận quốc tế này mang nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, điều này cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay năng động, bản lĩnh, được đào tạo bài bản, chia sẻ mối quan tâm chung của thanh niên quốc tế trong lĩnh vực giải trừ quân bị, đóng góp cho việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.

Thứ hai, nội dung bài phát biểu của Trang Linh thể hiện ý nghĩa, cam kết của Việt Nam, một quốc gia vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, đối với vấn đề quốc tế về giải trừ quân bị, phi quân sự hóa và ngăn chặn bạo lực vũ trang.

Thứ ba, việc này cũng phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với thanh niên, khuyến khích và hỗ trợ thanh niên tham gia tiến trình hoạch định chính sách; thế hệ thanh niên được đào tạo, có kiến thức, bản lĩnh, sẵn sàng tham gia thảo luận về giải trừ quân bị, ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và khu vực, phù hợp với tinh thần các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ về thanh niên và giải trừ quân bị, hòa bình và an ninh.

Thứ tư, việc nữ sinh Việt Nam phát biểu về giải trừ quân bị cho thấy sự tiến bộ của nữ thanh niên Việt Nam cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước ta nâng cao sự tham gia và vai trò của phụ nữ, nữ thanh niên trong các lĩnh vực, kể cả giải trừ quân bị, hoạt động gìn giữ hòa bình vốn hầu như là lĩnh vực “độc quyền” của nam giới.

Xin Đại sứ đánh giá về trình bày của đại diện thanh niên Việt Nam tại Phiên thảo luận Thanh niên và Giải trừ quân bị vừa qua? Phía Chủ tịch luân phiên Canada và các nước tham dự Hội nghị có phản hồi gì?

Bài phát biểu của sinh viên Phùng Trang Linh có nội dung đầy đủ, xúc tích, nêu ra những khó khăn, thách thức đang cản trở sự tham gia toàn diện của thanh niên trong vấn đề giải trừ quân bị, từ đó kiến nghị một số giải pháp khắc phục.

Bài phát biểu của đại diện thanh niên Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của Chủ tọa Phiên họp là Đại sứ Canada, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của Hội nghị Giải trừ quân bị, cũng như của nhiều đại biểu tham dự.

Một số đại biểu cho rằng bài phát biểu này tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, đồng thời truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ thế giới đối với vấn đề giải trừ quân bị, là lĩnh vực đàm phán có rất nhiều khó khăn để đạt đồng thuận.

Thanh niên Việt Nam có thể mang tầm vóc quốc tế!
Nữ sinh viên Việt Nam Phùng Trang Linh, 1 trong 4 quán quân của chương trình 'Thanh niên vì giải trừ quân bị', được mời phát biểu tại Phiên thảo luận quốc tế. (Nguồn: UN)

Đối với thanh niên Việt Nam, vấn đề giải trừ quân bị nói riêng và các vấn đề quốc tế nói chung vẫn còn tương đối “xa cách” trong việc tiếp cận hay thể hiện tiếng nói, quan điểm. Phải chăng sau sự kiện này, vai trò và sự tham gia của thanh niên Việt Nam trong các vấn đề quốc tế sẽ được thúc đẩy hơn, thưa Đại sứ?

Không chỉ đối với Việt Nam mà với không ít quốc gia trên thế giới, vẫn còn những rào cản nhất định đối với thế hệ trẻ trong tham gia vào các vấn đề quốc tế mang tính chuyên môn cao như vấn đề giải trừ quân bị.

Tuy nhiên, hiện nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của cách mạng công nghiệp và công nghệ số, thế hệ trẻ đang có những cách thức mới để tương tác, đưa ra những giải pháp táo bạo hơn đối với các vấn đề quốc tế nói chung và giải trừ quân bị nói riêng.

Việc đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu tại một diễn đàn quốc tế lớn, mang tầm vóc toàn cầu như Hội nghị Giải trừ quân bị sẽ khuyến khích thanh niên Việt Nam mạnh dạn, tích cực tham gia các vấn đề quốc tế trong thời gian tới.

Tôi cho rằng giới sinh viên, thanh niên Việt Nam với tinh thần ham học, sáng tạo, sẽ không ngừng nâng cao kiến thức, phát huy ứng dụng công nghệ số, cùng với việc tham gia vào giải quyết các vấn đề trong nước, cũng đồng thời quan tâm, tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quốc tế như giải trừ quân bị, gìn giữ và thúc đẩy hòa bình và an ninh, thương mại và phát triển, sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo, trao quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, thế giới số...

Từ góc độ Phái đoàn đại diện Việt Nam ở Geneva, nơi tập trung khoảng 40 tổ chức/cơ quan quốc tế liên chính phủ, Phái đoàn sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tại địa bàn về sự kiện, chương trình quốc tế dành cho thanh niên, đồng thời tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ cho các hoạt động, nỗ lực của sinh viên, thanh niên trong nước quan tâm nâng cao nhận thức, tham gia sự kiện, chương trình quốc tế.

Gần đây nhất, Phái đoàn đã giới thiệu với Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới về nhóm 3 học sinh ở Hà Nội sáng chế mũ Vihelm phòng chống Covid-19, trao đổi về thanh niên tham gia lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đồng thời nhóm đã giới thiệu sáng chế, khẳng định sẵn sàng chuyển giao công nghệ miễn phí cho các nước thu nhập thấp để góp phần ứng phó hiệu quả với đại dịch vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Thanh niên Việt Nam có thể mang tầm vóc quốc tế!
Phùng Trang Linh, sinh viên Đại học Ngoại thương, 1 trong 10 quán quân của chương trình Youth4disarmament.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, tích cực, chủ động tham gia vào các diễn đàn quốc tế và các tổ chức đa phương, các cán bộ ngoại giao trẻ nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung cần trau dồi, học hỏi những gì để trở thành thế hệ thanh niên quốc tế hiện đại?

Nhiệm vụ đối ngoại song phương và đa phương của Việt Nam vốn đã nặng nề, trong thời gian tới sẽ càng chịu áp lực lớn hơn, vừa thích ứng với bối cảnh thế giới và khu vực biến động mạnh, khó lường, vừa phục vụ những chiến lược, mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, nhất là nhằm phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh đó, cán bộ ngoại giao trẻ và thanh niên Việt Nam nói chung cần nắm vững chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thúc đẩy hội nhập quốc tế, chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương, và trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối với lợi ích của nước ta, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể.

Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, đối ngoại đa phương, mỗi cán bộ, thanh niên cần không ngừng nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực cả về chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ số, phong cách chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo; chủ động thích ứng linh hoạt với yêu cầu của công tác đối ngoại trước chuyển biến của tình hình.

Đại dịch Covid-19 đặt ra nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội học, gặp gỡ, trình bày và thảo luận trực tuyến, ngoại giao số, ngoại giao 4.0… Các bạn trẻ cần coi hoạt động trực tuyến là kênh hiệu quả để nắm bắt thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt trong việc tìm hiểu những vấn đề mới liên quan đến lợi ích của nước ta, thuộc lĩnh vực hoạt động đa phương hay lĩnh vực được giao phụ trách.

Bên cạnh đó các bạn trẻ cần phải học hỏi rèn luyện kỹ năng mềm như nâng cao khả năng ứng phó và tự thích ứng trong một môi trường học tập, làm việc liên tục có những thay đổi, rèn luyện phương pháp tư duy logic, nâng cao trình độ ngoại ngữ cùng với năng lực chuyên môn, các kỹ năng ngoại giao số... để thúc đẩy hợp tác liên ngành, song phương và đa phương, góp phần đẩy nhanh hội nhập quốc tế, thực hiện thành công chiến lược bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước bền vững.

Xin chân thành cảm ơn Đại sứ!

Ngoại giao Việt Nam qua hình ảnh, tài liệu lưu trữ

Ngoại giao Việt Nam qua hình ảnh, tài liệu lưu trữ

76 năm đồng hành, phục vụ sự nghiệp đối ngoại, có thể nói Lưu trữ Ngoại giao, đặc biệt là tài liệu lưu trữ là ...

Đào tạo nhân lực chuyển đổi số từ góc nhìn báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế

Đào tạo nhân lực chuyển đổi số từ góc nhìn báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế

Để không nằm ngoài sự chuyển mình của đời sống xã hội trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động ...

(thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

ASIAD 19: Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu vào bán kết, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ cảm xúc với báo chí

ASIAD 19: Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu vào bán kết, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ cảm xúc với báo chí

Sau gần 2 giờ thi đấu trận tứ kết bóng chuyền nữ ASIAD 19, đội tuyển Việt Nam đã thắng thuyết phục đội Triều Tiên và giành quyền vào ...
Đến Ninh Thuận, 'khai phá' những giá trị khác biệt

Đến Ninh Thuận, 'khai phá' những giá trị khác biệt

Ninh Thuận - mảnh đất hội tụ những giá trị khác biệt - đã sẵn tâm thế để đón chào các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc các nước trong ...
Thị trường bất động sản quý 3/2023: Nhiều chỉ báo phục hồi; đầu tư chung cư thu lợi nhuận tốt và ổn định

Thị trường bất động sản quý 3/2023: Nhiều chỉ báo phục hồi; đầu tư chung cư thu lợi nhuận tốt và ổn định

Quý 3/2023, dù thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn nhưng cũng đã nhen nhóm những chỉ dấu tích cực về nhu cầu giao dịch, tâm lý người ...
Ba công ty Indonesia bị yêu cầu điều tra bán vũ khí cho Myanmar sau đảo chính

Ba công ty Indonesia bị yêu cầu điều tra bán vũ khí cho Myanmar sau đảo chính

Tổ chức nhân quyền và cựu Tổng chưởng lý Indonesia yêu cầu điều tra cáo buộc 3 công ty nhà nước Indonesia bán vũ khí cho chính quyền quân sự ...
Tình hình Nagorno-Karabakh: Armenia lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Azerbaijan bắt giữ các thủ lĩnh ly khai

Tình hình Nagorno-Karabakh: Armenia lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Azerbaijan bắt giữ các thủ lĩnh ly khai

Ngày 4/10, Armenia đã lên án việc Azerbaijan bắt giữ một số thủ lĩnh ly khai từ vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, sau khi Baku kiểm soát khu vực.
Năm thói quen lành mạnh giúp người ngoài 50 tuổi sống khỏe và lâu hơn

Năm thói quen lành mạnh giúp người ngoài 50 tuổi sống khỏe và lâu hơn

Không hút thuốc, có chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng... giúp bạn sống khỏe hơn.
Việt Nam khẳng định cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ

Việt Nam khẳng định cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới và các quyền của phụ nữ

Đại diện Việt Nam nêu bật những kết quả và thành tựu Việt Nam đạt được trong bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.
LHQ yêu cầu lực lượng cảnh sát đa quốc gia ngăn chặn bóc lột tình dục ở Haiti

LHQ yêu cầu lực lượng cảnh sát đa quốc gia ngăn chặn bóc lột tình dục ở Haiti

Hội đồng Bảo an LHQ sẽ bỏ phiếu về vấn đề triển khai lực lượng cảnh sát đa quốc gia tới Haiti nhằm giúp nước này chống lại các băng đảng bạo lực.
Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam chính thức khởi động giai đoạn 2 (2023-2025)

Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam chính thức khởi động giai đoạn 2 (2023-2025)

Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn hai đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, AstraZeneca và Plan International Việt Nam chính thức khởi động.
9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

9 tháng đầu năm 2023, Campuchia bắt giữ hơn 14.700 nghi phạm ma túy

Lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ 14.722 nghi phạm liên quan đến ma túy, trong đó có 331 người nước ngoài và tịch thu 2,68 tấn ma túy bất hợp pháp.
Bộ Công an thông tin mới nhất về việc khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên cùng 2 bị can

Bộ Công an thông tin mới nhất về việc khởi tố, bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên cùng 2 bị can

Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, các hành vi vi phạm liên quan đến Ngô Thị Tố Nhiên đang được cơ quan công an tiếp tục mở rộng điều tra.
Đoàn Bộ Công an thăm Nga và Belarus: Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đoàn Bộ Công an thăm Nga và Belarus: Thúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc dẫn đầu, đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 21-28/9.
Lợi dụng ứng dụng Podcast chống phá: Nhận diện để chủ động đấu tranh

Lợi dụng ứng dụng Podcast chống phá: Nhận diện để chủ động đấu tranh

Lợi dụng đặc tính tiện lợi của Podcast, các thế lực thù địch, phản động tạo lập các kênh nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá.
Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Việt Nam xứng đáng được hoan nghênh với những cam kết kiên định tại Liên hợp quốc

Việt Nam là thành viên năng động, trách nhiệm, có nhiều đóng góp tại Liên hợp quốc trong suốt 45 năm qua.
Người dân - lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Người dân - lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Hơn lúc nào hết, dựa vào dân vẫn là cách 'lo xa, lo sớm' trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.
Hợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người

Hợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người

Việt Nam-Australia tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin thông qua các đối thoại, trong đó có đối thoại an ninh và đối thoại nhân quyền thường niên.
Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại về quyền con người nói riêng cần được đẩy mạnh để giải quyết những thách thức hiện nay.
Số hóa hệ sinh thái dữ liệu - 'chìa khóa' để quản lý quốc gia thông minh, vì mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu - 'chìa khóa' để quản lý quốc gia thông minh, vì mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau

Những quốc gia có hệ sinh thái dữ liệu chất lượng là những quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế - xã hội ấn tượng.
Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người

Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người

Đức, Ba Lan và Czech đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung nhằm chống lại tội phạm buôn người và nhập cư bất hợp pháp.
Nhức nhối nạn bắt cóc phụ nữ và trẻ em ở Pakistan

Nhức nhối nạn bắt cóc phụ nữ và trẻ em ở Pakistan

Số lượng các vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em tại Pakistan đang có xu hướng gia tăng trong vòng vài tháng qua.
Lý do Thủ tướng Ấn Độ gọi 19/9 là 'ngày lịch sử'

Lý do Thủ tướng Ấn Độ gọi 19/9 là 'ngày lịch sử'

Chính phủ Ấn Độ mới thông qua dự luật nhằm đảm bảo 33% số ghế trong Hạ viện và các cơ quan lập pháp cấp bang do phụ nữ đảm nhận.
Singapore: Cực đoan hóa trực tuyến làm tăng nguy cơ đe dọa khủng bố

Singapore: Cực đoan hóa trực tuyến làm tăng nguy cơ đe dọa khủng bố

Bộ trưởng Shanmugam cho rằng, cực đoan hóa trực tuyến là yếu tố chính thúc đẩy mối đe dọa khủng bố ở Singapore hiện nay.
Hàn Quốc: 'Gánh nặng' khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới

Hàn Quốc: 'Gánh nặng' khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới

Phụ nữ Hàn Quốc tích cực tham gia lực lượng lao động hơn bao giờ hết, nhưng khoảng cách tiền lương giữa phụ nữ và nam giới ngày càng lớn.
Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

UNICEF cho biết, chưa đến 3% nguồn tài trợ toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nhắm vào trẻ em.
Phiên bản di động