Thay vì chiến lược ‘Không Covid-19’, Australia đang tìm cách tiếp cận mới

MỘC LAN
Australia từng theo đuổi chiến lược 'Không Covid-19' bằng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Nhưng với biến thể Delta, tình thế đang thay đổi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiện có hơn một nửa trong số 25 triệu dân của Australia đang sống trong tình trạng giãn cách nghiêm ngặt vì Covid-19. (Nguồn: AFP)
Hiện có hơn một nửa trong số 25 triệu dân của Australia đang sống trong tình trạng giãn cách vì Covid-19. (Nguồn: AFP)

Tiến sĩ Cliff - bác sĩ huyết học ở Melbourne và Tiến sĩ Fernandes - bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ ở Sydney có bài phân tích trên tờ The New York Times về những khó khăn trong công cuộc đối phó với biến thể Delta ở Australia. Hai bác sĩ này, làm việc ở bộ phận chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện nơi họ công tác, đều cho rằng, Australia cần có cách tiếp cận mới trong cuộc chiến chống Covid-19.

“Bối rối” trước Delta

Cho đến gần đây, Australia vẫn khá tự tin về hiệu quả chống dịch của đất nước: Thông qua việc đóng cửa biên giới nghiêm ngặt, các đợt phong tỏa kéo dài và vị trị địa lý nằm giữa đại dương, đất nước này đã tránh được một đợt bùng phát quy mô lớn.

Tuy nhiên, biến thể Delta đã đảo lộn thành công đó.

Hiện có hơn một nửa trong số 25 triệu dân của Australia đang sống trong tình trạng giãn cách nghiêm ngặt - bao gồm lệnh giới nghiêm qua đêm, giới hạn đi lại chỉ khoảng 5km từ nhà và hạn chế tập thể thao ngoài trời.

Bang New South Wales (NSW), Australia hiện ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất cả nước. Ngày 8/9, bang NSW ghi nhận 1.405 ca mắc mới Covid-19 và 5 ca tử vong. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở bang đông dân nhất Australia này hiện đạt gần 43%. Giới chức bang hi vọng, tỷ lệ này sẽ đạt ngưỡng 70% vào giữa tháng 10 và 80% vào đầu tháng 11 tới.

Tình hình dịch bệnh xấu đi ở khu vực Đông Nam Australia khiến Thủ tướng Scott Morrison tháng 8 vừa qua đã phải thừa nhận rằng “rất ít khả năng” nước này sẽ trở lại trạng thái không ca nhiễm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, số trường hợp nhiễm Covid-19 đã tăng lên hơn 1.600 ca/một ngày, nhiều nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Trong bối cảnh các nhà chức trách tăng cường các biện pháp hạn chế, các bệnh viện đang đạt đến ngưỡng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 thì chương trình tiêm chủng bị trì hoãn của Australia mới bắt đầu có động lực.

Trước khi biến thể Delta xuất hiện, các đợt phong tỏa tích cực của Australia đã dập tắt được các ca nhiễm. Cuộc sống trở lại gần như bình thường từ khoảng tháng 12/2020 đến tháng 5/2021.

Nhưng điều này khiến đất nước "rơi vào cảm giác an toàn sai lầm", trong khi chỉ 8% người Australia được tiêm phòng đầy đủ vào tháng 7/2021.

Động lực tiêm vaccine Covid-19

Việc tiêm phòng ở Australia đã tiến triển trong những tuần gần đây, nhờ vào nguồn cung vaccine Pfizer ngày càng tăng.

Với mục tiêu được thoát khỏi những lệnh hạn chế chặt chẽ, người dân Australia bắt đầu “chịu khó” đi tiêm phòng. Hiện gần 39% người Australia đã được tiêm phòng đầy đủ và 64% đã tiêm ít nhất một liều.

Nguyên nhân Australia triển khai chiến lược tiêm vaccine chậm chạp được cho là xuất phát từ việc nước này không thể sản xuất vaccine mRNA.

Việc Australia phụ thuộc vào vaccine AstraZeneca cũng góp phần đưa đến sự chậm chạp đó.

Khi ghi nhận một số trường hợp đông máu hiếm gặp liên quan đến vaccine AstraZeneca, các chính trị gia tranh cãi, các phương tiện truyền thông địa phương không ngừng công kích. Sự do dự và trì hoãn tiêm vaccine AstraZeneca ngày càng lan rộng ở Australia.

Với tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, Australia tỏ ra khá lúng túng khi biến thể Delta xuất hiện.

Độc lực gia tăng, tốc độ lây lan nhanh của biến thể, kết hợp với thời tiết mùa Đông của Australia, đã dẫn đến nhiều đợt bùng phát nhanh chóng trên khắp đất nước.

Tin liên quan
Thủ tướng Australia: Mọi người có thể ôm hôn nhau vào đêm Giao thừa Thủ tướng Australia: Mọi người có thể ôm hôn nhau vào đêm Giao thừa

Vụ việc một tài xế xe limousine đưa đón khách sân bay và một nhân viên lễ tân của bệnh viện chữa trị Covid-19, đều chưa được tiêm phòng, khi bị nhiễm bệnh đã lây truyền cho nhiều người khiến dư luận hoang mang.

Trong nỗ lực tìm vaccine Pfizer mRNA càng sớm càng tốt, Australia đã phải nhờ cậy đến cơ chế COVAX để có tạm 500.000 liều. Nước này cũng nhận được sự hỗ trợ và nhượng lại vaccine từ Ba Lan, Anh và Singapore.

Dù tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng nhưng có lẽ phải mất nhiều tháng nữa Australia mới tính đến việc nới lỏng các hạn chế.

Biến thể mới, chiến thuật mới

Đến nay, Australia vẫn đóng cửa biên giới. Các trường hợp được xem xét xuất, nhập cảnh ở Australia rất ít với nhiều thủ tục khó khăn.

Với nỗ lực ngăn chặn số ca lây nhiễm, hạn ngạch đi lại vẫn tiếp tục bị cắt giảm.

Cơ chế áp dụng cho người nhập cảnh phải cách ly tại khách sạn 14 ngày đôi lúc bị nghi ngờ về tính hiệu quả và được cho là mối đe dọa bùng phát dịch khi vẫn nhiều người tìm cách trốn cách ly.

Các bang của Australia đang ngày càng dựa vào lực lượng cảnh sát và quân đội để chung tay trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Giống như nhiều quốc gia khác, chính sách phong tỏa đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Australia hàng tỷ USD.

Mặc dù áp dụng phong tỏa, số ca nhiễm ở Australia vẫn tiếp tục tăng. Chiến lược “Không Covid-19” đang ngày càng trở nên xa tầm tay.

Nhiều người Australia tỏ ra mệt mỏi và chán nản.

Rõ ràng, Australia không thể đánh bại biến thể Delta bằng các chiến thuật hiệu quả trước đây. Nước này cần có một cách tiếp cận mới.

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Chiến lược ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh ngoại giao vaccine trong và ngoài nước với ba ...

Cơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!

Cơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!

Thủ tướng Australia Scott Morrison đến Cornwall, Vương quốc Anh, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021 với vai trò khách mời ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động