The Diplomat: Philippines đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc trên Biển Đông?

Vũ Ngọc
Thái độ gay gắt từ những quan chức cấp cao Philippines những ngày qua khá trái ngược với lập trường thân thiện của Tổng thống Rodrigo Duterte với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
The Diplomat: Philippines đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc trên Biển Đông?
Khu vực Bãi cạn Scarborough ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc Philippines. (Nguồn: AFP)

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 3/5 thông báo, chính phủ nước này phản đối việc tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rầy các tàu hải cảnh của Philippines đang thực hiện hoạt động tuần tra tại một bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông.

Đây là lời phản đối mới nhất trong hàng chục lần phản đối thời gian gần đây mà Bộ Ngoại giao Philippines đưa ra, cùng với ngày càng nhiều tuyên bố gay gắt của người đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng nước này về các hành động của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp.

Phản ứng quyết liệt

Thái độ gay gắt từ những quan chức cấp cao Philippines những ngày vừa qua đã gia tăng bất chấp lập trường thân thiện của Tổng thống Rodrigo Duterte với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đã lên Twitter viết những lời lẽ khá khiếm nhã để yêu cầu Trung Quốc đi ra khỏi các khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana thì phản đối yêu cầu của Bắc Kinh rằng, Philippines phải chấm dứt các hoạt động tuần tra tại khu vực tranh chấp.

Tin liên quan
Philippines liên tiếp tuyên bố cứng rắn, Philippines liên tiếp tuyên bố cứng rắn, 'làm căng' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Ông phát biểu trong một đoạn băng ghi hình được đưa ra tối 2/5: “Mặc dù chúng ta biết rằng, năng lực quân sự của Trung Quốc tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều, nhưng điều này không ngăn cản được chúng ta bảo vệ những lợi ích quốc gia của mình và sự tôn nghiêm của chúng ta với tất cả những gì chúng ta có”.

Trong sự cố mới nhất, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Bộ này “phản đối các hành vi bao vây, ngăn chặn nguy hiểm và những lời thách thức qua sóng radio của lực lượng hải cảnh Trung Quốc nhằm vào các tàu hải cảnh Philippines đang thực hiện các hoạt động tuần tra hàng hải hợp pháp và các cuộc tập huấn” từ ngày 24-25/4 gần Bãi cạn Scarborough ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc Philippines.

Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền với ngư trường dồi dào tài nguyên này, vốn đã bị Trung Quốc giành quyền kiểm soát vào năm 2012 bằng cách dùng lực lượng hải cảnh và các tàu giám sát để bao vây sau khi có một cuộc đối đầu căng thẳng với các tàu của Philippines.

Bộ này cũng tuyên bố phản đối “sự hiện diện liên tục, bất hợp pháp, kéo dài và ngày càng gia tăng của các tàu đánh cá và tàu bán dân sự của Trung Quốc tại các khu vực thuộc Philippines” trên vùng biển tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, các lực lượng thực thi pháp luật Philippines đã phát hiện hàng trăm tàu Trung quốc xuất hiện trong các khu vực xung quanh Bãi cạn Scarborough và Đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát (mà Philippines gọi là Pagasa) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay.

Căng thẳng tiếp tục leo thang

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp và “chấm dứt các hành động làm phức tạp hóa tình hình và gây leo thang những tranh chấp”.

Trung Quốc hiện đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.

Hôm 2/5, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết, một đội tàu sân bay của Trung Quốc vừa tiến hành các cuộc tập trận thường niên tại tuyến hàng hải sầm uất này.

Tình trạng thù địch leo thang giữa Manila và Bắc Kinh bắt đầu xảy ra sau khi hơn 200 tàu Trung Quốc bị giới chức Philippines nghi ngờ là do lực lượng dân quân điều khiển, bị phát hiện tại Đá Ba Đầu hồi đầu tháng 3.

Chính phủ Philippines đã yêu cầu các tàu này rời đi, sau đó điều các tàu hải cảnh đến khu vực này. Phía Trung Quốc nói họ sở hữu bãi đá ngầm này và các tàu của Trung Quốc đang trú tạm ở đây trong tình trạng thời tiết xấu trên biển.

Nhiều tàu Trung Quốc sau đó đã rời khỏi Đá Ba Đầu, nhưng một số vẫn bám trụ ở khu vực này, vốn thuộc đảo san hô cạn do cả Trung Quốc và Việt Nam kiểm soát một phần.

Chính phủ Philippines cho biết, bãi đá nằm trong khu vực ngoài khơi của Philippines được quốc tế công nhận và Manila có đặc quyền để khai thác cá, dầu mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên khác tại đây.

Mỹ cho biết sẽ đứng về phía Philippines trong các tranh chấp lãnh thổ này.

Trước thông tin tàu Sơn Tây Sơn Đông và tàu đổ bộ tấn công Hải Nam của Trung Quốc ngày 28/4 đã tiến vào Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt tuyên bố:

Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán, mọi hoạt động trên biển cần được tiến hành trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển tại các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước.

Việt Nam mong rằng, các nước sẽ nỗ lực đóng góp để thực hiện mục tiêu và nguyện vọng chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế về việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thượng tôn pháp luật tại Biển Đông.

Tàu cá Trung Quốc tập kết tại Đá Ba Đầu ở Biển Đông: Thấy gì từ phản ứng của Mỹ?
Mặc cảnh báo của Trung Quốc, Philippines sẽ tiếp tục tập trận ở Biển Đông
Foreign Policy cung cấp hành tung của tàu cá Trung Quốc tại Đá Ba Đầu, chỉ ra chiến thuật 'cải bắp' trên Biển Đông
Biển Đông: Philippines hành động dồn dập, yêu cầu Trung Quốc nên dừng lại

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động