Thế giới 'dậy sóng' trước ICBM tối tân bậc nhất của Triều Tiên

Minh Quân
TGVN. Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới xuất hiện trong diễu binh 75 năm Đảng Lao động Triều Tiên tích hợp công nghệ tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Triều Tiên đã công bố ICBM mới được chở trên các xe mang bệ phóng tự hành (TEL) 22 bánh, so với tên lửa Hwasong-15, vốn được di chuyển bằng TEL chỉ 18 bánh trong cuộc duyệt binh ngày 10/10 tại Bình Nhưỡng.

Giáo sư Chang Young-keun tại Đại học Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc cho biết: “9 trục trên TEL chở ICBM Hwasong-15 được bố trí với khoảng trống ở giữa, trong khi 11 trục trên ICBM mới được chế tạo gần nhau. Thiết kế này của TEL chỉ ra rằng trọng lượng tổng thể của tên lửa đã tăng lên”. Ông cũng lưu ý rằng chiều dài và đường kính tên lửa tăng lên là do động cơ tên lửa đã được cải tiến. Theo giáo sư Chang, “ICBM mới này là một tên lửa nhiên liệu lỏng. Có hai cặp động cơ trong tầng đầu, và tầng thứ hai nhiều khả năng có các động cơ mới mà (Triều Tiên) đã thử nghiệm hai lần vào tháng 12 năm ngoái”.

Thế giới 'dậy sóng' trước ICBM tối tân bậc nhất của Triều Tiên
Mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới của Triều Tiên được giới thiệu trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng ngày 10/10/2020. (Ảnh: Yonhap)

Melissa Hanham, Phó Giám đốc cơ quan nghiên cứu Open Nuclear Network, bình luận: “Loại tên lửa này là một quái vật”. AFP dẫn lời Harry Kazianis thuộc Trung tâm Lợi ích Quốc gia nhận định loại tên lửa này “lớn hơn rất nhiều và có sức công phá mạnh hơn nhiều so với bất kỳ tên lửa nào trong kho vũ khí của Triều Tiên”.

Theo Reuters, hệ thống ICBM mới và có quy mô lớn hơn này có thể được thiết kế để mang theo nhiều đầu đạn, hay còn được gọi là phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRVs), cho phép tấn công nhiều mục tiêu hơn và khó có thể bị đánh chặn hơn.

Bình luận về sức mạnh của loại tên lửa mới này, Michael Elleman - Giám đốc chương trình Chính sách Hạt nhân và Không phổ biến hạt nhân thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - cho rằng ICBM này có thể “nhắm trúng bất kỳ vị trí nào trên lục địa Mỹ”, có năng lực cao hơn cả ICBM R-16 hoặc R-26 của Liên Xô vốn chưa từng được triển khai.

Trong khi đó, các chuyên gia cũng lưu ý về loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mới của Bình Nhưỡng cũng xuất hiện trong đoạn phim của Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên. Các chuyên gia cho rằng tên lửa này cũng đã được Bình Nhưỡng cải tiến thành phiên bản mới.

Thế giới nói gì về tên lửa Triều Tiên?

Trong thông điệp chúc mừng gửi tới ông Kim Jong-un nhân dịp kỉ niệm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông muốn “bảo vệ, củng cố và phát triển” quan hệ với Triều Tiên.

Trong khi đó, Mỹ bày tỏ thất vọng về cuộc diễu binh nói trên với việc phô diễn tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại. Trong một tuyên bố, quan chức Mỹ nêu rõ: “Thật là thất vọng khi chứng kiến Triều Tiên tiếp tục ưu tiên phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân bị cấm của mình”. Washington đang kêu gọi Bình Nhưỡng “can dự vào các cuộc đối thoại thực chất và bền vững để đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Supple ngày 10/10 cho biết Washington đang tham vấn với các đồng minh châu Á để phân tích về cuộc diễu binh quân sự mới nhất của Triều Tiên. Động thái này diễn ra vài giờ sau khi Triều Tiên ra mắt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới, vốn được cho là loại ICBM lớn nhất của Bình Nhưỡng từ trước đến nay.

Quan chức trên nói: “Chúng tôi đã biết được những báo cáo liên quan đến cuộc diễu binh. Công tác phân tích của chúng tôi đang được thực hiện và chúng tôi đang tham vấn với các đồng minh châu Á của chúng tôi trong khu vực”.

Triều Tiên muốn gì từ trình diễn tên lửa ICBM?

Ông Markus Garlauskas - cựu sĩ quan tình báo Mỹ về Triều Tiên - nhận định rằng ICBM mới được trình diễn nói trên có thể nhằm xóa tan những nghi ngại về năng lực của Triều Tiên trong việc tiến hành một cuộc tấn công vào lục địa Mỹ, đồng thời đây cũng là một mối đe dọa ngầm rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị thử nghiệm loại tên lửa lớn hơn này. Ông lập luận: “Nếu tên lửa Hwasong-15 có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân 'siêu lớn' nhắm đến bất kỳ địa điểm nào tại Mỹ thì câu hỏi thường tình đặt ra là loại tên lửa lớn hơn này có thể mang theo cái gì?”

Cùng nhận định trên, ông Riki Ellison, người sáng lập tổ chức tuyên truyền về vấn đề phòng thủ tên lửa phi lợi nhuận Missile Defense Advocacy Alliance, cho rằng đa phần ý kiến dự đoán rằng Bình Nhưỡng sẽ thử loại tên lửa lớn hơn này trong vài tháng tới, phát đi thông điệp đến cả Trump và ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden. Bà Jenny Town, nghiên cứu viên tại Trung tâm Stimson, cũng cho rằng Triều Tiên khó có thể triển khai tên lửa này khi chưa thử nghiệm ít nhất một lần.

AFP dẫn lời giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng sẽ vẫn thận trọng tránh không làm hủy hoại những cơ hội với Washington trước thềm cuộc bầu cử. Leif-Eric Easley, Giáo sư tại trường Đại học Ewha ở Seoul, tỏ ra thận trọng khi bàn về khả năng “hoạt động thực sự” của các hệ thống vũ khí được phô diễn trong cuộc diễu binh vừa qua. Ông nói: “Những vũ khí phô diễn tại cuộc diễu binh là lời nhắc nhở nghiêm túc rằng Triều Tiên sẽ không thể bị gạt ra khỏi mối quan tâm của cộng đồng quốc tế”.

Ông Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu trở thành Tổng thống Mỹ

Ông Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu trở thành Tổng thống Mỹ

TGVN. Cố vấn chính sách đối ngoại Brian McKeon cho rằng ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden, trong trường hợp ...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết ủng hộ quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết ủng hộ quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên

TGVN. Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 10/10 cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ nỗ lực ...

Tìm kiếm cơ hội hòa bình, Hàn Quốc kêu gọi Mỹ phối hợp tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

Tìm kiếm cơ hội hòa bình, Hàn Quốc kêu gọi Mỹ phối hợp tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

TGVN. Ngày 8/10, Tổng thống Moon Jae-in đã đề nghị Hàn Quốc và Mỹ phối hợp tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều ...

(theo Yonhap/AFP/Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động