Hệ thống tên lửa không gian: Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?

Hoàng Hà
Từ Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) đến tham vọng Vòm Vàng, các kế hoạch lá chắn quốc gia luôn gợi lại câu hỏi cũ: Ranh giới nào giữa phòng thủ chính đáng và chạy đua vũ trang?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?
Tên lửa bắn từ miền Nam Lebanon bị hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel chặn lại trên vùng Thượng Galilee ở miền Bắc Israel hồi tháng 8/2024. (Nguồn: AFP)

Ý tưởng về hệ thống phòng thủ tên lửa không gian không phải là điều mới mẻ trong lịch sử chiến lược quân sự hiện đại.

Chiến tranh giữa các vì sao

Theo Tiến sĩ Matthew Powell thuộc Đại học Portsmouth (Anh), trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sau thảm kịch Hiroshima và Nagasaki năm 1945, nỗi ám ảnh vũ khí hạt nhân đã khiến các siêu cường tìm kiếm giải pháp ngăn chặn nguy cơ tấn công hủy diệt. Đáng chú ý nhất là Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (1911-2004) công bố vào năm 1983, được biết đến với tên gọi “Chiến tranh giữa các vì sao”.

SDI đặt mục tiêu xây dựng hệ thống phòng thủ kết hợp giữa các tên lửa đánh chặn mặt đất và thiết bị tác chiến trong không gian, nhằm tiêu diệt tên lửa hạt nhân của đối phương từ khi còn ở bên ngoài khí quyển. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đánh trúng mục tiêu mà còn giảm thiểu nguy cơ phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân trong khí quyển.

Tuy nhiên, SDI không phải kế hoạch hành động cụ thể mà chỉ là lời kêu gọi tài trợ cho việc nghiên cứu các công nghệ cần thiết. Tổng thống Reagan khẳng định SDI hướng tới mục tiêu “khiến vũ khí hạt nhân trở nên lỗi thời” và một thế giới hòa bình hơn, song Liên Xô lại xem đây là mối đe dọa nghiêm trọng. Tiến sĩ Powell cho rằng, sáng kiến này nên được nhìn nhận trong bối cảnh chính quyền Reagan gây sức ép buộc Moscow trở lại bàn đàm phán cắt giảm vũ khí chiến lược. Thông qua việc phát triển một hệ thống phòng thủ có khả năng vô hiệu hóa phần lớn sức mạnh răn đe hạt nhân, Washington kỳ vọng có thể khiến Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia đàm phán.

Theo Tiến sĩ Powell, mục tiêu chiến lược của SDI là vô hiệu hóa sức mạnh răn đe hạt nhân của Liên Xô, phá vỡ thế cân bằng mong manh dựa trên học thuyết “bảo đảm hủy diệt lẫn nhau” (MAD). Nếu Mỹ thành công trong việc triển khai hệ thống phòng thủ không gian, họ sẽ được bảo vệ trong khi Liên Xô thì không, tạo ra nguy cơ bất đối xứng chiến lược nghiêm trọng. Điều này thậm chí có thể khiến Điện Kremlin cân nhắc đòn tấn công phủ đầu trước khi SDI hoàn thiện, làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, trên thực tế, SDI chưa bao giờ được triển khai. Những khó khăn về kỹ thuật, chi phí khổng lồ và lo ngại khơi mào cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian khiến chương trình dần bị gác lại. Cuối cùng, chính Liên Xô đã kịp thời phát triển các biện pháp đối phó, khiến tham vọng về “vòm chắn tuyệt đối” của Washington sớm rơi vào bế tắc.

Vòm Sắt

Không giống SDI, Israel, một đồng minh của Mỹ, đã triển khai thành công một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả thực tế mang tên Vòm Sắt (Iron Dome), cũng là hệ thống phòng thủ tên lửa nổi tiếng nhất của nước này.

Vòm Sắt được phát triển sau cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon vào năm 2006, khi gần 4.000 quả rocket được bắn vào lãnh thổ Israel, gây tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản. Hệ thống này do hai tập đoàn quốc phòng Israel là Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries thiết kế, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Mỹ.

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011, Vòm Sắt được thiết kế để đánh chặn các tên lửa tầm ngắn, đạn pháo và súng cối ở khoảng cách từ 4-70 km tính từ bệ phóng. Hệ thống bao gồm ba thành phần chính là radar phát hiện, trung tâm chỉ huy tác chiến và các tên lửa đánh chặn Tamir. Khi radar xác định một vật thể là mối đe dọa, trung tâm chỉ huy sẽ tính toán phương án phản ứng tối ưu, sau đó phóng tên lửa siêu thanh sử dụng cảm biến hồng ngoại để tiêu diệt mục tiêu. Đáng chú ý, Vòm Sắt tích hợp thuật toán để bỏ qua những đạn pháo rơi vào khu vực không có dân cư, tiết kiệm đáng kể chi phí tác chiến. Mỗi khẩu đội Vòm Sắt gồm ba đến bốn bệ phóng, mỗi bệ chứa 20 tên lửa đánh chặn Tamir, với giá ước tính khoảng 50.000–60.000 USD mỗi quả.

Theo Iain Boyd, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến an ninh quốc gia kiêm Giáo sư Khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ, Đại học Colorado Boulder (Mỹ), Vòm Sắt từng được ca ngợi là “tường thành bất khả xâm phạm” của Israel với tỷ lệ đánh chặn 90%. Nhưng cuộc tấn công bất ngờ của phong trào Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 với hàng nghìn tên lửa đã chứng minh điểm yếu: Khi bị áp đảo số lượng, hệ thống phòng thủ dù tối tân đến đâu đều có thể bị xuyên thủng.

Vòm chắn phòng thủ hay chạy đua vũ trang?
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố lựa chọn thiết kế cho Vòm Vàng tại Nhà Trắng ngày 21/5. (Nguồn: Getty Images)

Vòm Vàng

Tiếp nối SDI và cảm hứng từ Vòm Sắt, ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mang tên Vòm Vàng (Golden Dome). Theo ông, đây sẽ là “lá chắn không gian thế hệ mới”, kết hợp các cảm biến và thiết bị đánh chặn bố trí trên mặt đất, trên biển và trong không gian, nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa hành trình tiên tiến và đặc biệt là vũ khí siêu thanh.

Vòm Vàng có cấu trúc ba lớp đánh chặn: Giai đoạn đầu tiêu diệt tên lửa ngay sau khi phóng, giai đoạn giữa đánh chặn trên không trung từ các trạm ở Alaska, California và giai đoạn cuối nhằm vô hiệu hóa tên lửa trước khi chạm tới mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ. Cốt lõi của hệ thống này sẽ là vệ tinh cảm biến, tên lửa đánh chặn tốc độ cao và một mạng lưới điều phối chiến lược xuyên miền. Theo Giáo sư Iain Boyd, một hệ thống như vậy đòi hỏi mạng lưới cảm biến phân bố địa lý toàn cầu, có khả năng bao phủ tất cả giai đoạn bay của tên lửa - từ lúc phóng đến khi tiếp cận mục tiêu. Do đó, cảm biến cần được đặt gần các khu vực có nguy cơ cao, đồng thời phải theo dõi mục tiêu liên tục trên hành trình hàng nghìn km.

Vòm Vàng sẽ kế thừa hạ tầng và công nghệ từ các chương trình phòng thủ tên lửa trước đó. Mỹ hiện sở hữu một hệ thống phòng thủ tên lửa tầng sâu, nhưng phần lớn vẫn dựa trên mô hình đánh chặn tên lửa đạn đạo truyền thống. Với đặc điểm linh hoạt và khả năng thay đổi quỹ đạo của tên lửa siêu thanh, các cảm biến hiện tại cần được nâng cấp, đặc biệt là cảm biến không gian. Đồng thời, máy đánh chặn phải phát triển để theo kịp tốc độ và cơ động của các vũ khí thế hệ mới. Thách thức lớn nhất là duy trì việc theo dõi chính xác liên tục, đòi hỏi cảm biến chuyên biệt cho từng giai đoạn bay, tích hợp trong một hệ thống chỉ huy – kiểm soát phức tạp.

Chuyên gia cảnh báo, sự khác biệt địa lý và chiến lược khiến tham vọng của Vòm Vàng khó thực thi. Marion Messmer, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Chatham House, lưu ý rằng thách thức phòng thủ tên lửa tại Mỹ phức tạp hơn nhiều so với Israel – nơi có diện tích nhỏ và phạm vi đe dọa giới hạn hơn.

Ngoài ra, dù ông Trump tiết lộ, tổng chi phí ước tính cho Vòm Vàng là 175 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2029, song Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho rằng, riêng các thành phần trên không gian có thể tiêu tốn tới 542 tỷ USD trong vòng 20 năm. Biên tập viên quốc phòng Shashank Joshi của The Economist nhận định, kế hoạch Vòm Vàng rất khó hoàn thành trong nhiệm kỳ của ông Trump, đặc biệt trong bối cảnh thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và nhiều dự án quốc phòng khác đang cạnh tranh nguồn lực.

Lá chắn hay cuộc đua?

Thực tế cho thấy, khi công nghệ ngày càng phát triển, các lá chắn tên lửa ngày càng hiện đại đi đôi với việc các đối thủ cũng càng tăng tốc cải tiến vũ khí tấn công và như vậy, cái gọi là phòng thủ tuyệt đối có thể chỉ là ảo tưởng chiến lược tốn kém và nguy hiểm.

Theo Giáo sư Boyd, mục tiêu trọng yếu của Vòm Vàng không chỉ nằm ở khả năng đánh chặn, mà sâu xa hơn là tái lập thế răn đe chiến lược tương tự thế cân bằng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, vốn dựa trên MAD. Các loại vũ khí mới mà Vòm Vàng hướng tới như tên lửa siêu thanh và đầu đạn cơ động đều có chi phí phát triển và vận hành rất cao. Với việc triển khai một hệ thống đánh chặn đủ hiệu quả, Mỹ kỳ vọng làm thay đổi cách tính toán chiến lược của các đối thủ tiềm tàng. Khi đối phương nhận thức rằng khả năng tên lửa đắt đỏ của họ bị vô hiệu hóa là rất cao, thì động lực để phát động một cuộc tấn công sẽ giảm sút rõ rệt.

Dù điều đó nghe có vẻ tích cực, nhưng thực tế, đối thủ của Mỹ có khả năng sẽ làm mọi cách để vượt qua kiến trúc phòng thủ này như nghiên cứu sản xuất nhiều tên lửa và đầu đạn hạt nhân với giá rẻ hơn nhằm áp đảo hệ thống phòng thủ. Nói cách khác, sự tồn tại của một lá chắn phòng thủ tên lửa chiến lược quy mô lớn có thể dẫn đến sự phổ biến vũ khí mất kiểm soát. Song cũng có khả năng, việc Mỹ tuyên bố sẽ cố gắng xây dựng hệ sinh thái phòng thủ chiến lược tinh vi như Vòm Vàng có thể thúc đẩy các đối thủ bước vào bàn đàm phán để cắt giảm vũ khí chiến lược.

Theo Tiến sĩ Powell, việc công bố các kế hoạch lá chắn phòng thủ, thoạt tiên được kỳ vọng như “liều thuốc” cho những bất an liên quan rủi ro về tên lửa, thường thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và dấy lên nhiều suy đoán về tác động đối với quan hệ quốc tế và cấu trúc an ninh toàn cầu. Đằng sau những tuyên bố tham vọng là hàng loạt câu hỏi về hiệu quả thực tế, tính khả thi trong triển khai và hệ quả chiến lược dài hạn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quân sự gia tăng và công nghệ tấn công ngày càng tinh vi.

Chính thức công bố dự án lá chắn Vòm Vàng và tham vọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Chính thức công bố dự án lá chắn Vòm Vàng và tham vọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Ngày 20/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã lựa chọn thiết kế chính thức cho hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ...

Lầu Năm Góc công bố lộ trình triển khai lá chắn Vòm Vàng, một nước muốn tham gia, Trung Quốc không vui

Lầu Năm Góc công bố lộ trình triển khai lá chắn Vòm Vàng, một nước muốn tham gia, Trung Quốc không vui

Mới đây, Lầu Năm Góc cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Vàng (Golden Dome) được thiết kế để tận dụng một số ...

Lá chắn tên lửa Vòm Vàng: Từ 'Chiến tranh giữa các vì sao' đến siêu dự án của Tổng thống Trump

Lá chắn tên lửa Vòm Vàng: Từ 'Chiến tranh giữa các vì sao' đến siêu dự án của Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã công bố thiết kế cho hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược mới mang tên Vòm ...

Hệ thống Vòm Vàng có thực sự khả thi hay là 'chiêu' chiến lược của ông Trump?

Hệ thống Vòm Vàng có thực sự khả thi hay là 'chiêu' chiến lược của ông Trump?

Sáng kiến lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng (Golden Dome) được Tổng tống Mỹ Donald Trump công bố hôm 20/5 đặc biệt thu ...

Triều Tiên lên tiếng về dự án lá chắn Vòm Vàng của Mỹ, cảnh báo tiếp tục nâng cao năng lực răn đe chiến tranh

Triều Tiên lên tiếng về dự án lá chắn Vòm Vàng của Mỹ, cảnh báo tiếp tục nâng cao năng lực răn đe chiến tranh

Ngày 27/5, Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại về dự án hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Vàng (Golden Dome) của Mỹ, coi ...

Đọc thêm

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nuôi sống con người, cũng là không gian để kết nối các lục địa.
Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy ...
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy bay thiệt mạng.
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Căng thẳng Israel-Iran: Tehran phản đòn với mưa tên lửa nhằm vào đối phương, báo động không kích toàn Israel, quốc tế nỗ lực hạ nhiệt

Iran phóng nhiều tên lửa nhằm vào lãnh thổ Israel, sau đó, loạt tiếng nổ lớn vang lên tại thành phố Tel Aviv.
Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Australia: Bất chấp làn sóng phản đối AUKUS gia tăng cùng việc xem xét lại của Mỹ, Thủ tướng Albanese vững niềm tin

Thủ tướng Australia mới đây đã thể hiện niềm tin vào tương lai của thỏa thuận an ninh ba bên giữa hai nước này với Anh và Mỹ (AUKUS).
Mông Cổ có Thủ tướng mới

Mông Cổ có Thủ tướng mới

Ông Zandanshatar Gombojav được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Mông Cổ theo đề xuất của đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền.
Israel tấn công Iran: Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm, hối thúc Tehran đạt thỏa thuận, Nga-Trung Quốc lên tiếng về tình hình nóng

Israel tấn công Iran: Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm, hối thúc Tehran đạt thỏa thuận, Nga-Trung Quốc lên tiếng về tình hình nóng

Trung Đông đang đứng bên bờ vực của một cuộc xung đột mới sau khi Israel tấn công quy mô lớn vào Iran.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vươn mình vượt thách thức

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada là cơ hội để nhóm tái khẳng định vai trò trong bối cảnh thế giới đứng trước hàng loạt thách thức.
Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Lắng nghe tiếng nói của đại dương

Liệu Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần này có thể tạo nên đột phá cần thiết trong nỗ lực bảo vệ 70% diện tích của thế giới?
Bước ngoặt ở Mông Cổ

Bước ngoặt ở Mông Cổ

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Mông Cổ, một Thủ tướng đương chức bị bãi nhiệm theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt Syria: Quyết định tranh cãi nhưng thực dụng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent gần đây đã chính thức công bố quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria.
Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Thủ tướng Campuchia thăm Nhật Bản: Tìm động lực phát triển mới

Chuyến công du của Thủ tướng Hun Manet tới Nhật Bản mang nhiều hàm ý quan trọng trong chính sách đối ngoại của Campuchia.
Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU: Bước khởi đầu hàn gắn

Hội nghị thượng đỉnh Anh-EU là lần đầu tiên cơ chế họp cấp cao giữa hai bên được thiết lập lại sau nửa thập niên Anh rời khối.
Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Iran tìm ra đòn bẩy mới 'né' phương Tây: Chậm mà chắc

Trước sự đình trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, Iran dường như ngày càng cam kết gắn bó hơn với chính sách 'hướng Đông'.
Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Nhân tố mới trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông: 'Thuyền lên, nước lên'

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có chính sách 'đảo chiều' với Syria làm dấy lên hy vọng cho Sudan.
NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO lập kế hoạch 'lấy lòng' ông Trump

NATO đang lên kế hoạch cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thuyết phục ông Trump về những cam kết quốc phòng.
Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Báo Lào: Thời cơ vàng để Việt Nam tăng tốc, vươn mình phát triển

Đó là nhận định về giai đoạn, thời cơ vàng phát triển hiện nay của Việt Nam trong bài viết trên ấn phẩm điện tử của tờ Pasaxon của Lào số ra ngày 3/6.
Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Mở khóa chiến dịch 'mạng nhện' - nước cờ cao tay của Ukraine

Chiến dịch mang mật danh 'mạng nhện' được lên kịch bản kỹ lưỡng của Ukraine đã hé lộ nhiều lỗ hổng an ninh của Nga.
Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Thêm 'mặt trận' cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung mới, chuyên gia dự báo Washington 'không thể cản bước' Bắc Kinh

Việc Bắc Kinh ngày càng xích lại gần Mỹ Latinh cho thấy sự tập trung và mở rộng chiến lược của quốc gia Đông Bắc Á đối với khu vực này.
Phiên bản di động