Thế giới tăng cường bảo vệ an ninh mạng

Trước những thách thức nghiêm trọng do tấn công mạng, nhiều nước đã chủ động đầu tư, tăng cường các biện pháp để đối phó như thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến mạng; các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực an ninh mạng; xây dựng Trung tâm An ninh mạng…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
the gioi tang cuong bao ve an ninh mang Anh thành lập trung tâm phòng chống tội phạm mạng
the gioi tang cuong bao ve an ninh mang Australia sẽ đào tạo đại học về tình báo tội phạm mạng

Có thể thấy, trong thời đại ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ đã có những đóng góp vô cùng quan trọng, làm thay đổi cơ bản mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội các quốc gia. Đặc biệt, sự ra đời, phát triển của máy tính và mạng internet đã tạo nên những đột phá trong kết nối, chia sẻ thông tin, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa.

Mối nguy hiểm từ tội phạm mạng

Với những ưu thế vượt trội, máy tính và internet tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhờ có internet mà xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Xã hội càng phát triển thì vai trò của máy tính và internet càng được thể hiện rõ hơn, con người khó có thể làm việc nếu như thiếu máy tính và internet.

the gioi tang cuong bao ve an ninh mang
Mã độc WannaCry đã làm tê tiệt hệ thống máy tính của rất nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học. (Nguồn: blogspot)

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và đóng góp tích cực thì thế giới cũng đã và đang đứng trước không ít thách thức, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cá nhân, Nhà nước, xã hội, thậm chí có thể đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh thế giới từ chính internet.

Internet đang dần trở thành phương tiện hữu hiệu của tội phạm sử dụng công nghệ cao và là công cụ được sử dụng để can thiệp vào an ninh, ổn định của các quốc gia, các tổ chức. Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có không ít cuộc xâm nhập, tấn công trái phép được cho là có tổ chức vào cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia và tổ chức trên môi trường mạng. Xu thế này ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường.

An ninh mạng hiện không còn là câu chuyện về mất an toàn đối với những thông tin riêng tư cá nhân, dữ liệu kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, mà còn tác động nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia.

Theo các chuyên gia, do các kết nối mạng không phân chia biên giới nên các rủi ro trên không gian mạng sẽ không phân biệt biên giới quốc gia, không phân biệt giới hạn giữa các tổ chức. Điển hình như vụ lây lan mã độc tống tiền WannaCry hồi tháng 5 vừa qua, gây ảnh hưởng đến khoảng 200.000 hệ thống mạng tại ít nhất 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mã độc WannaCry đã làm tê tiệt hệ thống máy tính của rất nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học... theo đó, người sử dụng mạng sẽ không thể truy cập dữ liệu trừ phi đồng ý trả cho tin tặc một khoản tiền ảo Bitcoin, trị giá từ 300 - 600 USD.

Trong một báo cáo ngày 10/10, các chuyên gia Mỹ đã cảnh báo, Đại hội thể thao Olympic, sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, chính là mục tiêu hấp dẫn đối với tin tặc và các đối tượng âm mưu phá hoại, với những hậu quả được dự báo là hết sức nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ tin tặc xâm nhập hệ thống tính tỷ số tại các địa điểm thi đấu, hoặc phát tán các thông tin nhạy cảm của các vận động viên.

Ngoài ra, hệ thống giao thông cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công mạng. Các vụ tấn công mạng kiểu này có thể khiến các trận thi đấu thể thao bị hủy, kéo theo những ảnh hưởng đối với các vận động viên hoặc khán giả… Một điều đáng quan tâm là cảnh báo này được đưa ra 4 tháng trước thềm Thế vận hội mùa Đông 2018 sẽ diễn ra từ ngày 9 – 25/2/2018 tại Pyeongchang, Hàn Quốc.

Các nước tăng cường đối phó với tội phạm mạng

Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng, cộng đồng quốc tế và nhiều nước trên thế giới đang tăng cường các biện pháp sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa đến từ không gian mạng.

Các nước có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phát triển đã bắt đầu coi an ninh mạng là một bộ phận của tổng thể chiến lược quốc phòng chung.

Mỹ đã thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến mạng với nhiệm vụ bảo vệ hệ thống hạ tầng mạng của Mỹ cũng như tấn công hệ thống của các quốc gia khác (trong trường hợp có chiến tranh). Liên minh châu Âu (EU) cũng như Anh, Nga đều có các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực an ninh mạng.

the gioi tang cuong bao ve an ninh mang
Các nước có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phát triển đã bắt đầu coi an ninh mạng là một bộ phận của tổng thể chiến lược quốc phòng chung. (Nguồn: securecdn)

Anh hiện cũng đã xây dựng Trung tâm An ninh mạng và năng lực toàn cầu để đảm bảo an ninh mạng và hỗ trợ các nước triển khai các kế hoạch toàn diện nhằm đối phó với những mối đe dọa qua internet.

Mới đây, ngày 11/10, Chính phủ Anh đã đề xuất thêm việc đánh thuế đối với các trang mạng xã hội và các nhà cung cấp mạng Internet để hỗ trợ cho chiến dịch bảo vệ an ninh mạng của nước này nhằm giải quyết những vấn đề như các vụ bắt nạt, lạm dụng và những hành động phạm pháp khác nhằm vào trẻ em và những người sử dụng internet.

Động thái này của chính phủ Anh diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Theresa May đã chỉ trích các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook và Google về việc không kiểm soát những thông tin có nội dung cực đoan. Thời gian qua, thủ tướng May đã phải nhiều lần yêu cầu những trang mạng này ngăn chặn việc đăng tải tràn lan những thông tin trên, đồng thời giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi những thông tin như vậy.

Trong khi đó, Đức cũng khẳng định nước này đang nhìn nhận một cách nghiêm túc về các mối đe dọa can thiệp chính sách quốc nội của đất nước, bao gồm cả thông qua không gian mạng. Vì vậy, chính phủ Đức sẽ tăng cường các biện pháp đối phó, cũng như luôn sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp hay các vấn đề tương tự. Cơ quan tình báo nước ngoài Đức (BND) có kế hoạch đầu tư khoảng 130 triệu USD trong vòng 5 năm tới để thành lập "một đội trinh sát kỹ thuật" với khoảng 100 nhân viên.

Còn đối với Pháp, nước này đã triển khai kế hoạch đối phó với các cuộc chiến tranh mạng trị giá 2 tỷ USD và đây là ưu tiên chiến lược của ngân sách quân sự Pháp trong 5 năm tới. Theo đó, Bộ Quốc phòng Pháp tuyển dụng các chuyên gia công nghệ thông tin và lập trình để tăng cường khả năng bảo vệ, huấn luyện nhân viên hiện có, sử dụng công nghệ mạng để hỗ trợ tốt hơn cho quân đội Pháp.

Tại châu Á, nhiều nước như Nhật Bản, Ấn Độ cũng đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công nghệ hàng đầu của mình trước các hoạt động tình báo công nghiệp.

Riêng đối với Hàn Quốc, để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông 2018 tại Pyeongchang, chính phủ nước này đã cam kết đảm bảo an toàn cho sự kiện trọng đại này. Hàn Quốc hiện là nước đứng đầu chủ trì việc thành lập “Liên minh hỗ trợ an ninh mạng” (CAMP) với 34 quốc gia mới nổi như Nepal, Brazil, Uzbekistan, Moldova… nhằm tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh thông tin quốc tế.

the gioi tang cuong bao ve an ninh mang Ukraine cảnh báo nguy cơ xảy ra làn sóng tấn công mạng toàn cầu mới

Ngày 22/8, công ty an ninh mạng ISSP của Ukraine cho biết công ty này khả năng đã phát hiện ra một chiến dịch phát ...

the gioi tang cuong bao ve an ninh mang Ấn Độ, Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh mạng

Ngày 18/8, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết New Delhi và Tokyo tái khẳng định cam kết về một không gian mạng mở, an ...

the gioi tang cuong bao ve an ninh mang Trung Quốc tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng

Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chung khẳng định sẽ áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cường ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Mỹ có 'kế sách' mới chi hàng chục tỷ cho Ukraine, lộ 'số phận' tài sản Nga bị đóng băng, Moscow không 'ngồi yên'

Ukraine có thể có hàng chục tỷ Euro thông qua phát hành trái phiếu hoặc khoản vay, được bảo đảm bằng tài sản Nga bị đóng băng ở EU.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 17/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 17/4/2024.
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

CEO Apple Tim Cook mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Apple mở rộng hợp tác đầu tư với Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ...
Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Apple sẽ tích hợp AI trên iPhone giá rẻ

Theo Apple Insider, dòng sản phẩm iPhone giá rẻ thế hệ mới (iPhone SE 4) sẽ được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống camera nhằm cải ...
Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (17/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; nắng nóng gay gắt trên 38 độ diện rộng, Tây Bắc đặc biệt gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động