TIN LIÊN QUAN | |
Tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Doanh nghiệp ngành Công Thương: Loay hoay với cổ phần hóa |
Tại cuộc họp báo chuyên đề “Giới thiệu chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước năm 2017; tình hình CPH DNNN năm 2017 và kế hoạch tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016-2020” mới đây, Đại diện Bộ Tài chính cho biết, quá trình CPH DNNN trong năm nay khó có thể hoàn thành, vì chín tháng mới xong 11 doanh nghiệp, trong khi mục tiêu cả năm là 44.
Mục tiêu lại không đạt
Kế hoạch năm 2017 đã đặt ra là phải hoàn thành CPH 44 doanh nghiệp. Tuy nhiên, lũy kế đến hết chín tháng, dù đã có 34 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH nhưng chỉ có 11/44 doanh nghiệp thuộc diện phải CPH trong năm 2017, còn lại đều là các doanh nghiệp lẽ ra phải CPH từ năm 2016. Như vậy, tiến độ CPH chưa đạt kế hoạch, còn tốc độ thoái vốn cũng không như mong đợi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: NDH.vn) |
Trong phương án CPH đã được phê duyệt, vốn điều lệ của 34 đơn vị nói trên là 25.873 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 12.646 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.941 tỷ đồng, bán cho người lao động 205 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 20 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 5.060 tỷ đồng. Lũy kế đến hết tháng Chín, các đơn vị đã thoái được 3.838 tỷ đồng, thu về 15.998 tỷ đồng nhưng đã bao gồm cả các khoản thoái vốn trong năm 2016.
Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến, việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm như vậy là do nhiều nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân khách quan có những lý do chủ quan như một số Lãnh đạo DNNN vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm trong triển khai công tác CPH, thoái vốn.
Đánh giá đúng tài sản Nhà nước
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng CPH gây tranh cãi ở một số DNNN thời gian qua cũng đã phần nào ảnh hưởng tới các mục tiêu CPH mà Chính phủ đã đặt ra. Mục tiêu CPH đem lại lợi ích lớn hơn cho người lao động không đạt được như trong vụ việc tại Hãng phim truyện Việt Nam (VFS). Hay thất thoát tài sản Nhà nước trong CPH tại Công ty bóng đèn Điện Quang…
Câu chuyện xử lý và xác định giá trị “đất vàng” trong cổ phần hóa VFS được quan tâm nhiều nhất. Bởi ngay trước đó, trường hợp CPH Điện Quang được cho là một điển hình cho thấy quy định về định giá tài sản vốn Nhà nước đã bị nhóm lợi ích toan tính, trục lợi, thậm chí dìm giá trị xuống thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế.
Theo tài liệu công bố, giá trị của Công ty Điện Quang tại thời điểm 31/12/2003 để tiến hành cổ phần là 245,3 tỷ đồng, nhưng trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ có hơn 15,9 tỷ đồng. Sau thời điểm này, vốn điều lệ của Điện Quang bị đánh tụt xuống 23,5 tỷ đồng, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động giảm từ 49% xuống 38,9%, bổ sung tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài công ty là 10,04%...
Xâu chuỗi các con số cho thấy, quá trình CPH đã bị lợi dụng, giá trị vốn của Nhà nước cố tình bị đánh xuống thấp để các nhóm lợi ích có thể dễ dàng mua cổ phần với giá rẻ mạt so với thị trường để trục lợi. Hiện tượng này được cho là hệ lụy của quy định CPH bắt buộc phải từ việc định giá tài sản của nhà nước, để xác định chia cổ phần. Giới chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần thay thế việc định giá này bằng việc tổ chức đấu giá tài sản doanh nghiệp cổ phần, công bố đấu giá rộng rãi, để thu hút các nhà đầu tư tới cạnh tranh nhau mua lại tài sản nhà nước với giá cao nhất.
Bảo vệ tài sản và thúc đẩy CPH
Nhằm giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khiếu kiện đang tồn tại trong quá trình CPH, Nghị định CPH DNNN giai đoạn 2016-2020 đã đề xuất năm điểm mới bao gồm: điều chỉnh tiêu chí lựa chọn và có chính sách bán cổ phần phù hợp cho cổ đông chiến lược đối với doanh nghiệp cổ phần hóa; xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; xử lý các vấn đề tài chính trước và trong quá trình cổ phần hóa được tăng cường đảm bảo bảo ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước; chính sách bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa, về cơ bản chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp đã được kế thừa và duy trì qua các giai đoạn;
Điểm mới thứ năm được đưa ra là cải cách phương thức bán cổ phần lần đầu, ngoài ba phương thức bán cổ phần hiện hành là đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp, dự thảo Nghị định bổ sung thêm giải pháp mới là phương pháp dựng sổ (book building), tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức tài chính trung gian, các công ty kiểm toán, tư vấn…khi tham gia hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi doanh nghiệp.
Theo giới quan sát, quá trình CPHDNNN vừa nhận được thêm động thái tích cực hơn từ chính chủ sở hữu Nhà nước, như “luồng sinh khí mới” đang làm tươi mới hoạt động CPH. Với những cải cách này, Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, cơ chế chính sách mới hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tế, trên những tình huống đã xử lý và có tính trước những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chuyển đổi doanh nghiệp 100 % vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, đồng thời ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản quốc gia.
Yêu cầu công khai 730 DN cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ công khai danh sách 730 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa ... |
Phấn đấu hoàn thành kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa năm 2017 Cho rằng các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp ... |
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2017 Tăng mức trợ cấp đối với người có công; chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; thúc đẩy tăng trưởng ... |