Việc chống lạm phát cao là một thử thách với kinh tế Đức. (Nguồn: Euractiv) |
Lạm phát chỉ giảm chậm. Tại khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), tỷ lệ lạm phát là 2,5% trong tháng Sáu, so với mức hơn 5% cách đây 1 năm, và hơn 10% cách đây 2 năm.
Tuy nhiên, lạm phát khó có thể quay trở lại mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trước mùa Thu năm 2025, nếu không muốn nói là muộn hơn.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Hà Lan Klaas Knot cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo chí Đức rằng, hiện tượng này được giới chuyên môn ví như sự khó khăn mệt nhọc của chặng đường chạy cuối cùng.
Tin liên quan |
Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi |
Bundesbank, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và các ngân hàng thương mại đồng tình với một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thích ứng tốt một cách bất ngờ với tình trạng lãi suất tăng. Ngay cả ở Đức -với nền kinh tế phát triển kém nhất trong số các nền kinh tế lớn châu Âu- cũng không hề có suy thoái.
Thứ hai, trong lĩnh vực dịch vụ, lạm phát đang giảm “chậm hơn bình thường” vì có sự gia tăng đáng kể về nhu cầu. Ngoài ra, tiền lương tăng cũng có tác động mạnh đến chi phí của nhà cung cấp dịch vụ.
Thứ ba, năng suất không tăng. Đối với các công ty, điều này có nghĩa là họ không thể cung cấp chất lượng hoặc hiệu suất cao hơn mặc dù lương tăng.
Thứ tư, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã giảm bớt trong năm qua và nhiều giá nguyên liệu thô giảm. Nhưng chính sách hỗ trợ nguồn cung đã hết hạn nên sẽ không còn đóng góp đáng kể vào việc giảm lạm phát thêm nữa. Thậm chí, lạm phát có thể có xu hướng tăng trở lại do rủi ro địa chính trị.
Thứ năm, có những biến động mới trên các đại dương.
Theo chuyên gia thương mại thế giới Vincent Stamer ở Commerzbank, gần đây cứ 12 container thì có 1 container bị kẹt trên biển. Kết quả là giá cước vận tải đã tăng hơn gấp đôi kể từ mùa Xuân. Giá hàng hóa vận chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu tăng đặc biệt mạnh.
Thứ sáu, giá thuê tăng cũng có thể khiến tỷ lệ lạm phát khó giảm hơn nữa. Chi phí nhà ở có thể tăng trong thời gian ngắn “nếu chủ nhà chuyển chi phí tài chính cao hơn sang người thuê nhà, các nhà phát triển bất động sản giảm nguồn cung mới hoặc nhiều hộ gia đình quyết định thuê thay vì mua nhà".
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Hà Lan Knot cho rằng: "ECB cần cân nhắc cẩn thận việc cắt giảm lãi suất tiếp theo dựa trên bối cảnh hiện nay".
| Ấn Độ yêu cầu Nga hạ bớt một số hàng rào phi thuế quan, khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble Ấn Độ đang tìm cách tăng cường xuất khẩu sang Nga, bao gồm cả việc khuyến khích giao dịch bằng đồng Rupee và Ruble, đồng ... |
| Các nước ASEAN ngày càng 'để mắt' tới BRICS - lựa chọn phù hợp thời đại? Xuất hiện thách thức Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã thông báo, nước này đang chuẩn bị gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Thông tin ... |
| Đối mặt với khủng hoảng tồi tệ nhất nhiều thập niên, Nigeria có thể mất ngôi vị nền kinh tế hàng đầu châu Phi Cải cách kinh tế đang được tiến hành tại Nigeria, nhưng hiện tại, thuốc men, thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác có ... |
| Bolivia tìm thấy 'siêu mỏ khí đốt' - phát hiện quan trọng nhất kể từ năm 2005 Mới đây, một mỏ khí đốt có trữ lượng 1,7 nghìn tỷ m³, giá trị thị trường ước tính khoảng 6,8 tỷ USD được phát ... |
| Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế? Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,6% vào năm tới và 4,2% vào năm 2026. Những con số này sẽ giảm xuống 3% trong cả hai ... |