Thiên đường du lịch Maldives chật vật bịt 'lỗ hổng' trong dịch Covid-19

Quốc đảo Maldives đã mở cửa các khu nghỉ dưỡng để thu hút du khách, nhưng làn sóng đại dịch Covid-19 gia tăng gần đây lại làm lộ lỗ hổng y tế đáng lo ngại ở thiên đường du lịch này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại trung tâm y tế Hulhumalé ở thủ đô Malé, Maldives. (Nguồn: New York Times)
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại trung tâm y tế Hulhumalé ở thủ đô Malé, Maldives. (Nguồn: New York Times)

Báo New York Times ngày 19/6 đưa tin, 59% dân số Maldive đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, nhưng quốc đảo này gần đây chứng kiến làn sóng lây nhiễm mới, gây thiệt hại nặng nề. Gần 50% trong tổng số 200 ca vong do Covid-19 của nước này được ghi nhận trong tháng 5.

Cơ sở điều trị Covid-19 lớn nhất ở Maldives có gần 300 giường bệnh và nguồn cung cấp oxy ổn định. Nhưng khi Maldives báo cáo tỷ lệ ca nhiễm cao nhất thế giới (tính theo đầu người) vào tháng trước, quốc đảo này lộ ra lổ hổng đáng lo ngại: cạn kiệt nguồn nhân viên y tế.

Mariya Saeed, người đứng đầu Cơ sở Y tế Hulhumalé ở thủ đô Malé, cho biết: "Ở thời điểm tệ nhất, một y tá thậm chỉ phải điều trị cho 20 bệnh nhân ở các khu bệnh viện nói chung".

Phụ thuộc vào nhân viên y tế nước ngoài

Đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu nhân viên y tế trên khắp thế giới, buộc các chính phủ phải vào cuộc. Chẳng hạn như vào năm 2020, Tây Ban Nha đưa ra kế hoạch khẩn cấp nhằm tuyển dụng các sinh viên y khoa và các bác sĩ đã nghỉ hưu tham gia phòng chống dịch. Hồi tháng trước, tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã yêu cầu các quan chức địa phương bắt đầu tuyển dụng sinh viên y khoa năm cuối.

Nhưng Maldives, một quần đảo gồm khoảng 1.200 hòn đảo ở Ấn Độ Dương, phải đối mặt với những thách thức khác thường. Nước này khó thu hút sinh viên y khoa bởi vì họ chỉ có duy nhất một trường đại học có khoa y. Vì vậy, hệ thống chăm sóc của nước này phụ thuộc phần lớn vào lao động nước ngoài. Trong đó, nhiều bác sĩ và y tá làm việc ở nước này đến từ Ấn Độ, một quốc gia đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh khổng lồ.

"Chúng tôi đã trao đổi với các nước như Bangladesh và Ấn Độ về việc tuyển dụng bác sĩ và y tá của họ", Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih nói với các phóng viên hồi tháng trước nói. "Nhưng họ cũng lắc đầu do cũng đang phải gồng mình chống chọi đại dịch kinh hoàng", ông nói thêm.

Khi số ca bệnh mới tăng lên đến 1.500 ca mỗi ngày hồi tháng 5, hàng trăm bệnh nhân Covid-19 đã đến cơ sở y tế Hulhumalé. Mặc dù mới được xây dựng từ năm 2020 với mục đích điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nhưng cơ sở này - gồm 16 bác sĩ và 89 y tá - vẫn chưa sẵn sàng.

"Chúng tôi luôn trong tâm thế chuẩn bị cho làn sóng Covid-19 mới nguy hiểm hơn nhưng dịch xuất hiện đột ngột và lớn thế này thì thật quá bất ngờ", Nazla Musthafa, cố vấn y tế chính phủ, cho biết.

Đứng trước tình hình khẩn cấp như thế này, trường y thuộc Đại học Quốc gia Maldives - thành lập vào năm 2019 với tổng số 115 sinh viên - đã gửi hàng chục sinh viên y tế và điều dưỡng đến hỗ trợ các cơ sở y tế ở Malé. Chính phủ cũng kêu gọi các y tá nghỉ hưu và những tình nguyện viên không có kinh nghiệm tham gia chống dịch.

Thực tế này cho thấy sự phụ thuộc lớn của quốc đảo này vào nhân viên y tế nước ngoài, một vấn đề mà chính phủ đảo quốc này nắm rõ ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Vào năm 2018, chỉ 20% trong số 900 bác sĩ và hơn 50% trong số gần 3.000 y tá của Maldives là dân trong nước, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc sức khỏe, một báo cáo của chính phủ cho biết.

Chủ tịch Viện Di cư và Phát triển Quốc tế có trụ sở tại miền Nam Ấn Độ, S Irudaya Rajan cho rằng: "Maldives cần một chiến lược tốt hơn nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung cấp bác sĩ và y tá nước ngoài như tài trợ cho sinh viên y khoa Ấn Độ sinh sống học tập ở Ấn Độ và yêu cầu họ làm việc ở Maldives trong vài năm sau khi tốt nghiệp".

Maldives đã mở cửa thu hút du khách quốc tế quay trở lại, nhưng giờ đây lại đối mặt làn sóng đại dịch mới nguy hiểm hơn. (Nguồn: Twitter)
Maldives đã mở cửa thu hút du khách quốc tế quay trở lại, nhưng giờ đây lại đối mặt làn sóng đại dịch mới nguy hiểm hơn. (Nguồn: Twitter)

Mối lo khủng hoảng tiếp theo

Maldives, một quốc gia đa số theo đạo Hồi với dân số khoảng 540.000 người, từng tự coi mình là một hình mẫu ứng phó với đại dịch cho các quốc gia nhỏ.

Nỗ lực truy vết và dựa vào địa hình đảo để làm chậm bùng phát dịch bệnh, chính phủ nước này đã hạn chế lây lan và duy trì các hoạt động trong nước cũng như thu hút du khách quốc tế quay trở lại các khu nghỉ dưỡng sang trọng, trụ cột của nền kinh tế đất nước. Vào tháng 4, các lễ hội Ramadan và các cuộc bầu cử hội đồng toàn quốc vẫn diễn ra như thường lệ.

Marjan Montazemi, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Maldives, cho biết nhiều người dân ở thủ đô Malé hiện có người thân trong đại gia đình đã qua đời vì dịch bệnh. "Vì những con số tử vong không lớn như ở các quốc gia khác dịch bệnh không thu hút sự chú ý. Nhưng đối với Maldives, điều đó là khá khó khăn", bà nói.

Các quan chức Maldives chưa xác nhận các biến chủng virus ảnh hưởng như thế nào đến đợt bùng phát mới nhất, nhưng các bác sĩ địa phương cho biết, biến thể Delta - được phát hiện lần đầu tiên ở nước láng giềng Ấn Độ, có thể đóng một vai trò nào đó.

Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia khác như Ireland, Israel và New Zealand, cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhân lực y tế nước ngoài. Nhưng không giống như các nước này, Maldives không có tiềm lực kinh tế mạnh. Điều đó có nghĩa là Maldives không thể cạnh tranh với các nước giàu để thu hút các bác sĩ và y tá nước ngoài, đặc biệt là thời kỳ đại dịch khiến lực lượng y tế của hầu hết mọi quốc gia đều bó tay.

TIN LIÊN QUAN
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Texas phát động ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid 19
Hợp tác ứng phó Covid-19 của ASEAN: Chung tay vượt qua đại dịch!
Quảng Ninh mở dịch vụ, du lịch trong trạng thái bình thường mới
Chủ động, tích cực tham gia tìm nguồn cung vaccine Covid-19
Mỹ lo ngại về những lỗ hổng an ninh mạng trong quân đội sau vụ hack Colonial Pipeline
(Theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Huế đón nhận Bằng công nhận mới của UNESCO về Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.
Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục 'Theo sợi chỉ vàng'đ ã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM.
Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Di sản: Nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Hà Nội

Baoquocte.vn. Các công trình kiến trúc lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Báo Văn hoá tổ chức Hội thảo 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi'.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phiên bản di động