Thiếu điện - cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc

Linh Chi
Tình trạng thiếu điện ngày càng tăng ở Trung Quốc đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ gia đình và buộc các nhà máy phải cắt giảm sản lượng, làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và gây căng thẳng hơn nữa cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thiếu điện - cú đấm mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc
Thiếu điện là mối lo ngại mới nhất của Trung Quốc. Hình ảnh một nhà máy sản xuất than ở Hejin thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.. (Nguồn: AP)

Phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, các công ty ở các trung tâm công nghiệp của quốc gia này đã được yêu cầu hạn chế tiêu thụ năng lượng để giảm nhu cầu sử dụng điện.

Theo Global Times, ngày 27/9, một đợt cắt điện "bất ngờ và chưa từng có" đã xảy ra ở các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Tình trạng thiếu điện tại Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh đã dẫn đến những gián đoạn lớn đối với cuộc sống của người dân và hoạt động kinh doanh.

Tại tỉnh Quảng Đông, trung tâm công nghiệp và vận tải biển lớn cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quan chức địa phương cho biết, nhiều công ty đang cố gắng giảm nhu cầu bằng cách làm việc hai hoặc ba ngày mỗi tuần.

Tổng công ty Lưới điện Nhà nước Trung Quốc cho biết, họ sẽ "dốc toàn lực để chiến đấu với cuộc chiến khó khăn về cung cấp điện" và nỗ lực hết sức để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự vào tháng 6/2021, nhưng "một cơn bão hoàn hảo" đang khiến tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Các ngành công nghiệp của nước này đang phải đối mặt với áp lực rất lớn khi giá năng lượng tăng cao.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cố gắng đáp ứng cam kết, lượng khí thải carbon của họ sẽ đạt đỉnh trước năm 2030. Điều đó đòi hỏi các tỉnh của họ phải sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch hơn, chẳng hạn bằng cách đốt ít than hơn để tạo ra điện.

Pegatron - một công ty Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất linh kiện và lắp ráp iPhone cho Apple cho rằng, họ đang hợp tác với chính phủ Trung Quốc để kích hoạt các cơ chế tiết kiệm năng lượng và giảm sản lượng.

Dự báo tăng trưởng bị cắt giảm

Cú sốc năng lượng tại Trung Quốc đang khiến các nhà kinh tế cắt giảm kỳ vọng tăng trưởng trong năm nay đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các nhà phân tích tại Nomura đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2021 xuống 7,7% với lý do số lượng nhà máy phải ngừng hoạt động do yêu cầu hạn chế tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia này năm 2021 xuống 7,8%, từ mức 8,2%. Theo các nhà phân tích, quý IV/2021, nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro vì cuộc khủng hoảng nợ tại "gã khổng lồ" bất động sản Evergrande.

Năng lượng không phải là vấn đề mới đối với Trung Quốc. Vào mùa Hè năm nay, một số tỉnh của Trung Quốc đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng điện tồi tệ nhất của đất nước kể từ năm 2011.

"Tình trạng thiếu điện sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế. Tình trạng này có thể làm giảm sản lượng trên hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả các ngành xây dựng và sản xuất - động lực chính cho sự phục hồi kinh tế Trung Quốc vào năm 2021" - Nhà phân tích Yan Qin của Refinitiv.

Nhưng các báo cáo mới nhất thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở các khu vực phía Đông Bắc sẽ tiếp tục trong vài tháng tới.

Trung Quốc tự thoát khỏi đại dịch Covid-19 phần lớn nhờ vào sự bùng nổ của ngành xây dựng và sản xuất. Tuy nhiên, các dự án bất động sản và nhà máy đòi hỏi phải tiêu thụ hàng tấn năng lượng để hoạt động.

Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2021 từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng đã đẩy lượng khí thải carbon của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Nhà kinh tế Larry Hu của Macquarie viết trong một nghiên cứu rằng: “Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được thúc đẩy bởi khu vực công nghiệp nhiều hơn là khu vực tiêu dùng. Thật không may, cường độ năng lượng phải tiêu thụ trong lĩnh vực công nghiệp cao hơn nhiều so với trong lĩnh vực tiêu dùng".

Theo chiến lược gia trưởng Yao Pei của công ty môi giới Trung Quốc Soochow Securities, khoảng thời gian này, nhu cầu hàng hóa bùng nổ sau đại dịch và thời tiết khắc nghiệt buộc các nhà máy điện than phải hạn chế sản lượng, đồng thời cản trở hoạt động thủy điện.

Trung Quốc cũng đang vật lộn với việc làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là trung hòa carbon vào năm 2060. Mục tiêu đầy tham vọng đó đối với quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới đã khiến các mỏ than của nước này sản xuất ít hơn, dẫn đến giá cả tăng vọt.

Nhà kinh tế Hu chỉ ra rằng, giá than nhiệt - chủ yếu được sử dụng để sản xuất điện - đã tăng vọt trong năm nay, từ mức 671 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 104 USD) lên khoảng 1.100 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 170 USD).

"Cú đấm có một không hai"

Khủng hoảng năng lượng có thể tạo ra "cú đấm có một không hai" khiến đà phục hồi vốn đang mong manh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đi chệch hướng và gây thêm rắc rối cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhà phân tích Yan Qin của Refinitiv nhận định: "Tình trạng thiếu điện sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế. Tình trạng này có thể làm giảm sản lượng trên hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả các ngành xây dựng và sản xuất - động lực chính cho sự phục hồi kinh tế Trung Quốc vào năm 2021".

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), các doanh nghiệp thuộc hai ngành kể trên đã sử dụng gần 70% lượng điện của Trung Quốc vào năm 2021.

Chengde New Material có trụ sở tại Quảng Đông, một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất của đất nước đã nói với khách hàng vào cuối tháng trước rằng, họ sẽ đóng cửa hoạt động trong hai ngày mỗi tuần để giảm nhu cầu tiêu thụ điện. Công ty dự kiến ​​khối lượng sản xuất sẽ giảm 20%, tương đương 10.000 tấn thép/tháng.

Klaus Zenkel, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) ở phía Nam Trung Quốc nhấn mạnh: "Các công ty không hài lòng về điều này".

Ông Zenkel thông tin, có tới 80 công ty thành viên của Phòng Thương mại này đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu thuê máy phát điện chạy dầu diesel để duy trì hoạt động kinh doanh.

Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên Henning Gloystein của Eurasia Group nhận thấy: “Tình trạng thiếu điện có thể làm tăng thêm tình trạng vận chuyển chậm trễ trên toàn cầu".

Riêng Quảng Đông - trung tâm sản xuất chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, bao gồm quần áo, đồ chơi và đồ điện tử đã chứng kiến ​​các cảng container bị tắc nghẽn do đại dịch Covid-19. Việc tồn đọng hàng hóa có thể mất nhiều tháng để giải quyết và dẫn đến tình trạng thiếu hàng trong mùa mua sắm cuối năm.

Lara Dong, giám đốc cấp cao về năng lượng và năng lượng tái tạo tại Trung Quốc tại IHS Markit nhấn mạnh: “Tình trạng thiếu điện có thể khiến các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch trình làm việc, kéo dài thời gian giao hàng và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu".

Trung Quốc: Khủng hoảng Evergrande chưa qua, cú sốc năng lượng đã tới

Trung Quốc: Khủng hoảng Evergrande chưa qua, cú sốc năng lượng đã tới

Trung Quốc đang thiếu điện nghiêm trọng, khi nguồn cung than thiếu hụt, các tiêu chuẩn về khí hậu ngày càng khắt khe, nhu cầu ...

Trung Quốc không có nhiều lựa chọn, tương lai Evergrande sẽ thế nào?

Trung Quốc không có nhiều lựa chọn, tương lai Evergrande sẽ thế nào?

Thế giới vẫn đang chờ đợi điều gì sẽ xảy ra với tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande đang gặp khó ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

Đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người

ABAII trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030
Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản ảo và dịch vụ liên quan tại Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 25/4/2024. dự đoán XSMB 25/4/2024

XSMB 25/4 - dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4. SXMB 25/4. kết quả xổ ...
XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. SXMT 25/4/2024

XSMT 25/4 - xổ số hôm nay 25/4. trực tiếp xổ số miền Trung 25/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 25/4. xổ số miền Trung thứ 5. ...
XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4

XSMN 25/4 - kết quả xổ số hôm nay ngày 25 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 25/4/2024. xổ số hôm nay 25/4/2024. SXMN 25/4. xổ số miền ...
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động