Thiếu liêm chính, doanh nghiệp sẽ tụt hậu

Hơn 55% doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và hiểu đúng về liêm chính trong kinh doanh nhưng chỉ có 29% thực hiện liêm chính trong doanh nghiệp…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
thieu liem chinh doanh nghiep se tut hau

Theo WB, doanh nghiệp Việt Nam làm được 1 đồng thì phải chi gần 1 đồng cho bôi trơn chính sách. (Ảnh: NDH)

Kết quả vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo khảo sát “Hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Khảo sát được tiến hành tại 180 doanh nghiệp trong nước và có vốn nước ngoài (FDI) thuộc các lĩnh vực như dệt may, da giày, công nghiệp lắp ráp, ngân hàng, thực phẩm… tại ba đô thị lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hiểu nhưng không làm

Theo kết quả khảo sát của VCCI, có hơn 92 – 93% doanh  nghiệp tại Việt Nam hiểu về khái niệm liêm chính và minh bạch trong kinh doanh (kinh doanh đúng pháp luật, không hối lộ, không vi phạm pháp luật trong kinh doanh…), trong đó có hơn 55% doanh nghiệp cho rằng, liêm chính kinh doanh cần phải gắn liền với các nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức và quy phạm pháp luật, tạo ra rào cản đối với nạn tham nhũng, hối lộ. Tuy nhiên, chỉ có 29% doanh nghiệp cam kết và thực hiện các biện pháp liêm chính trong kinh doanh như: kiểm soát nội bộ, kiểm soát chi tiêu, thực hiện cơ chế báo cáo minh bạch với cơ quan thuế, hải quan…

Cụ thể, 60% doanh nghiệp đã tổ chức kiểm soát chi tiêu, bao gồm giới hạn chi tiêu và yêu cầu tài liệu hóa, thực hiện cơ chế báo cáo. Tính riêng lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này chiếm 80%, vì đặc thù của ngành ngân hàng là giao dịch tài chính nên việc thực hiện các biện pháp ngừa gian lận được thực hiện khá bài bản và quy mô. Ngoài ra, các quy định khác trong bộ quy tắc ứng xử, như mua sắm đấu thầu, luân chuyển cán bộ tặng quà và nhận quà… vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

Báo cáo cho thấy, ngành da giầy, ngân hàng, chế biến lương thực thực phẩm có tần suất gặp phải cản trở từ các cơ quan nhà nước nhiều nhất. Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này dù áp dụng liêm chính trong kinh doanh nội bộ nhưng luôn gặp phải những phiền hà, nhũng nhiễu từ các cơ quan nhà nước. Các doanh nghiệp đều hiểu được liêm chính nhưng tỷ lệ thực hiện còn quá ít, trong khi đó, chính cơ quan nhà nước đang là tác nhân gây trở ngại cho doanh nghiệp thực hiện liêm chính trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký VCCI phân tích, một số lý do dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện và thực hiện chưa thành công chương trình liêm chính trong doanh nghiệp so với các công ty đa quốc gia là do chưa có đủ khả năng kiểm soát hết các quy định về hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có lý do thiếu nhân lực, khó khăn trong việc xác định giá trị cốt lõi và nếu có triển khai thì việc phổ biến, đào tạo thường xuyên còn hạn chế, chưa có sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp.

Phí bôi trơn vẫn lớn

Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cho rằng, vấn đề liêm chính tại doanh nghiệp đang khó bởi vì hối lộ, kinh doanh gian dối xuất phát nhiều từ bộ máy quản lý. Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), doanh nghiệp Việt Nam làm được 1 đồng thì phải chi gần 1 đồng cho bôi trơn chính sách. Chính phí và thuế là hai lĩnh vực chiếm tới 40,8% trong số tổng lợi nhuận doanh nghiệp phải chi trả, đó là chưa nói đến hàng loạt các chính sách gia nhập thị trường khác nữa.

 “Tiền bôi trơn của doanh nghiệp Việt Nam chiếm tới 0,72 - 1,02% lợi nhuận của họ. Nghĩa là doanh nghiệp làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí là cao hơn cả lợi nhuận tới 0,2 đồng cho phí tham nhũng, bôi trơn. Ban đầu tôi và nhiều người quả thực không tin. Bởi nếu như thế, nó thực sự là rào cản rất lớn của doanh nghiệp. Song, thực chất nó là điều tra chuẩn xác của WB, cũng được Bộ Tài chính đưa ra trong hội thảo gần đây”, bà Lan cho hay.

Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước gần như không lớn lên được, mặc dù số lượng ra đời nhiều nhưng quy mô lại nhỏ đi. Biến động của số lượng doanh nghiệp từ năm 2010-2014 cho thấy, doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao, đăng ký doanh nghiệp mới lớn nhưng số đăng ký mới có nhiều trường hợp đăng ký năm trước nhưng năm sau lại dừng, tồn tại không được.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chỉ chiếm 21% tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia. Điều này khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của nguồn FDI.

Hết thời tìm lợi nhuận ở “vùng nước đục”

Cũng theo ông Nguyễn Quang Vinh, liêm chính trong kinh doanh tạo nền tảng trong kinh doanh, bởi nó đưa hoạt động của doanh nghiệp vào một quá trình tuân thủ những giá trị đạo đức và chuẩn mực nhất định của một tổ chức, một quốc gia và cao hơn nữa là quốc tế.

“Nếu chỉ tìm lợi nhuận trong “vùng nước đục” là cách làm đã lâu rồi và chỉ mang tính ngắn hạn. Giờ đây, nền kinh tế đã phát triển đến mức, cơ hội thực sự chỉ dành cho những doanh nghiệp có cái nhìn dài hạn, theo đuổi những giá trị phát triển bền vững” – ông Vinh khẳng định.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nước ngoài khuyến nghị, cần xây dựng chương trình phổ biến, tuyên truyền đến các doanh nghiệp về những yêu cầu liên quan đến minh bạch, cạnh tranh và tầm quan trọng của kinh doanh liêm chính, minh bạch trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ông Florian Beranek, chuyên gia về trách nhiệm xã hội của UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc) nhận định, liêm chính là một yếu tố phải có đối với những doanh nghiệp muốn tăng vị thế trong chuỗi sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng. Nhưng hiện nay, rủi ro và tổn thất do tham nhũng trong môi trường kinh doanh vẫn còn bị đánh giá thấp.

“Tham nhũng không chỉ là đưa hay nhận hối lộ mà còn bao gồm thiếu minh bạch trong tuyển dụng, cung cấp thông tin tới người lao động hay các hành vi khác. Đừng nghĩ chống tham nhũng là điều xa xôi, khó thực hiện, doanh nghiệp có thể bắt đầu hành động bằng cách đơn giản là trung thực và công khai trong hoạt động”, ông Beranek chỉ rõ.

Các chuyên gia cũng lưu ý, để đẩy lùi tham nhũng, thực hiện liêm chính, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động chung tay như tích cực tuyên truyền, giáo dục, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử phù hợp trong hoạt động kinh doanh…

Phan Mích

Đọc thêm

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của ...
Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Hóa thạch gần hoàn chỉnh của loài cá mập Ptychodus vừa được tìm thấy tại Mexico đã cung cấp những thông tin chưa từng được biết đến.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con ...
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên các thị trường...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn thất này.
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Thị trường lao động Đức: Ẩn số sau màn sương mù suy thoái

Theo dự báo của Viện Kinh tế Đức (IW), thị trường lao động nước này đang phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới tại Canada.
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng chậm trong năm 2023.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động