Nhỏ Bình thường Lớn

Hàng ngàn doanh nghiệp tham gia hiến kế tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019

Sáng 2/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra các hội thảo chuyên đề và tọa đàm thuộc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng tổ chức và chủ trì.
TIN LIÊN QUAN
hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019 Bánh đà thể chế tạo sức bật cho kinh tế tư nhân
hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019 Để kinh tế tư nhân thực sự thành động lực của nền kinh tế

Đại diện Chính phủ và hơn 2.500 doanh nghiệp, cùng hàng trăm chuyên gia, nhà quản lý có mặt tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019. 6 phiên họp bàn về các nội dung kinh tế chuyên biệt được đem ra bàn thảo, gồm Du lịch, Kinh tế số, CPTPP, Vốn - Tài chính, Nông nghiệp, Khởi nghiệp.

hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019
Các diễn giả chủ trì Hội thảo chuyên đề về Hiến kế Tài chính - Tín dụng tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019

* Khai mạc Hội thảo chuyên đề hiến kế về: “Khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội”, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh: Sau gần hai năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng tài chính và doanh nghiệp, kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển quan trọng. Các chủ trương, quan điểm của Nghị quyết 10 từng bước được thể chế hóa; nhiều chính sách, pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế tư nhân phát triển.

Tại đây, các đại biểu đã có ba phiên thảo luận và hiến kế của khu vực tư nhân với chủ đề: Khơi thông tín dụng trung - dài hạn và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam; Tăng cường tính hấp dẫn của mô hình quỹ hưu trí tự nguyện; Thúc đẩy phát triển quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện khu vực kinh tế tư nhân đã cùng đối thoại chính sách, trao đổi về thực trạng, khó khăn, vướng mắc và hiến kế, kiến nghị các cơ chế, chính sách, giải pháp cho ba chủ đề trên.

hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019
Các đại biểu chăm chú lắng nghe các tham luận tại Diễn đàn. (Ảnh: MH)

* Trong khuôn khổ Diễn đàn cũng đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề hiến kế về: “Chủ động khai thác có hiệu quả Hiệp định CPTPP để phát triển bứt phá” đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, Việt Nam vừa trải qua ba tháng đầu tiên thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất, tiêu chuẩn cao, tự do. Đây là một hiệp định nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. CPTPP là cơ hội đặc biệt, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, mở ra cơ hội thuận lợi cho 700.000 doanh nghiệp, hàng trăm nghìn hộ kinh doanh nước ta... Dù còn nhiều khó khăn nhưng CPTPP sẽ là động lực, cảm hứng để các doanh nghiệp vượt qua chính mình, hội nhập từ bên trong, cải cách kinh tế Việt Nam sau sự kiện Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Giống như tham gia WTO, tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh minh bạch, bộ máy nhà nước liêm chính, khách quan. Hiệp định thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, phòng chống tham nhũng, quan liêu.

“Nếu các điều kiện khác đều thuận lợi, Hiệp định này giúp Việt Nam có thêm điều kiện thu hút mạnh đầu tư, để thực hiện tiềm năng xuất khẩu, gia tăng hàng xuất khẩu. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn đầu tư mạnh vào Việt Nam, biến nước ta thành thị trường sản xuất mới của họ, thúc đẩy hiện đại hóa đất nước”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết.

Tại Hội thảo, các đại biểu, tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp đã tập trung trao đổi, kiến nghị, đề xuất xung quanh một số nội dung chính như: Giải pháp tận dụng các cơ hội từ CPTPP cho một số ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam; Giảm thiểu thách thức và cạnh tranh, tạo đà bứt phá cho doanh nghiệp Việt từ CPTPP; Hợp tác công - tư trong bối cảnh hội nhập và thực thi CPTPP.

* Phiên Hội thảo chuyên đề hiến kế về nông nghiệp với chủ đề “Tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản hội nhập quốc tế” diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nông nghiệp là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất của người dân, cũng là một trong những ngành được quan tâm hàng đầu, dù tỷ trọng đóng góp trong GDP ngày càng giảm, từ gần 40% những năm 1990 về dưới 15% tính đến hết năm 2018.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cho biết, Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp để tăng cường liên kết, phát triển bền vững chuỗi giá trị nông nghiệp có lợi thế ở Việt Nam và thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế được mở với thị trường hơn 96 triệu dân trong nước. Thời gian qua, đã có nhiều chủ trương, giải pháp cho lĩnh vực nông nghiệp, nhưng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong khu vực này còn rất “mỏng", trong số 500.000 doanh nghiệp hiện nay, chỉ có 6.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam hiện có 10 triệu hộ gia đình nông dân rất nhỏ, siêu nhỏ so với các hộ nông dân trên thế giới.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) - ông Ywert Visser khẳng định: “Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực hội nhập vào thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu. Điều quan trọng là các doanh nghiệp biết cách tận dụng các thỏa thuận thương mại. Các hiệp định thương mại này có thể giúp các doanh nghiệp bán sản phẩm của họ trên thị trường thế giới”.

Tuy nhiên ông Ywert Visser cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục quá trình đơn giản hóa các quy định, thủ tục doanh nghiệp. "Nên có nhiều nơi, nhiều cách hơn nữa để các doanh nghiệp các nhà đầu tư có thể hoàn thành thủ tục dễ dàng và nhanh hơn” - ông nói.

Ngoài 6 Hội thảo chuyên đề, Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 dành một phiên đặc biệt dành cho các Nữ doanh nhân. Đây là nơi các nữ lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận với chủ đề "Vì một Việt Nam thịnh vượng".

Diễn đàn sẽ diễn ra trong hai ngày, từ 2-3/5.

hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019

Kinh tế tư nhân và FDI cần kết hợp mạnh mẽ, hiệu quả hơn

Khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hai động lực mạnh mẽ của nền kinh tế Việt ...

hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019

Ra mắt Sách Trắng Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2017

Sách Trắng là tài liệu chính thức của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF), chuyển tải những thông điệp tới mọi doanh ...

hang ngan doanh nghiep tham gia hien ke tai dien dan kinh te tu nhan viet nam 2019

Thủ tướng chủ trì tọa đàm đối thoại về chính sách kinh tế tư nhân

Sáng 30/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh ...

Minh Hòa