Thỏa thuận thương mại kỹ thuật số của Mỹ chống Trung Quốc - 'chết từ trong trứng nước'?

Hoàng Nam
Ngoài những khó khăn để hoàn thành một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cũng cần đặt câu hỏi về cách thỏa thuận sẽ được đón nhận ở Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AFP)
Thỏa thuận thương mại kỹ thuật số của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang được soạn thảo có thể đặt ra nền móng tiêu chuẩn cho các nền kinh tế kỹ thuật số. (Nguồn: AFP)

Ngày 16/7, tờ Bloomberg khẳng định, Mỹ đang cân nhắc một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số mới với các nước châu Á-Thái Bình Dương nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Mỹ sẽ gặp khó?

Bloomberg dẫn nguồn một số nhân vật giấu tên trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng, chi tiết về thỏa thuận này vẫn đang được soạn thảo, song có khả năng bao gồm các quốc gia như Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Australia, New Zealand và Singapore.

Một nguồn tin khác chia sẻ, thỏa thuận này có thể đặt ra nền móng tiêu chuẩn cho các nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó có các quy tắc về sử dụng dữ liệu, tạo thuận lợi thương mại và các thỏa thuận hải quan điện tử.

Ý nghĩa quan trọng nhất của kế hoạch này là khẳng định quyết tâm của ông Biden nhằm xây dựng một kế hoạch kinh tế cho khu vực mang tầm quan trọng chiến lược nhất thế giới, sau khi ông Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017.

Tuy nhiên, hiện phía Mỹ vẫn chưa phản hồi câu hỏi của báo chí về vấn đề này.

Tin liên quan
Mỹ-Trung Quốc mắc kẹt trong ‘trận chiến thế kỷ’, Washington bị Bắc Kinh bỏ xa tới mức nào? Mỹ-Trung Quốc mắc kẹt trong ‘trận chiến thế kỷ’, Washington bị Bắc Kinh bỏ xa tới mức nào?

Trong những năm gần đây, các tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc như Alibaba Group Holding và Tencent Holdings đã dẫn đầu làn sóng đầu tư vào Đông Nam Á, nơi có hơn nửa tỷ người đang sử dụng các thiết bị kết nối mạng internet.

Một số nước trong khu vực cũng đã phản đối lời kêu gọi của Mỹ về việc “cấm cửa” Huawei Technologies Co. của Trung Quốc triển khai mạng 5G.

Có chuyên gia đánh giá, một hiệp định thương mại kỹ thuật số sẽ đưa Mỹ trở lại cuộc chơi thương mại ở châu Á, đồng thời coi đó giống như việc đưa Washington gia nhập lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hiện nay, cũng có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán để gia nhập CPTPP, hiệp định vốn đã từng được hình dung là nhằm củng cố sức mạnh kinh tế và quan hệ thương mại của Mỹ trong khu vực.

Bà Deborah Elms, người sáng lập Trung tâm Thương mại châu Á có trụ sở tại Singapore, cho biết, ngoài những khó khăn kỹ thuật mà Mỹ sẽ phải đối mặt để hoàn thành một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số trên phạm vi rộng, nước này cũng cần đặt câu hỏi về cách thỏa thuận sẽ được đón nhận ở Trung Quốc.

Chuyên gia Elms nói: “Nếu điều này được coi, hoặc trên thực tế là phương pháp để kiềm chế Trung Quốc, thì theo quan điểm của tôi, nó đã chết từ trong trứng nước”.

Phản ứng về dự định thỏa thuận thương mại kỹ thuật số của Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh: “Ngay cả những quốc gia có tham vọng về kỹ thuật số, những người nhìn chung sẽ đồng ý, những người thậm chí còn lo lắng về Trung Quốc trong không gian kỹ thuật số, cũng đều sẽ nói rằng: Đó là cam kết mà tôi chưa sẵn sàng thực hiện. Tôi không muốn tham gia một thỏa thuận có nội dung chống Trung Quốc, hoặc theo bất kỳ cách nào nhằm khắc chế Bắc Kinh”.

Trung Quốc cũng cảnh báo các quốc gia không nên tham gia bất kỳ thỏa thuận kỹ thuật số nào do Mỹ hậu thuẫn, ví nó như "gông cùm hạn chế thương mại và quyền tự do hợp tác".

Tờ China Daily cho biết, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không thể tách rời nhau và “do đó, thật vô lý khi cố gắng buộc các nước khác làm điều đó mà không tìm cho họ những nguồn hàng hóa, dịch vụ và vốn mới để lấp đầy khoảng trống do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gây ra”.

Thế giằng co, Trung Quốc “lấn lướt”?

Thỏa thuận thương mại kỹ thuật số có thể được đưa ra trong cuộc họp đặc biệt vào ngày 16/7 giữa các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), nơi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ đưa ra tầm nhìn của họ đối với khu vực.

Một ngày sau khi Thượng viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật', Trung Quốc quyết định tung luật chống trừng phạt. (Nguồn: Global Times)
Trong khi ông Biden thu hồi lệnh của ông Trump về việc cấm TikTok và WeChat của Tencent, chính quyền của ông hiện đang xem xét nền tảng ứng dụng nào của Trung Quốc được coi là quá nhạy cảm đối với an ninh quốc gia Mỹ. (Nguồn: Global Times)

Ông Biden đã đề xuất kế hoạch xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn, tài trợ cho các cơ sở hạ tầng như một giải pháp thay thế cho Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" của ông Tập Cận Bình (bao gồm kế hoạch về “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” với mục tiêu “bảo vệ dữ liệu an ninh, truyền thông và điều phối chính sách”).

Trước đó, một số quốc gia châu Á trong tuần này đã lên tiếng ủng hộ một thỏa thuận thương mại kỹ thuật số do Mỹ hậu thuẫn trong khi tránh mọi đề xuất rằng nó có thể sẽ được sử dụng để chống lại Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Malaysia Azmin Ali hoan nghênh động thái này và kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ coi Kuala Lumpur như một "cửa ngõ" để vào Đông Nam Á, trong khi Singapore cho rằng thỏa thuận này có tiềm năng tạo ra một "cộng đồng kỹ thuật số toàn cầu cởi mở, đáng tin cậy".

Sau khi rút Mỹ khỏi các thỏa thuận thương mại khu vực, cựu Tổng thống Trump tập trung vào việc gây sức ép với các nước để không hợp tác với Tập đoàn Huawei. Tuy nhiên, đề xuất của Washington đã bị các đối tác thân cận như Nhật Bản và Singapore "xa lánh".

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn có động cơ để xúc tiến các hành động dựa trên quy tắc về dữ liệu. Trong khi ông Biden thu hồi lệnh của ông Trump về việc cấm ByteDance TikTok và WeChat của Tencent, chính quyền của ông hiện đang xem xét nền tảng ứng dụng nào của Trung Quốc được coi là quá nhạy cảm đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Bà Claire Chu, nhà phân tích cấp cao của RWR Advisory có trụ sở tại Washington, cho biết, đó là nỗi lo đối với bất kỳ chính phủ nào chào đón các công ty Trung Quốc, vì “việc chuyển dữ liệu là không thể tránh khỏi do quyền nắm bắt dữ liệu và cơ chế giám sát của Bắc Kinh”.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã tìm cách thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu tuân theo khái niệm “chủ quyền mạng”. Trung Quốc đã yêu cầu các công ty kiểm soát dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân như nơi ở, email… và các hành vi trực tuyến của người dùng.

Ông Alex Capri, chuyên gia nghiên cứu ở Quỹ Hinrich tại châu Á, cho biết, cuối cùng, cách tiếp cận của Trung Quốc đối với dữ liệu có thể xung đột với các giá trị của phương Tây về các vấn đề như quyền riêng tư và tính minh bạch.

Chuyên gia Capri nói: “Do đó, việc tiếp xúc nhiều hơn ở Đông Nam Á với các quy tắc và khuôn khổ thương mại kỹ thuật số của phương Tây sẽ khiến các công ty công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó. Chính quyền Bắc Kinh đã nỗ lực để đảm bảo điều đó không xảy ra”.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (9-15/7): Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường bất động sản Australia; giá sản xuất ở Mỹ đánh bại mọi dự báo

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (9-15/7): Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường bất động sản Australia; giá sản xuất ở Mỹ đánh bại mọi dự báo

Vào tháng Một, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận với Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - về hợp tác công nghệ và an ninh mạng. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là "đòn phản công chiến lược" chống lại Mỹ.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, Đông Nam Á đã trở thành “bàn đạp” cho sự mở rộng toàn cầu của Alibaba; là một trong những thị trường truyền thông sinh lợi nhất của Tencent và là trung tâm cho tham vọng công nghệ tài chính (fintech) của ByteDance cũng như Ant Group.

Mặc dù xu hướng mở rộng đã chậm lại trong năm qua do đại dịch Covid-19, những “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường nước ngoài.

Vào tháng 3, China Telecom đã mua 40% cổ phần của công ty viễn thông Philippines Dito Telecomnity, trong khi Tencent mở một trung tâm dữ liệu mới ở Indonesia vào tháng 4 và chuẩn bị mở những trung tâm khác ở Bangkok (Thái Lan), Hong Kong (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Frankfurt (Đức) và Bahrain vào cuối năm nay để phục vụ tham vọng mở rộng dịch vụ đám mây.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (9-15/7): Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường bất động sản Australia; giá sản xuất ở Mỹ đánh bại mọi dự báo

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (9-15/7): Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường bất động sản Australia; giá sản xuất ở Mỹ đánh bại mọi dự báo

Đầu tư của Trung Quốc vào thị trường bất động sản Australia tăng 16%; ECB nâng mục tiêu lạm phát; giá sản xuất ở Mỹ ...

Mỹ-Trung Quốc mắc kẹt trong ‘trận chiến thế kỷ’, Washington bị Bắc Kinh bỏ xa tới mức nào?

Mỹ-Trung Quốc mắc kẹt trong ‘trận chiến thế kỷ’, Washington bị Bắc Kinh bỏ xa tới mức nào?

Cái gọi là "chiến tranh lạnh công nghệ" đang nhanh chóng trở thành chiến trường quyết định trong cuộc cạnh tranh giữa hai nền kinh ...

(theo Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung Đông.
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động