Thời cơ mới của ASEAN

Hồng Hân
Trong khi kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, kinh tế Mỹ rối loạn vì giá xăng dầu tăng cao còn châu Âu đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng, ASEAN có thể tự hào về những thành quả kinh tế đã đạt được.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thời cơ mới của ASEAN
Giữa bối cảnh ảm đạm của kinh tế thế giới, ASEAN có thể tự hào về những thành quả kinh tế đã đạt được. (Nguồn: Reuters)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo hồi tháng 10/2022 nhận định, Trung Quốc không còn là động lực tăng trưởng của châu Á, vai trò đó giờ đây đã được chuyển sang ASEAN và Ấn Độ.

Nỗ lực đạt thành quả kinh tế

Theo báo cáo của WB, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng, Việt Nam, Philippines và Malaysia là ba nền kinh tế năng động nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với GDP dự trù tăng hơn 6% trong năm nay. Tốc độ tăng trưởng của Indonesia và Campuchia là 5%. Thái Lan, Lào và Myanmar dự kiến ghi nhận GDP tăng 3% trong năm 2022.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, kinh tế Mỹ rối loạn vì giá xăng dầu tăng cao còn châu Âu đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa cỗ máy sản xuất của cả khối.

Giữa bối cảnh ảm đạm đó, ASEAN có thể tự hào về những thành quả kinh tế đã đạt được. Hơn thế nữa, tác động từ đợt phong tỏa để phòng tránh đại dịch Covid-19 trong các năm 2020 và 2021 gần như không để lại tì vết cho các nền kinh tế Đông Nam Á, kể cả Myanmar.

Với tỷ lệ dân số được tiêm phòng cao, cùng các biện pháp nhằm kiềm chế sự lây nhiễm được áp dụng đúng lúc và “đúng liều”, cỗ máy sản xuất của ASEAN đã nhanh chóng được khởi động trở lại. Tiêu thụ nội địa khởi sắc nhờ khả năng thích nghi uyển chuyển rất đặc thù theo kiểu của châu Á.

Tin liên quan
Xuất khẩu khu vực ASEAN: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên Xuất khẩu khu vực ASEAN: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên

Hai quốc gia xuất khẩu năng lượng tại Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia đặc biệt hưởng lợi nhờ giá dầu tăng cao.

WB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 7,2% trên cơ sở nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ và các hoạt động chế biến, chế tạo theo định hướng xuất khẩu vẫn tiếp tục phát triển vững chắc.

Tại Myanmar, GDP cũng được dự báo tăng trưởng 3% trong năm nay. Trong khi đó, tại Thái Lan, doanh thu của ngành du lịch, vốn là điểm tựa của nền kinh tế, cũng đã về mức tương đương 40% của thời tiền Covid-19.

Khác với nhiều nước phương Tây, nơi lạm phát ở ngưỡng trên dưới 10% đang “gặm nhấm” sức mua của người dân, thì Indonesia vẫn giữ duy trì lạm phát dưới ngưỡng 5%. Malaysia và Việt Nam cũng đã “đưa ra những biện pháp khá hiệu quả” trong lĩnh vực này.

Thêm một bất ngờ khác, trái với nhiều đơn vị tiền tệ khác như Euro của châu Âu hay Yen Nhật Bản, đồng Won Hàn Quốc, các đồng tiền của ASEAN không bị sụt giá mạnh so với đồng USD.

Nhà báo Pierre-Antoine Donnet - nguyên Tổng biên tập hãng tin Pháp AFP - nói: “Lần đầu tiên từ rất lâu nay, tỷ lệ tăng trưởng của các quốc gia trong ASEAN hơn hẳn so với Trung Quốc.

Sự thay đổi này mang lại nhiều hệ quả. Trước hết, điều này chứng tỏ Trung Quốc không còn là một cường quốc kinh tế như trước đây và kế tới là ASEAN cảm thấy bớt lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”.

Có thể nói, một làn gió độc lập nào đó về phương diện kinh tế đang thổi tới ASEAN.

Vai trò toàn cầu của ASEAN

Trang mạng của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) số ra mới đây có bài viết cho biết, năm 2022 là một năm đặc biệt đối với ASEAN, bởi Hiệp hội này có một số thành viên đảm nhận vị trí Chủ tịch của một số tổ chức quan trọng trên khu vực và toàn cầu.

Trong đó, Indonesia là Chủ tịch của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, còn Thái Lan là Chủ tịch của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai Yaroslav Lissovolik cho rằng, những tiến bộ mà ASEAN đạt được trong việc củng cố sự ổn định của khu vực Đông Nam Á, và mạng lưới liên minh toàn cầu rộng lớn do khối và các thành viên riêng lẻ tạo ra, có thể mang tới cho ASEAN cơ sở để khẳng định vai trò toàn cầu lớn trong những năm sắp tới.

Một trong những khía cạnh quan trọng đóng vai trò toàn cầu trên trường quốc tế của ASEAN là tính trung lập của khối trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

Singapore là một trong những nền kinh tế đi đầu của khu vực, đã đóng vai trò trung gian quan trọng trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung và Mỹ-Triều nhằm giảm căng thẳng.

Tương tự, ASEAN cũng đi đầu trong việc thiết lập nền tảng gồm các quốc gia/ tổ chức khu vực có thể điều phối các nỗ lực hướng tới hòa bình toàn cầu.

Trong nỗ lực duy trì vị thế cân bằng và trung lập trên trường quốc tế, ASEAN có thể tìm kiếm các lựa chọn hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ chế kết nối phía Nam Bán Cầu và các nền kinh tế phát triển. ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể theo định hướng này khi thiết lập Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đồng thời, ASEAN cũng có cơ hội bổ sung vào mối quan hệ tích cực ASEAN-Liên minh châu Âu (EU) sự tham gia nhiều hơn của các nước trong Hiệp hội đối với các nền tảng do phía Nam Bán cầu thiết lập.

Đặc biệt, ASEAN có thể trở thành một trong những trụ cột của nền tảng toàn cầu BRICS+, cũng như đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết lập nền tảng cho các nền kinh tế đang phát triển Á-Âu.

Ngoài ra ASEAN cũng có khả năng trở thành lực lượng đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các cơ chế hội nhập khu vực.

Một vai trò như vậy là không thể thiếu trong giai đoạn quan trọng này đối với kinh tế thế giới, khi vẫn chưa có một cơ chế hợp tác toàn cầu theo chiều ngang giữa các khối hội nhập khu vực, chưa kể đến đường dây liên lạc ngoại giao ở cấp quốc gia.

Tin liên quan
Hội nghị cấp cao ASEAN: Tổng thống Widodo nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong tình hình thế giới Hội nghị cấp cao ASEAN: Tổng thống Widodo nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong tình hình thế giới 'đáng lo ngại'

Liên quan đến vấn đề này, với tính trung lập và khả năng hòa giải của mình, ASEAN có thể dẫn đầu quá trình thiết lập một nền tảng toàn cầu cho các thỏa thuận hội nhập khu vực.

Ví dụ, trên nền tảng của định dạng R20 (20 nước khu vực) trong khuôn khổ G20. Nền tảng R20 như vậy có thể tập hợp các cơ chế hội nhập khu vực mà các nước G20 (bao gồm cả ASEAN) là thành viên.

Hiện tại, G20 chỉ bao gồm một khối hội nhập khu vực tham gia, đó là EU. Hiện nay, không có lý do gì để ASEAN và các cơ chế hội nhập khu vực hàng đầu khác không thể tham gia cùng châu Âu trong việc biến G20 trở nên toàn diện hơn.

Ngoài ra, còn có một số định hướng khác mà ASEAN có thể sử dụng để tác động đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Một trong những cách khả thi là tạo ra một “vòng tròn bạn bè” giữa các nền kinh tế khu vực, cũng như các nền kinh tế trên toàn thế giới cùng chia sẻ các giá trị của Hiệp hội.

Cách tiếp cận như vậy, có thể được gọi là “ASEAN+”, có thể bao gồm việc thiết lập các nền tảng chung phù hợp với định hướng phát triển chính như phát triển xanh, kinh tế kỹ thuật số, giáo dục và y tế (phát triển nguồn lực con người).

Trong không gian kỹ thuật số, có thể sử dụng kinh nghiệm của Singapore trong việc xây dựng các hiệp định kinh tế số và mở rộng quy mô của các hiệp định như vậy không chỉ đến mức độ quốc gia, mà còn cả các hiệp định thương mại khu vực và liên khu vực (“hội nhập của hội nhập” kỹ thuật số).

ASEAN cũng có thể đóng vai trò tích cực hơn trong các tổ chức toàn cầu và đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đặc biệt, Hiệp hội có thể xây dựng liên minh trong các thể chế toàn cầu với các nhóm khu vực khác ở phía Nam Bán cầu để thúc đẩy chương trình nghị sự về giảm chủ nghĩa bảo hộ và mở cửa hơn.

Cuối cùng, đã đến lúc các khu vực khác nhau của kinh tế thế giới bắt đầu thúc đẩy quan điểm và chiến lược toàn cầu của họ. Quá trình toàn cầu hóa không còn là điều gì đó được xác định từ trước hoặc được ra lệnh bởi một quốc gia hoặc khu vực - các khái niệm về toàn cầu hoá hiện đã bỏ đi tính độc quyền và sẽ ngày càng xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau của cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đó, ASEAN có thể trở thành một trong những lực lượng đi đầu trong phong trào toàn cầu hóa đổi mới, cân bằng, bao trùm và bền vững hơn.

Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh, chặng đường phục hồi không ít chông gai

Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh, chặng đường phục hồi không ít chông gai

Kinh tế ASEAN nửa đầu năm 2022 đã khởi động lại mạnh mẽ, thậm chí, một số quốc gia "đầu tàu" trong khu vực còn ...

Mặc bất ổn toàn cầu, FDI vẫn nườm nượp vào ASEAN, quốc gia nào đang tỏa sáng?

Mặc bất ổn toàn cầu, FDI vẫn nườm nượp vào ASEAN, quốc gia nào đang tỏa sáng?

Mặc những bất ổn địa chính trị toàn cầu và tình hình đại dịch Covid-19, dòng vốn đầu trực tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ...

ASEAN chưa khi nào nản bước trước khó khăn

ASEAN chưa khi nào nản bước trước khó khăn

“Qua mỗi cơn phong ba, bó lúa vàng trên logo biểu tượng của ASEAN sẽ ngày càng thêm gắn kết bền chặt, tiếp tục đem ...

Tác động của RCEP tới tương lai của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Tác động của RCEP tới tương lai của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cung cấp thêm đòn bẩy cho hội nhập kinh tế ASEAN, nhưng dường như ...

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Lạm phát do các yếu tố như giá nguyên vật liệu, giá nhiên liệu tăng cao bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động