Thời cơ mới của ASEAN

Hồng Hân
Trong khi kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, kinh tế Mỹ rối loạn vì giá xăng dầu tăng cao còn châu Âu đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng, ASEAN có thể tự hào về những thành quả kinh tế đã đạt được.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thời cơ mới của ASEAN
Giữa bối cảnh ảm đạm của kinh tế thế giới, ASEAN có thể tự hào về những thành quả kinh tế đã đạt được. (Nguồn: Reuters)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo hồi tháng 10/2022 nhận định, Trung Quốc không còn là động lực tăng trưởng của châu Á, vai trò đó giờ đây đã được chuyển sang ASEAN và Ấn Độ.

Nỗ lực đạt thành quả kinh tế

Theo báo cáo của WB, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng, Việt Nam, Philippines và Malaysia là ba nền kinh tế năng động nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với GDP dự trù tăng hơn 6% trong năm nay. Tốc độ tăng trưởng của Indonesia và Campuchia là 5%. Thái Lan, Lào và Myanmar dự kiến ghi nhận GDP tăng 3% trong năm 2022.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, kinh tế Mỹ rối loạn vì giá xăng dầu tăng cao còn châu Âu đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa cỗ máy sản xuất của cả khối.

Giữa bối cảnh ảm đạm đó, ASEAN có thể tự hào về những thành quả kinh tế đã đạt được. Hơn thế nữa, tác động từ đợt phong tỏa để phòng tránh đại dịch Covid-19 trong các năm 2020 và 2021 gần như không để lại tì vết cho các nền kinh tế Đông Nam Á, kể cả Myanmar.

Với tỷ lệ dân số được tiêm phòng cao, cùng các biện pháp nhằm kiềm chế sự lây nhiễm được áp dụng đúng lúc và “đúng liều”, cỗ máy sản xuất của ASEAN đã nhanh chóng được khởi động trở lại. Tiêu thụ nội địa khởi sắc nhờ khả năng thích nghi uyển chuyển rất đặc thù theo kiểu của châu Á.

Tin liên quan
Xuất khẩu khu vực ASEAN: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên Xuất khẩu khu vực ASEAN: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên

Hai quốc gia xuất khẩu năng lượng tại Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia đặc biệt hưởng lợi nhờ giá dầu tăng cao.

WB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 7,2% trên cơ sở nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ và các hoạt động chế biến, chế tạo theo định hướng xuất khẩu vẫn tiếp tục phát triển vững chắc.

Tại Myanmar, GDP cũng được dự báo tăng trưởng 3% trong năm nay. Trong khi đó, tại Thái Lan, doanh thu của ngành du lịch, vốn là điểm tựa của nền kinh tế, cũng đã về mức tương đương 40% của thời tiền Covid-19.

Khác với nhiều nước phương Tây, nơi lạm phát ở ngưỡng trên dưới 10% đang “gặm nhấm” sức mua của người dân, thì Indonesia vẫn giữ duy trì lạm phát dưới ngưỡng 5%. Malaysia và Việt Nam cũng đã “đưa ra những biện pháp khá hiệu quả” trong lĩnh vực này.

Thêm một bất ngờ khác, trái với nhiều đơn vị tiền tệ khác như Euro của châu Âu hay Yen Nhật Bản, đồng Won Hàn Quốc, các đồng tiền của ASEAN không bị sụt giá mạnh so với đồng USD.

Nhà báo Pierre-Antoine Donnet - nguyên Tổng biên tập hãng tin Pháp AFP - nói: “Lần đầu tiên từ rất lâu nay, tỷ lệ tăng trưởng của các quốc gia trong ASEAN hơn hẳn so với Trung Quốc.

Sự thay đổi này mang lại nhiều hệ quả. Trước hết, điều này chứng tỏ Trung Quốc không còn là một cường quốc kinh tế như trước đây và kế tới là ASEAN cảm thấy bớt lệ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”.

Có thể nói, một làn gió độc lập nào đó về phương diện kinh tế đang thổi tới ASEAN.

Vai trò toàn cầu của ASEAN

Trang mạng của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) số ra mới đây có bài viết cho biết, năm 2022 là một năm đặc biệt đối với ASEAN, bởi Hiệp hội này có một số thành viên đảm nhận vị trí Chủ tịch của một số tổ chức quan trọng trên khu vực và toàn cầu.

Trong đó, Indonesia là Chủ tịch của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, còn Thái Lan là Chủ tịch của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai Yaroslav Lissovolik cho rằng, những tiến bộ mà ASEAN đạt được trong việc củng cố sự ổn định của khu vực Đông Nam Á, và mạng lưới liên minh toàn cầu rộng lớn do khối và các thành viên riêng lẻ tạo ra, có thể mang tới cho ASEAN cơ sở để khẳng định vai trò toàn cầu lớn trong những năm sắp tới.

Một trong những khía cạnh quan trọng đóng vai trò toàn cầu trên trường quốc tế của ASEAN là tính trung lập của khối trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương.

Singapore là một trong những nền kinh tế đi đầu của khu vực, đã đóng vai trò trung gian quan trọng trong các cuộc đàm phán Mỹ-Trung và Mỹ-Triều nhằm giảm căng thẳng.

Tương tự, ASEAN cũng đi đầu trong việc thiết lập nền tảng gồm các quốc gia/ tổ chức khu vực có thể điều phối các nỗ lực hướng tới hòa bình toàn cầu.

Trong nỗ lực duy trì vị thế cân bằng và trung lập trên trường quốc tế, ASEAN có thể tìm kiếm các lựa chọn hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ chế kết nối phía Nam Bán Cầu và các nền kinh tế phát triển. ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể theo định hướng này khi thiết lập Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đồng thời, ASEAN cũng có cơ hội bổ sung vào mối quan hệ tích cực ASEAN-Liên minh châu Âu (EU) sự tham gia nhiều hơn của các nước trong Hiệp hội đối với các nền tảng do phía Nam Bán cầu thiết lập.

Đặc biệt, ASEAN có thể trở thành một trong những trụ cột của nền tảng toàn cầu BRICS+, cũng như đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết lập nền tảng cho các nền kinh tế đang phát triển Á-Âu.

Ngoài ra ASEAN cũng có khả năng trở thành lực lượng đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các cơ chế hội nhập khu vực.

Một vai trò như vậy là không thể thiếu trong giai đoạn quan trọng này đối với kinh tế thế giới, khi vẫn chưa có một cơ chế hợp tác toàn cầu theo chiều ngang giữa các khối hội nhập khu vực, chưa kể đến đường dây liên lạc ngoại giao ở cấp quốc gia.

Tin liên quan
Hội nghị cấp cao ASEAN: Tổng thống Widodo nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong tình hình thế giới Hội nghị cấp cao ASEAN: Tổng thống Widodo nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong tình hình thế giới 'đáng lo ngại'

Liên quan đến vấn đề này, với tính trung lập và khả năng hòa giải của mình, ASEAN có thể dẫn đầu quá trình thiết lập một nền tảng toàn cầu cho các thỏa thuận hội nhập khu vực.

Ví dụ, trên nền tảng của định dạng R20 (20 nước khu vực) trong khuôn khổ G20. Nền tảng R20 như vậy có thể tập hợp các cơ chế hội nhập khu vực mà các nước G20 (bao gồm cả ASEAN) là thành viên.

Hiện tại, G20 chỉ bao gồm một khối hội nhập khu vực tham gia, đó là EU. Hiện nay, không có lý do gì để ASEAN và các cơ chế hội nhập khu vực hàng đầu khác không thể tham gia cùng châu Âu trong việc biến G20 trở nên toàn diện hơn.

Ngoài ra, còn có một số định hướng khác mà ASEAN có thể sử dụng để tác động đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Một trong những cách khả thi là tạo ra một “vòng tròn bạn bè” giữa các nền kinh tế khu vực, cũng như các nền kinh tế trên toàn thế giới cùng chia sẻ các giá trị của Hiệp hội.

Cách tiếp cận như vậy, có thể được gọi là “ASEAN+”, có thể bao gồm việc thiết lập các nền tảng chung phù hợp với định hướng phát triển chính như phát triển xanh, kinh tế kỹ thuật số, giáo dục và y tế (phát triển nguồn lực con người).

Trong không gian kỹ thuật số, có thể sử dụng kinh nghiệm của Singapore trong việc xây dựng các hiệp định kinh tế số và mở rộng quy mô của các hiệp định như vậy không chỉ đến mức độ quốc gia, mà còn cả các hiệp định thương mại khu vực và liên khu vực (“hội nhập của hội nhập” kỹ thuật số).

ASEAN cũng có thể đóng vai trò tích cực hơn trong các tổ chức toàn cầu và đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đặc biệt, Hiệp hội có thể xây dựng liên minh trong các thể chế toàn cầu với các nhóm khu vực khác ở phía Nam Bán cầu để thúc đẩy chương trình nghị sự về giảm chủ nghĩa bảo hộ và mở cửa hơn.

Cuối cùng, đã đến lúc các khu vực khác nhau của kinh tế thế giới bắt đầu thúc đẩy quan điểm và chiến lược toàn cầu của họ. Quá trình toàn cầu hóa không còn là điều gì đó được xác định từ trước hoặc được ra lệnh bởi một quốc gia hoặc khu vực - các khái niệm về toàn cầu hoá hiện đã bỏ đi tính độc quyền và sẽ ngày càng xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau của cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đó, ASEAN có thể trở thành một trong những lực lượng đi đầu trong phong trào toàn cầu hóa đổi mới, cân bằng, bao trùm và bền vững hơn.

Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh, chặng đường phục hồi không ít chông gai

Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh, chặng đường phục hồi không ít chông gai

Kinh tế ASEAN nửa đầu năm 2022 đã khởi động lại mạnh mẽ, thậm chí, một số quốc gia "đầu tàu" trong khu vực còn ...

Mặc bất ổn toàn cầu, FDI vẫn nườm nượp vào ASEAN, quốc gia nào đang tỏa sáng?

Mặc bất ổn toàn cầu, FDI vẫn nườm nượp vào ASEAN, quốc gia nào đang tỏa sáng?

Mặc những bất ổn địa chính trị toàn cầu và tình hình đại dịch Covid-19, dòng vốn đầu trực tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ...

ASEAN chưa khi nào nản bước trước khó khăn

ASEAN chưa khi nào nản bước trước khó khăn

“Qua mỗi cơn phong ba, bó lúa vàng trên logo biểu tượng của ASEAN sẽ ngày càng thêm gắn kết bền chặt, tiếp tục đem ...

Tác động của RCEP tới tương lai của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Tác động của RCEP tới tương lai của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cung cấp thêm đòn bẩy cho hội nhập kinh tế ASEAN, nhưng dường như ...

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Lạm phát do các yếu tố như giá nguyên vật liệu, giá nhiên liệu tăng cao bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Swift 2021, Ertiga 2022, XL7 2022 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

Theo Reuters, công ty mẹ của TikTok, ByteDance sẽ chấp nhận đóng cửa ứng dụng của mình thay vì chọn giải pháp bán lại cho một công ty ở Mỹ.
Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Việc lựa chọn, bố trí nhân sự luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa ra đồn đoán, xuyên tạc với những thông tin xuyên tạc.
Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động