Thông điệp đằng sau sự tái xuất của thủ lĩnh IS

Sau 5 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện cùng với sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, thủ lĩnh tổ chức khủng bố này - Abu Bakr al-Baghdadi - đã tái xuất trong một đoạn video lan truyền trên mạng ngay sau khi IS sụp đổ tại Syria. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is Đánh bom đúng thời điểm bầu cử Hạ viện ở Ấn Độ, ít nhất 16 binh sĩ thiệt mạng
thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is Tổng thống Sirisena nhận định IS đã tung ra “chiến lược mới”, tấn công các nước nhỏ

Cái gốc vẫn tồn tại

Trong video được mạng lưới truyền thông Al Furqan của IS công bố trên mạng tối 29/4 vừa qua, Thủ lĩnh IS al-Baghdadi đã đề cập tới tình hình căng thẳng nhiều tháng qua trong cuộc giao tranh ở Baghouz - thành trì cuối cùng của IS ở miền Đông Syria. Thủ lĩnh IS bắt đầu bài phát biểu bằng lời khẳng định rằng trận chiến tại Baghouz đã kết thúc, đồng thời lên tiếng kêu gọi thực hiện các hành động trả thù sau sự sụp đổ tại Baghouz.

Thủ lĩnh IS từng xuất hiện lần gần đây nhất trong một video hồi năm 2014 với bài thuyết giảng tại Đại thánh đường Hồi giáo al-Nuri ở thành phố Mosul, miền Bắc Iraq, một tháng sau khi Mosul rơi vào tay IS.

thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tại giáo đường ở Iraq năm 2014. (Nguồn: AFP)

Sự trở lại lần này của al-Baghdadi dường như muốn phát đi thông điệp rằng IS sẽ vẫn tiếp tục, bất chấp thất bại tại Baghouz. Báo cáo mới được công bố gần đây của The Atlantic nhận định bất kỳ mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài của người đàn ông bị truy nã gắt gao nhất thế giới này đều là một lỗ hổng và dấu vết khả thi để các cơ quan tình báo và quân sự truy tìm và tiêu diệt y. Tuy nhiên, al-Baghdadi đã phá vỡ nửa thập kỷ im lặng và sẵn sàng đối mặt với những rủi ro này. Thủ lĩnh IS thấu hiểu sự xuất hiện của y ngay thời điểm này là điều cần thiết trong bối cảnh IS đang phải đương đầu với những hiểm nguy mới và sự tồn vong của tổ chức có ý nghĩa quan trọng hơn số phận cá nhân.

Theo báo cáo, những gì IS đã thực hiện được là hoàn toàn mới và khác biệt, với việc tuyên bố thành lập một nhà nước Hồi giáo và xây dựng được mục tiêu đó trên lãnh thổ thực tế. Đó chính là trọng tâm cốt lõi mà al-Baghdadi đã định hình IS khác biệt so với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Đây cũng chính là cơ sở cho lời hiệu triệu của IS, kêu gọi và thu hút được hàng nghìn tay súng người nước ngoài và thực hiện hàng loạt vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới.

Tồn tại một ý thức hệ về cộng đồng ảo

IS đã tạo ra một thứ mà các nhóm khủng bố khác không thể đạt được, đó là ý thức hệ về một cộng đồng ảo mà những người khác cảm thấy thích thú và sẵn sàng tách ra khỏi cộng đồng. Đó là một phần lý do tại sao những kẻ tấn công mang danh IS không nên được gán bằng biệt danh “những con sói đơn độc”. Điều đáng kinh ngạc là IS khiến những tâm hồn dễ bị tổn thương cảm thấy họ không còn đơn độc và dẫn dắt họ, bất kể khoảng cách địa lý.

thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is
IS đã tạo ra được một ý thức hệ. (Nguồn: AP)

Hiện tại, những phần lãnh thổ mà IS chiếm giữ đã bị loại bỏ nhờ nhiều nỗ lực kéo dài trong những năm qua của lực lượng liên minh quốc tế chống IS, với sự góp mặt của lực lượng quân đội, ngoại giao, tình báo, thực thi pháp luật và các chuyên gia trong liên minh quốc tế đó. Tuy nhiên, cộng đồng toàn cầu hình thành nên IS vẫn còn tồn tại. Trên thực tế, IS sở hữu các mạng lưới trên toàn thế giới và dựa vào "chân rết" đó để kiểm soát các thành viên của mình. Điều đó cho thấy cuộc chiến chống IS còn lâu mới kết thúc, nó chỉ bước vào giai đoạn chuyển tiếp mới.

Vì vậy, sự tái xuất của al-Baghdadi là câu trả lời để khẳng định cho mục tiêu đó. Việc tái định hình một IS mới thời kỳ hậu Nhà nước Hồi giáo không phải là một điều dễ dàng đối với tổ chức này, trong bối cảnh IS từng đặt mục tiêu kiểm soát lãnh thổ lên hàng đầu. Thủ lĩnh IS nhắc tới những người đã thiệt mạng trong cuộc chiến giành lãnh thổ tại Iraq và Syria cũng như đề cập tới các cuộc tấn công đẫm máu có liên quan đến IS thời gian gần đây, trong đó có vụ khủng bố tại Sri Lanka. Thông qua tất cả, thông điệp của al-Baghdadi là IS vẫn tồn tại, đang chiến đấu và tàn sát.

Thế giới từng chứng kiến al-Baghdadi chào mừng sự ra đời của IS thì lần này đó là thông điệp khẳng định quyết tâm hồi sinh IS. Vậy video này có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách chống khủng bố? Trước hết, đó là một lời nhắc nhở rằng việc xóa bỏ quyền kiểm soát lãnh thổ ở Iraq và Syria là không đủ để đánh bại IS. Phá hủy mạng lưới toàn cầu của tổ chức khủng bố này đòi hỏi những nỗ lực thận trọng của lực lượng quân sự trực tiếp, bên cạnh việc chia sẻ thông tin tình báo, bắt giữ và truy tố, cũng như các công cụ chống khủng bố khác nhằm ngăn chặn và đập tan quá trình phát triển cực đoan của IS.

Không gian chiến đấu đặc biệt

Lời khẳng định của al-Baghdadi về sự tồn tại của IS như là một cộng đồng quốc tế có nghĩa là mặt trận Internet sẽ là không gian chiến đấu trung tâm của tổ chức này. Thực tế này đòi hỏi phải tiếp tục và tăng tốc những nỗ lực của các công ty công nghệ để loại bỏ và ngăn chặn nội dung khủng bố được đăng tải và chia sẻ trên mạng. Các chính phủ cũng cần chia sẻ nhiều hơn với các công ty công nghệ những gì họ biết về các chiến lược khủng bố mới nhất trên mạng, xu hướng và quỹ đạo trực tuyến được các phần tử khủng bố sử dụng, giúp các công ty công nghệ có thể quản lý các nền tảng xã hội của mình mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Cuối cùng, sự tái xuất của al-Baghdadi có nghĩa là Mỹ và liên minh chống khủng bố cần dự đoán được những diễn biến sắp tới trong quá trình tiến hóa của IS. Tuyên bố sớm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về sự sụp đổ của IS đã không phản ánh đúng thực tế. Thế giới có lẽ đã nhầm tưởng sẽ không còn những cuộc tấn công có liên kết tới IS và hệ quả là đã đưa ra những phản ứng thái quá khi nó lại xảy ra. Cộng đồng quốc tế cần đánh giá lại về IS và tìm cách ngăn chặn “từ trong trứng nước” những cuộc tấn công khủng bố đẫm máu đó.

Trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố vẫn diễn biến phức tạp, dù dưới vỏ bọc các chiến binh thánh chiến, chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng” hay dưới bất kỳ hình thức nào khác, những gì cộng đồng quốc tế cần làm là duy trì sự kiên cường và sự đảm bảo từ các nhà lãnh đạo chính phủ trong cuộc chiến chống khủng bố đó.

thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is Thổ Nhĩ Kỳ - Iraq: hợp tác thương mại và chống khủng bố

Ngày 28/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tới Baghdad để tiến hành thảo luận với giới chức Iraq về hợp tác song ...

thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is Khủng bố tại Sri Lanka - Chuyện riêng và chuyện chung

Đối với khu vực, châu lục và thế giới, đấy là chuyện không để cho tàn quân của IS và cực đoan hoá trong thế ...

thong diep dang sau su tai xuat cua thu linh is Iraq mở chiến dịch đột kích từ trên không, tiêu diệt nhiều thủ lĩnh IS

Ngày 21/4, lực lượng an ninh Iraq đã tiêu diệt 7 thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại tỉnh Diyala, phía ...

Thu Hiền (theo Egypt Today)

Đọc thêm

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

Nhiều tờ báo Malaysia lo ngại cho đội nhà khi sắp thi đấu với U23 Việt Nam vào ngày 20/4.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Ngày 16/4, Sở GD&ĐT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn xây dựng năng lực học tập suốt đời cho gần 500 đại biểu là cán bộ ...
Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động