Các chuyên gia cho rằng số liệu lạm phát dự kiến công bố trong ngày 2/3 có thể gây thêm sức ép đối ECB trong việc phải công bố thời điểm bắt đầu rút bớt chương trình mua trái phiếu.
Trong tháng 12/2016, ECB đã quyết định tiếp tục mua trái phiếu cho đến cuối năm nay và thu hẹp quy mô của chương trình mua trái phiếu từ 80 tỷ Euro/tháng xuống 60 tỷ Euro/tháng kể từ tháng Tư tới.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, kiêm quan chức cấp cao của ECB Jens Weidmann. (Nguồn: AFP) |
Theo cơ quan thống kê quốc gia Destatis của Đức, tỷ lệ lạm phát tại Đức trong tháng Hai vừa qua đã tăng lên 2,2%, mức cao nhất trong bốn năm rưỡi, sau khi đứng ở mức 1,9% trong tháng Một vừa qua.
Thống kê này càng khiến Đức tăng cường kêu gọi ECB rút dần chương trình nới lỏng tiền tệ, với mức lãi suất thấp kỷ lục, chương trình mua trái phiếu quy mô lớn và các khoản "cho vay rẻ" dành cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định số liệu trên vẫn không thể thuyết phục ECB giảm bớt chính sách tiền tệ cực lỏng.
Trong bài phát biểu hàng quý trước Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tiền tệ của Nghị viện châu Âu ngày 6/2 vừa qua tại Brussels, Chủ tịch ECB Mario Draghi khẳng định, lạm phát tăng sẽ không khiến ngân hàng này kết thúc chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sớm hơn dự kiến.
Ông Draghi cho biết thêm, sự hỗ trợ của các biện pháp thuộc về chính sách tiền tệ vẫn cần thiết để đưa lạm phát lên mức mục tiêu cận 2% mà ECB đề ra.