Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng: Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 diễn ra suôn sẻ, 'thêm' một thương hiệu cho ASEAN

Nguyễn Phạm
TGVN. Sau lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN đã có những đánh giá về các vấn đề liên quan tới kỳ hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng: Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 diễn ra suôn sẻ, 'thêm' một thương hiệu cho ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Xin Thứ trưởng đánh giá kết quả đạt được của Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao liên quan?

Có thể nói, Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị cấp cao liên quan đã thành công tốt đẹp. Chúng ta đã đạt được những mục tiêu đặt ra, trong đó có thể nói tất cả những sáng kiến, đề xuất cùng những ưu tiên của cả năm đều đã được thể hiện ở trong cuộc họp lần này của các nhà lãnh đạo và đã được các nhà lãnh đạo thông qua, phê chuẩn. Đó là điều hết sức phấn khởi trong cả lĩnh vực về xây dựng cộng đồng cũng như trong ứng phó với dịch Covid-19 và tiến tới phục hồi với các nước ASEAN.

Đồng thời, những vấn đề chúng ta đặt ra cho chương trình nghị sự đã được hoàn thành và được hưởng ứng rất mạnh mẽ bởi các nhà lãnh đạo trong ASEAN cũng như các nhà lãnh đạo các nước đối tác của ASEAN. Có thể khẳng định, hội nghị đã diễn ra rất suôn sẻ, kể cả về mặt tổ chức, kỹ thuật, việc truyền tải thông tin đều tương đối hoàn thiện.

Các nước ASEAN đánh giá như thế nào về những sáng kiến và đề xuất trong cả năm ASEAN 2020 mà Việt Nam đã đạt được?

Trước hết, các nước đánh giá ngay từ đầu là chủ đề Việt Nam đưa ra rất chính xác và đã trở thành một thương hiệu của ASEAN, đó là một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Thứ hai, các nước ASEAN cho rằng những ưu tiên Việt Nam đặt ra cho xây dựng cộng đồng cũng rất thỏa đáng, phù hợp. Khi Việt Nam chuyển trọng tâm sang vấn đề ứng phó với dịch Covid-19 và các biện pháp để hỗ trợ người dân, cộng đồng doanh nghiệp thì các nước đều đánh giá đây là phương hướng rất đúng, vì vậy, đã nhận được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của các nước cũng như các đối tác. Những sáng kiến như Quỹ ASEAN ứng phó dịch Covid-19 hoặc Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực hay Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi đều được các nước hưởng ứng và đóng góp rất nhiệt tình.

Thưa Thứ trưởng, sau khi được ký kết, lộ trình để thông qua Hiệp định RCEP dự kiến diễn ra trong bao lâu?

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, sau khi ký kết hiệp định là giai đoạn phê chuẩn. Giai đoạn này phụ thuộc vào nội bộ của từng nước. Khi đa số nước phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực. Chúng tôi tin rằng các nước cũng sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn.

Theo Thứ trưởng, liệu các nước có thể mong đợi gì về tiến triển của đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử chung ở Biển Đông (COC) trong năm tới?

Về COC, quyết tâm của các nước ASEAN và Trung Quốc đều rất mạnh. Tất cả đều mong muốn sớm có được một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một khu vực hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, việc thương lượng trước hết bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng với đó, các nước đều mong muốn nội dung thương lượng này được thực hiện thông qua gặp trực tiếp. Do đó, cho đến nay tôi cũng khó có thể nói được rằng khi nào thì văn bản có thể hoàn thiện. Tất nhiên là chúng ta đều muốn đẩy nhanh tiến trình này nhưng còn phụ thuộc vào thiện chí cũng như lập trường của các bên.

Bước đi đầu tiên sắp tới trong việc mở lại các hành lang đi lại trong ASEAN là như thế nào, thưa Thứ trưởng? Indonesia nói rằng họ cố gắng trong 3 tháng đầu năm 2021 sẽ là “timeline” cho việc đó, điều này có đúng không?

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành như hiện nay, việc đầu tiên các nước nghĩ đến đối với việc phục hồi là sự di chuyển, đi lại của người dân, doanh nghiệp, nhất là những công việc thiết yếu phải được bảo đảm. Do đó, khi vấn đề này nêu ra thì mọi người đều thấy rất cần thiết. Vì vậy các nước đều thể hiện quyết tâm bằng sự nhất trí cao của các nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, đây mới chỉ là định hướng và các nguyên tắc, việc thực hiện còn phải phù hợp với tình hình dịch bệnh. Bởi vì các nhà lãnh đạo mặc dù khuyến khích bảo đảm việc đi lại nhưng đồng thời cũng nhắc ưu tiên số 1 phải là an toàn, bảo đảm được sức khỏe và chống dịch bệnh. Quá trình này phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh, thêm nữa là sự sẵn sàng của từng nước. Khó có thể nói được khi nào chúng ta có thể làm được, nhưng cũng có thể khẳng định rằng quyết tâm của các nước là rất cao và muốn làm sớm nhất.

Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 thành công tốt đẹp, những con đường mới được mở ra, hợp tác được nâng tầm

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 thành công tốt đẹp, những con đường mới được mở ra, hợp tác được nâng tầm

TGVN. Chiều ngày 15/11 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp báo quốc tế về kết quả Hội ...

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Các nước đề cao tầm quan trọng của RCEP

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Các nước đề cao tầm quan trọng của RCEP

TGVN. Các quốc gia thành viên ASEAN và đối tác đề cao tầm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đặc ...

Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Định hướng lớn, động lực mới để tự tin vững bước

Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37: Định hướng lớn, động lực mới để tự tin vững bước

TGVN. Chiều 15/11, Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan đã diễn ra ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, thành công của Hội nghị Geneva khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang, không chỉ trên mặt trận quân sự mà còn trong đấu ...
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Mặc dù dừng bước ở tứ kết giải Futsal châu Á 2024 nhưng cơ hội đến VCK World Cup của đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn còn nhờ cánh cửa ...
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động