Thủ tướng Campuchia chọn quốc gia này là điểm đến trong chuyến thăm chính thức đầu tiên

Hồng Phúc
Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Campuchia thăm Trung Quốc từ ngày 14-16/9. (Nguồn: ST)
Thủ tướng Campuchia Hun Manet dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 14-16/9. (Nguồn: ST)

Theo thông cáo ngày 12/9 của Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Hun Manet diễn ra từ ngày 14-16/9 theo lời mời của Thủ tướng Lý Cường. Tháp tùng Thủ tướng có Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, quan chức chủ chốt của Chính phủ Hoàng gia và nhiều lãnh đạo khu vực tư nhân của Campuchia.

Tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng tập trung vào hợp tác song phương và đa phương giữa hai nước, dự kiến chủ trì lễ ký kết một số văn kiện hợp tác.

Trong chuyến thăm, ông Hun Manet sẽ có các cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Triệu Lạc Tế.

Nội dung các cuộc gặp tập trung vào chủ đề: xây dựng Cộng đồng vận mệnh chung Campuchia-Trung Quốc trong kỷ nguyên mới; thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác kim cương; định hướng chiến lược cho quan hệ song phương cùng những vấn đề khu vực và quốc tế cùng có lợi.

Sau chuyến thăm chính thức, Thủ tướng Hun Manet sẽ tham dự Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 vào ngày 16-17/9 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

Trước đó một ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, đây là “chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Hun Manet kể từ khi nhậm chức” và “phản ánh sự coi trọng của chính phủ mới của Campuchia đối với việc phát triển quan hệ Trung Quốc-Campuchia”, đặc biệt trong năm 2023 là năm kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (19/7/1958).

Bắc Kinh “mong muốn sử dụng chuyến thăm này để lên kế hoạch cho sự hợp tác chiến lược toàn diện trong tương lai giữa Trung Quốc và Campuchia”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng sẽ “đạt được kết quả sớm nhất có thể để xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Campuchia chất lượng cao, trình độ cao và tiêu chuẩn cao với tương lai chung trong kỷ nguyên mới”.

Theo Straits Times, đây là một trong những chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Hun Manet kể từ khi trở thành Thủ tướng vào tháng 8/2023. Tuần trước, ông đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia.

Khi phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 vào ngày 6/9, người đứng đầu chính phủ Campuchia đã ca ngợi Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc, cho rằng sáng kiến này mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế của Campuchia.

Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo hợp tác Đông Á, Thủ tướng Hun Manet cho biết, kể từ khi Campuchia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 65 năm, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Chính phủ mới của Campuchia sẽ tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc và khuôn khổ của quan hệ Campuchia-Trung Quốc, đồng thời cùng với Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực trên cơ sở quan hệ hữu nghị song phương.

Trong khi đó, Thủ tướng Lý Cường cho biết, Bắc Kinh là đối tác hợp tác đáng tin cậy của Phnom Penh. Quan hệ hai nước đứng vững trước những thăng trầm của tình hình quốc tế và luôn vững chắc, không thể phá vỡ, tạo hình mẫu cho quan hệ quốc tế kiểu mới.

Tháng trước, ông Hun Manet đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chia sẻ trên kênh Telegram, ông cho hay hai bên “cam kết thúc đẩy hợp tác giữa hai nước”.

Trung Quốc là đối tác thương mại và cho vay lớn nhất của Campuchia, chiếm 37% khoản vay nước ngoài trị giá 10 tỷ USD của Phnom Penh.

Theo giới quan sát, chuyến thăm của Thủ tướng Hun Manet tới Trung Quốc diễn ra vào thời điểm Campuchia và Trung Quốc kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Chuyến thăm sẽ mở rộng khuôn khổ và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia và người dân hai nước.

6 ưu tiên của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet

6 ưu tiên của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Trong phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VII ở Phnom Penh, ngày 22/8, tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet cam kết ...

Thủ tướng Campuchia tính sớm thăm Mỹ

Thủ tướng Campuchia tính sớm thăm Mỹ

Phát biểu tại cuộc gặp mặt các công nhân và nhân viên nhà máy tại thị trấn Takhmao thuộc tỉnh Kandal hôm 1/9, Thủ tướng ...

Ngoại giao nhộn nhịp của tân Thủ tướng Campuchia

Ngoại giao nhộn nhịp của tân Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Manet gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta, Indonesia ngày ...

Phó Thủ tướng Trung Quốc sẽ dự Quốc khánh Triều Tiên tại Bình Nhưỡng

Phó Thủ tướng Trung Quốc sẽ dự Quốc khánh Triều Tiên tại Bình Nhưỡng

Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 6/9 đưa tin, một phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Quốc Trung dẫn đầu sẽ ...

Thủ tướng Australia trông đợi chuyến thăm Trung Quốc 'vào cuối năm nay'

Thủ tướng Australia trông đợi chuyến thăm Trung Quốc 'vào cuối năm nay'

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Australia Anthony Albanese và người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường tại Jakarta, Indonesia là dấu hiệu mới nhất về ...

Đọc thêm

Tiền vệ Jack Grealish chấm dứt cơn hạn hán bàn thắng sau 473 ngày ở Ngoại hạng Anh

Tiền vệ Jack Grealish chấm dứt cơn hạn hán bàn thắng sau 473 ngày ở Ngoại hạng Anh

Jack Grealish chấm dứt cơn hạn hán bàn thắng ở Ngoại hạng Anh vào đúng kỷ niệm 25 năm ngày mất của em trai.
CNBC: Mức thuế của ông Trump đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam khiến các tập đoàn Mỹ điêu đứng

CNBC: Mức thuế của ông Trump đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam khiến các tập đoàn Mỹ điêu đứng

Các tập đoàn Mỹ tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề do mức thuế của ông Trump.
Ông Trump 'giáng đòn' mạnh lên 50 nền kinh tế, 90% hàng hóa Việt Nam phải chịu thuế, các nước phản ứng ra sao?

Ông Trump 'giáng đòn' mạnh lên 50 nền kinh tế, 90% hàng hóa Việt Nam phải chịu thuế, các nước phản ứng ra sao?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4: USD lao dốc, niềm tin nhà đầu tư suy yếu, lỗi tại... ông Trump?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4: USD lao dốc, niềm tin nhà đầu tư suy yếu, lỗi tại... ông Trump?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/4 ghi nhận đồng USD suy yếu sau khi Tổng thống Trump công bố thông báo về mức thuế quan mới.
Hoa hậu Lương Thùy Linh xinh đẹp, rạng rỡ tuổi 25

Hoa hậu Lương Thùy Linh xinh đẹp, rạng rỡ tuổi 25

Diện trang phục dù thiết kế đơn giản hay gợi cảm, Hoa hậu Lương Thùy Linh đều nổi bật, rạng rỡ, khoe được thần thái.
Mỹ trừng phạt các đối tượng Nga, đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin đến gặp các quan chức ở Washington

Mỹ trừng phạt các đối tượng Nga, đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin đến gặp các quan chức ở Washington

Mỹ tung trừng phạt mới đối với những cá nhân và tổ chức có trụ sở tại Nga đang hỗ trợ mua vũ khí và hàng hóa cho lực lượng ...
Mỹ trừng phạt các đối tượng Nga, đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin đến gặp các quan chức ở Washington

Mỹ trừng phạt các đối tượng Nga, đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin đến gặp các quan chức ở Washington

Mỹ tung trừng phạt mới đối với những cá nhân và tổ chức có trụ sở tại Nga đang hỗ trợ mua vũ khí và hàng hóa cho lực lượng Houthis ở Yemen.
Thủ tướng Đan Mạch thăm Greenland, cam kết ủng hộ hòn đảo tự trị trước sức ép gia tăng của Mỹ

Thủ tướng Đan Mạch thăm Greenland, cam kết ủng hộ hòn đảo tự trị trước sức ép gia tăng của Mỹ

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen có chuyến thăm 3 ngày đến Greenland, cam kết ủng hộ hòn đảo này trước sức ép kiểm soát của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Dải Gaza: Israel lập vành đai an ninh chia đôi hai thành phố, yêu cầu người dân ở phía Bắc sơ tán lập tức, Hamas bác bỏ đề xuất mới

Dải Gaza: Israel lập vành đai an ninh chia đôi hai thành phố, yêu cầu người dân ở phía Bắc sơ tán lập tức, Hamas bác bỏ đề xuất mới

Israel đang thiết lập hành lang an ninh mới tại miền Nam Dải Gaza, trong khi yêu cầu người dân ở nhiều khu vực thuộc phía Bắc sơ tán lập tức.
Điểm tin thế giới sáng 3/4: Mỹ nới lỏng xuất khẩu vũ khí, Hy Lạp cải tổ quốc phòng, Anh 'rót tiền' phát triển taxi bay

Điểm tin thế giới sáng 3/4: Mỹ nới lỏng xuất khẩu vũ khí, Hy Lạp cải tổ quốc phòng, Anh 'rót tiền' phát triển taxi bay

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/4.
Tin thế giới 2/4: EU toan tính táo bạo ngay trước mũi Nga, Tổng thống Đức lần đầu thăm hai nước Kavkaz, sự thất vọng của ông Trump

Tin thế giới 2/4: EU toan tính táo bạo ngay trước mũi Nga, Tổng thống Đức lần đầu thăm hai nước Kavkaz, sự thất vọng của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Động đất ở Myanmar: Thương vong tiếp tục tăng, số người thiệt mạng tiến dần tới mốc 3.000, xung đột khiến cứu trợ thêm khó khăn

Động đất ở Myanmar: Thương vong tiếp tục tăng, số người thiệt mạng tiến dần tới mốc 3.000, xung đột khiến cứu trợ thêm khó khăn

Số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người. Ngoài ra, còn có 4.639 người khác bị thương.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Phiên bản di động