Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp bàn Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và đường sắt kết nối với Trung Quốc

Chu Văn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển đất nước ta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng chủ trì họp bàn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam và triển khai đường sắt kết nối với Trung Quốc. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp bàn về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam và triển khai đường sắt kết nối với Trung Quốc. (Nguồn: VGP)

Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD

Tin liên quan
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững tại Đức Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững tại Đức

Tại Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương về xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Thường trực Chính phủ tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan để thảo luận, tiếp tục chuẩn bị thật tốt dự án này; đồng thời tiếp tục triển khai công việc nghiên cứu, thúc đẩy các dự án đường sắt kết nối Trung Quốc để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Đây là những việc lớn và quan trọng, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, "chỉ bàn làm, không bàn lùi", phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm".

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung trí tuệ, thời gian, công sức xây dựng dự án tiếp tục trình cấp có thẩm quyền, đặc biệt nghiên cứu, đề xuất, làm rõ về huy động nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án.

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam được Bộ Giao thông vận tải và cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Trên cơ sở đó, đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với chiều dài 1.541 km, quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67 km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh).

Qua rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tính toán sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP. Hồ Chí Minh cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh-Nha Trang năm 2028-2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, các bộ, cơ quan liên quan đang tích cực nghiên cứu các phương án, thúc đẩy hợp tác triển khai ba tuyến đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc, gồm tuyến: Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Lạng Sơn-Hà Nội; Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng.

Tiết kiệm kinh phí, triển khai nhanh, tạo không gian phát triển mới

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, kết quả nghiên cứu mới nhất của liên danh tư vấn TEDI - TRICC - TEDI SOUTH đã rút ngắn chiều dài tuyến khoảng 4km so với phương án trình năm 2019, bố trí 23 ga hành khách theo nguyên tắc phù hợp với hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương; đặt tại khu vực trung tâm kinh tế, chính trị các địa phương, tiếp cận khu vực trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng tạo ra không gian phát triển mới, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất (từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh có 19 đô thị, quy mô 500.000 dân trở lên với 2 đô thị đặc biệt và 17 đô thị loại I); bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao công cộng; bảo đảm khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, cơ quan liên quan bám sát chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị, đồng thời tiếp thu tối đa các ý kiến của Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành để trình Hội đồng thẩm định, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội theo quy định với tinh thần khẩn trương, nghiên cứu kỹ lưỡng, triển khai nhanh chóng.

Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam, với vận tốc thiết kế 350 km/h; là đường sắt lưỡng dụng, vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh. Thủ tướng lưu ý đánh giá tác động tới nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách và phân tích rõ hiệu quả của dự án, không chỉ về mặt kinh tế, mà phải đánh giá hiệu quả tổng hợp, góp phần nâng cao tiềm lực, vị thế của đất nước, giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và nền kinh tế…

Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam và triển khai đường sắt kết nối với Trung Quốc
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam (ảnh vẽ Al). (Nguồn: VGP)

Thủ tướng nhấn mạnh, cần nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam với hướng tuyến thẳng nhất có thể, tránh các khu dân cư lớn để vừa không phải giải phóng mặt bằng nhiều, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa triển khai nhanh, vừa tạo không gian phát triển mới.

Cùng với đó, quy hoạch, bố trí các ga và xây dựng các ga phù hợp, theo hướng hiện đại, tầm nhìn xa, nhưng tránh lãng phí, phát huy công năng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các địa phương và cả khu vực.

Tuyến đường sắt này phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, đảm bảo tính kết nối với các hạ tầng, phương thức giao thông khác, như hàng không, hàng hải; có khả năng kết nối các hành lang kinh tế trong nước và kết nối với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Thủ tướng yêu cầu rà soát lại suất đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư đảm bảo chính xác nhất có thể; rà soát và đề xuất các cơ chế đặc thù, đặc biệt cho triển khai dự án, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, các chính sách đặc thù, linh hoạt về đất đai, giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… với phương châm cơ chế thông thoáng, thủ tục rút gọn, thi công rút ngắn.

Về nguồn lực, phải đề xuất cơ chế huy động, đa dạng hoá các nguồn lực, gồm nguồn lực đầu tư công của Trung ương, địa phương, nguồn lực từ vốn vay, phát hành trái phiếu và các nguồn lực hợp pháp khác – nhất là trong xây dựng, vận hành nhà ga… Cùng với nguồn lực tài chính, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, huy động sức mạnh của nhân dân và doanh nghiệp, huy động tổng lực nguồn nhân lực, phương tiện của đất nước phục vụ dự án.

Về tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác, Bộ Giao thông vận tải cần lập tổ giúp việc chuyên trách xây dựng, triển khai dự án với các nhân sự có chất lượng tốt nhất. Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo triển khai chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, quản lý, vận hành đường sắt…

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững tại Đức

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững tại Đức

Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc sẽ tham dự Hội nghị Hamburg ...

Đề xuất làm cao tốc đoạn Vinh-Thanh Thủy thuộc Dự án đường bộ cao tốc Hà Nội-Vientiane (Lào)

Đề xuất làm cao tốc đoạn Vinh-Thanh Thủy thuộc Dự án đường bộ cao tốc Hà Nội-Vientiane (Lào)

Dự án đường bộ cao tốc Hà Nội-Vientiane, đoạn Vinh-Thanh Thủy được đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh nhằm ...

Dự án tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội: Thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam-Pháp

Dự án tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội: Thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam-Pháp

Ngày 11/9, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo nhằm giới thiệu dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc: Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc: Cam kết cao nhất với hợp tác đa phương, vì tương lai

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định rằng Tổng Bí thư, ...

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc qua Đắk Nông - Bình Phước

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc qua Đắk Nông - Bình Phước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 147/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28/6/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự ...

Xem nhiều

Đọc thêm

4 cách hạ Windows 11 xuống Windows 10 không mất dữ liệu nhanh chóng

4 cách hạ Windows 11 xuống Windows 10 không mất dữ liệu nhanh chóng

Bạn có thể hạ từ Windows 11 xuống Windows 10 sau thời gian dùng thử. Dưới đây là hướng dẫn hạ Windows 11 xuống Windows 10 sau 10 ngày mà ...
Đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

Đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi về việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông ...
Nhiều điểm nhấn tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Nhiều điểm nhấn tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Baoquocte.vn. Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô.
Sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong 'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình'

Sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong 'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình'

Baoquocte.vn. Sáng 6/10, TP. Hà Nội sẽ tổ chức chương trình 'Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình' nhằm quảng bá văn hóa Hà Nội, thúc đẩy kinh tế du lịch ...
Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách

Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách

Mỗi 'Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài' đều có một con đường, hành trình riêng để góp phần lan toả và gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ.
Một năm ASEAN 2024 trọn vẹn với nỗ lực vượt bậc của Lào

Một năm ASEAN 2024 trọn vẹn với nỗ lực vượt bậc của Lào

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm chia sẻ về không khí hội nghị ASEAN từ Vientiane và đánh giá về những nỗ lực của nước Chủ tịch ...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết trên tạp chí Influences.
Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel nên tạm hoãn việc tấn công trả đũa vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung ...
Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Trong bài viết của mình, Lam Le, phóng viên của Rest of World chuyên đưa tin về lao động và công nghệ ở Đông Nam Á, cho biết giờ là thời điểm công nhân có ...
Phiên bản di động