Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về 5 dự án giao thông trọng điểm

Chu Văn
Sáng 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các địa phương nghe báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án giao thông trọng điểm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

5 dự án giao thông trọng điểm gồm: Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan. Dự họp tại điểm cầu các địa phương có các dự án đi qua có Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, phát triển hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có hạ tầng giao thông. Từ đầu nhiệm kỳ, chúng ta đã tập trung chỉ đạo, dành nguồn lực, công sức, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đã và đang thúc đẩy xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Đối với 5 dự án giao thông được xem xét lần này đều là những tuyến đường giao thông quan trọng, là tuyến giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các trục giao thông huyết mạch của các vùng, tỉnh, thành phố... Việc triển khai xây dựng 5 dự án này liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều tỉnh, thành phố và nhiều người dân. Do đó, các đại biểu dự họp cần tập trung nghiên cứu, xem xét kỹ càng, nhiều mặt để có kết quả cao.

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo tóm tắt, báo cáo thẩm định và các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố đã thảo luận các vấn đề về quy hoạch, thủ tục pháp lý, huy động nguồn lực; các vấn đề kỹ thuật, tiến độ; chủ đầu tư, quản lý dự án; công tác giải phóng mặt bằng; khai thác không gian phát triển mới do các tuyến đường tạo ra; công tác kiểm tra, giám sát... trong quá trình triển khai các dự án.

Toàn cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định, trong nhiệm kỳ 2021-2026 cả nước phải hoàn thành khoảng 2.000 km đường cao tốc. Chúng ra đang triển khai xây dựng 700 km và hôm nay Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương bàn để xây dựng thêm 500 km cao tốc nữa. Như vậy, nếu được Bộ Chính trị, Quốc hội thông qua, trong nhiệm kỳ chúng ta sẽ có khoảng 1.200 km đường cao tốc.

Để đạt mục tiêu đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải có quyết tâm rất cao; nỗ lực phải rất lớn; hành động phải quyết liệt; xác định trọng tâm, trọng điểm cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung nguồn vốn; tổ chức thực hiện phải khoa học, hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, phải rút kinh nghiệm từ những hạn chế, bất cập trong triển khai xây dựng đường cao tốc thời gian trước đây để khắc phục, triển khai tốt hơn đối với các dự án hiện nay và thời gian tới.

Về nguồn vốn đầu tư các dự án, Thủ tướng thống nhất tỷ lệ đầu tư giữa Trung ương và địa phương là 50%-50%; từ nguồn vốn từ đầu tư công trong giai đoạn trung hạn, nguồn vốn từ chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội và các nguồn huy động khác. Tuy nhiên phải bố trí linh hoạt các nguồn vốn trung ương, địa phương, các bộ, ngành.

Thủ tướng Chính phủ giao các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Lê Văn Thành chịu trách nhiệm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn vốn, đảm bảo tiến độ các dự án. Theo đó, việc bố trí nguồn vốn và tiến độ thực hiện các dự án phải đảm bảo để 5 dự án này hoàn thành trong nhiệm kỳ này.

Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện theo các nghị quyết và chủ trương mà Bộ Chính trị, Quốc hội đã quyết định; đánh giá các dự án cũ, mới, tránh tình trạng thay đổi chính sách liên tục; có kế hoạch thu hồi vốn theo quy định. Về chủ đầu tư công đối với 3 dự án đường cao tốc, tuyến đường đi qua địa phương nào thì địa phương đó làm chủ đầu tư.

Thủ tướng nhấn mạnh, các dự án cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể, nếu tuyến đường qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đắp đổ đất; không bám theo các khu dân cư để tránh phải chi phí lớn cho giải phóng mặt bằng và tạo ra không gian phát triển mới.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan quan tâm bố trí đủ nguồn lực; các địa phương phải cam kết triển khai thực hiện các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trước mắt thúc đẩy nhanh công tác kỹ thuật, chuẩn bị đầu tư, giảm tối đa các thủ tục, phiền hà không cần thiết để sớm trình Bộ Chính trị, Quốc hội theo kế hoạch.

“Dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương, Quốc hội để chuẩn bị các hồ sơ trình Bộ Chính trị và Quốc hội đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng”, Thủ tướng yêu cầu./.

Thường trực Chính phủ họp về phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Thường trực Chính phủ họp về phát triển vùng kinh tế trọng điểm

TGVN. Sáng 26/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe báo cáo về tăng trưởng vùng kinh ...

Quảng Ninh “cất cánh” từ hạ tầng giao thông

Quảng Ninh “cất cánh” từ hạ tầng giao thông

Từng là một tỉnh bị chia cắt vì giao thông nghèo nàn, phụ thuộc chủ yếu vào đường sông và đường biển thì nay Quảng ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid, 02h00 ngày 1/5 - Bán kết Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Bayern Munich vs Real Madrid tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 1/5.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Căng thẳng leo thang ở Biển Đông, Trung Quốc hối thúc Philippines ngừng khiêu khích, Manila tố ngược Bắc Kinh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hối thúc Manila chấm dứt hành động khiêu khích. Trong khi Manila tố Hải cảnh Trung Quốc gây phức tạp tình ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động