Thủ tướng đề nghị IMF, WB tư vấn xây dựng cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô cho ASEAN

Trước các biến động khó lường của kinh tế thế giới, Thủ tướng đề nghị IMF, WB hợp tác và tư vấn cho các nước ASEAN xây dựng một cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực để giúp nâng cao năng lực tự cường và thích ứng của kinh tế ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Philippines
thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Bali, bắt đầu Cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN

Chiều 11/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị Thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - Ngân hàng Thế giới (IMF-WB) tại Bali, Indonesia. Cùng dự Cuộc gặp với các Lãnh đạo ASEAN còn có Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Thư ký ASEAN, Giám đốc điều hành IMF và Chủ tịch WB.

Với chủ đề “Thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua các hành động phối hợp cấp khu vực và toàn cầu”, các nhà lãnh đạo ASEAN và những người đứng đầu các tổ chức LHQ, IMF, WB đã trao đổi ý tưởng, định hướng và biện pháp tăng cường hợp tác, phối hợp giữa ASEAN và LHQ, IMF, WB trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, thông qua thực hiện hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 về Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và gia tăng sự tương hỗ giữa Chương trình này với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo.

Trong phát biểu khai mạc, Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Joko Widodo chào mừng các nhà lãnh đạo ASEAN và LHQ, IMF, WB tới tham dự cuộc gặp theo sáng kiến của nước chủ nhà, đồng thời đề nghị có các biện pháp cũng như sáng kiến tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các tổ chức này.

Các nhà lãnh đạo đã phát biểu về tình hình và triển vọng kinh tế ASEAN; các thách thức đặt ra trong bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay; chia sẻ kết quả và kinh nghiệm quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển; đồng thời các nhà lãnh đạo cũng đề xuất các định hướng và giải pháp cho ASEAN trong các vấn đề kinh tế và phát triển, thực hiện SDGs. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, tăng trưởng dựa trên luật lệ; cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện các mục tiêu SDGs cũng như đưa các nội dung này vào các chương trình hành động quốc gia với mục đích thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm, không để ai phía sau.

Trong các bài phát biểu, lãnh đạo LHQ, IMF và WB đánh giá cao nỗ lực của các nước ASEAN trong việc thực hiện SDGs, trong đó nêu Việt Nam là một điển hình; cam kết tiếp tục hợp tác và hỗ trợ với các nước ASEAN thực hiện thành công các mục tiêu này.

thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sáng kiến của Indonesia tổ chức cuộc gặp, nhấn mạnh hội nghị là cơ hội để các nhà lãnh đạo ASEAN và các tổ chức quốc tế chia sẻ quan điểm và thảo luận các biện pháp phối hợp hành động cấp khu vực và toàn cầu, hợp tác thúc đẩy phát triển bao trùm, bền vững, sáng tạo, trọng tâm là thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững LHQ 2030.

Thủ tướng cho rằng thành công của Hội nghị WEF ASEAN 2018 tổ chức tại Việt Nam vừa qua đã cho thấy ASEAN có nhiều lợi thế, sẵn sàng đón nhận và tận dụng hiệu quả các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo ASEAN, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn hàng đầu khu vực và thế giới đã gợi mở nhiều sáng kiến, ý tưởng và tầm nhìn cho các nước ASEAN tranh thủ cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển lớn của khu vực.

Thủ tướng đề xuất LHQ, IMF, WB phối hợp với ASEAN và Việt Nam thúc đẩy triển khai thiết thực các kết quả của Hội nghị WEF ASEAN, nhất là về: Cơ chế hài hòa môi trường kinh doanh; khuôn khổ kết nối các vườn ươm quốc gia và kết nối mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN.

thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean

Đối với Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam đang triển khai đổi mới mạnh mẽ, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; Việt Nam đang tăng cường hợp tác, đẩy mạnh thực hiện các kế hoạch về Cộng đồng ASEAN 2025. Trên cơ sở đó, Thủ tướng nhấn mạnh việc phối hợp triển khai các khuyến nghị, nhất là 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên trong “Báo cáo tương hỗ giữa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình Nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển bền vững” gồm nâng cao năng lực tự cường, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất và tiêu dùng bền vững, giảm nghèo và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của IMF và WB đối với ASEAN trong xây dựng cộng đồng và trợ giúp các nước thành viên ASEAN trong phát triển bền vững, giám sát kinh tế vĩ mô, tư vấn chính sách, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực. Trước các biến động khó lường của kinh tế thế giới, Thủ tướng đề nghị IMF, WB hợp tác và tư vấn cho các nước ASEAN xây dựng một cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực để giúp nâng cao năng lực tự cường và thích ứng của kinh tế ASEAN, tiếp tục ủng hộ, hợp tác chặt chẽ với ASEAN trong phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh báo sớm thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển nhất là khoảng cách số, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cải cách thể chế và đào tạo nhân lực chất lượng cao để kịp nắm bắt các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng với sự hợp tác sẵn có và quyết tâm của các bên, các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 2030 của LHQ sẽ được thực hiện thành công ở Đông Nam Á và trên thế giới.

* Ngày mai, 12/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự Lễ khai mạc Hội nghị thường niên IMF - WB với tư cách khách mời đặc biệt của nước chủ nhà và hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến thăm làm việc Indonesia.

thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị IMF, WB và thăm Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, sáng 11/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam lên đường ...

thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10/10, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội ...

thu tuong de nghi imf wb tu van xay dung co che canh bao rui ro kinh te vi mo cho asean Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao hộp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản, chiều 10/10 (giờ địa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giải futsal nữ Đông Nam Á 2024: Đội tuyển nữ futsal Việt Nam đã sẵn sàng

Giải futsal nữ Đông Nam Á 2024: Đội tuyển nữ futsal Việt Nam đã sẵn sàng

Phát biểu tại họp báo trước giải futsal nữ Đông Nam Á 2024, HLV trưởng Nguyễn Đình Hoàng cho biết, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã sẵn sàng.
Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.
Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có ...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

Có phải bạn đã vô tình quên mật khẩu điện thoại? Dưới đây là 4 cách mở khóa nhanh chóng cho điện thoại Samsung khi quên mật khẩu đơn giản ...
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Phiên bản di động