Thủ tướng dự COP28 và thăm Thổ Nhĩ Kỳ: Những điểm nhấn quan trọng

Minh Anh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) và tiến hành một số hoạt động song phương tại UAE, thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/11-3/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chuyến công tác lần này của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trên cả bình diện song phương và đa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: TTXVN)

Điểm đến đầu tiên trong chuyến công tác kéo dài năm ngày của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước vừa kỷ niệm lần thứ 100 Quốc khánh (29/10/1923-29/10/2023).

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa đặc biệt khi diễn ra vào dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sự hiện hiện của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại thủ đô Ankara còn mang ý nghĩa lịch sử khi đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam đến Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1978.

Chính vì thế, phát biểu tại cuộc hội kiến, Tổng thống nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan đánh giá chuyến thăm là khởi đầu mới mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước. Còn Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz khẳng định đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, một nước có vị trí đặc biệt quan trọng tại Đông Nam Á. Còn Chủ tịch Quốc hội Numan Kurtulmus cho rằng, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ tuy xa cách địa lý nhưng luôn hợp tác tích cực, xây dựng và có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng…

Cá nhân người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều cảm xúc khi lần đầu tiên đặt chân đến quốc gia liên lục địa Á - Âu này. Tại các cuộc gặp với lãnh đạo phía bạn, Thủ tướng chia sẻ ấn tượng về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ với bề dày lịch sử, văn hoá, với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những con người giàu lòng mến khách, được mệnh danh là “giao lộ của các nền văn minh”.

Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu to lớn mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được, đưa đất nước bạn trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, công nghiệp, khoa học - công nghệ và du lịch của khu vực Trung Đông và thế giới.

“Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm của mình, Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện thành công các chiến lược quốc gia quan trọng như “Tầm nhìn thế kỷ của Thổ Nhĩ Kỳ”, Dự án “Thung lũng Hydrogen”, sớm đưa Thổ Nhĩ Kỳ thành một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới trên mọi lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, công nghệ, quân sự và trở thành trung tâm hydrogen xanh của khu vực”, Thủ tướng phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí sau hội đàm với Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz tại buổi gặp gỡ báo chí. (Nguồn: TTXVN)

Hướng tới kim ngạch thương mại 5 tỷ USD

Chính vì ý nghĩa lớn lao của chuyến thăm như vậy, các cuộc trao đổi giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đề cập rất nhiều nội dung, và đặc biệt, hai bên thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Về chính trị - ngoại giao, hai bên thống nhất thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ (AKP) cũng như giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước.

Về kinh tế, hai bên thống nhất nhận định tiềm năng hợp tác còn rất lớn, cần được quan tâm khai thác cụ thể.

Năm 2017 đánh dấu mốc lịch sử trong trao đổi thương mại, khi kim ngạch hai chiều đạt 3,2 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ trong ASEAN, sau Malaysia. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông và là cửa ngõ để Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Đông và Nam Âu.

Trong năm 2019 và 2022, Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt công bố “Sáng kiến châu Á mới” và “Chiến lược tăng cường thương mại với các quốc gia ở xa”, trong đó đều đề cập ASEAN và Việt Nam là đối tác tiềm năng. Với Việt Nam, đề án phát triển quan hệ Việt Nam và khu vực Trung Đông – châu Phi luôn đặt Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí có tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế tới khu vực.

Quyết tâm khai phá tiềm năng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước được nhấn mạnh khi Tổng thống nước chủ nhà đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 5 tỷ USD trong giai đoạn tới. Tổng thống khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chủ động triển khai các nội dung được thống nhất trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ tám Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ và Kỳ họp Tham vấn chính trị lần thứ năm giữa hai Bộ Ngoại giao trong nửa đầu năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như giày dép, nông sản, thuỷ sản… thâm nhập chuỗi siêu thị, hệ thống phân phối của Thổ Nhĩ Kỳ, hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển hydrogen, cơ sở hạ tầng, logistics…

Các nhà lãnh đạo cũng thống nhất thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal, du lịch, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, tăng cường giao lưu nhân dân.

Sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz cùng chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Ý định thư hợp tác giữa Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Hãng hãng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines).

Thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực

Điểm nhấn quan trọng trong chuyến công tác của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại điểm đến thứ hai - thành phố Dubai (UAE) là cùng hơn 130 nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ các quốc gia trao đổi, tìm kiếm giải pháp lâu dài trong ứng phó biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP28 - sự kiện đa phương quan trọng nhất về biến đổi khí hậu trong năm nay.

Tin liên quan
Hội nghị COP28: Sẵn sàng đóng góp cao hơn vào nỗ lực chung toàn cầu Hội nghị COP28: Sẵn sàng đóng góp cao hơn vào nỗ lực chung toàn cầu

Trên phạm vi toàn cầu, tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia cần hành động khẩn trương và mạnh mẽ để đạt được mục tiêu theo Thoả thuận Paris về giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, đảm bảo công bằng, công lý khí hậu và dựa trên nền tảng là đoàn kết và hợp tác quốc tế, trong đó các nước phát triển có vai trò đi đầu, tạo động lực cho các hành động khí hậu, đồng thời tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển.

Chính vì vậy, tham dự Hội nghị COP28 lần này, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam kỳ vọng Hội nghị sẽ đạt được những bước tiến thực chất, đặc biệt trên bốn lĩnh vực quan tâm hàng đầu.

Một là, các nước tiếp tục có những hành động mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính, tiến hành chuyển đổi năng lượng một cách bền vững và công bằng.

Hai là, các nước phát triển thực hiện cam kết của mình, đặc biệt trong việc cung cấp tài chính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển trong quá trình này (bao gồm thực hiện cam kết với mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm và tăng mức cam kết cho giai đoạn đến năm 2025 và năm 2030).

Ba là, quan tâm thích đáng tới hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa ra được Khung mục tiêu thích ứng toàn cầu rõ ràng và khả thi. Bốn là, sớm đưa Quỹ Tổn thất và thiệt hại đi vào vận hành để có nguồn tài chính mới, lớn hơn hỗ trợ cho các nước đang phát triển và những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ công bố một số sáng kiến, cam kết mới của Việt Nam để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Tính từ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 (năm 2021), sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP lần này tiếp tục là dịp để Việt Nam thể hiện mạnh mẽ thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu; giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ chủ trương, quyết tâm và nỗ lực cũng như khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chuyến công tác tới UAE của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1993-2023). Do đó, các hoạt động tiếp xúc song phương với UAE nhân dịp tham dự COP28 cũng sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị và tạo động lực mới, mang tính đột phá cho hợp tác của Việt Nam với quốc gia vùng Vịnh này trong tất cả lĩnh vực.

Chuyến công tác với hai điểm đến mang ý nghĩa quan trọng cả bình diện song phương và đa phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại của Việt Nam, thể hiện hình ảnh đất nước, con người Việt Nam hoà hiếu, chân thành, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Tính từ chuyến Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN - GCC và tiến hành các hoạt động song phương tại Saudi Arabia (tháng 10/2023), chuyến công tác lần thứ hai đến Trung Đông của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chỉ trong vòng hai tháng lan tỏa thông điệp về cam kết mạnh mẽ và thể hiện sự quan tâm rất rõ ràng của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với khu vực Trung Đông giàu tiềm năng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân vào lăng viếng 'người cha của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân vào lăng viếng 'người cha của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại'

Sáng 29/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tối 29/11/2023 (giờ địa phương), tại Ankara, trong chương trình thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê ...

ASEAN là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ

ASEAN là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định ASEAN là đối tác quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ phối hợp chặt ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Ngày 29/11/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Thổ ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus

Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Quốc hội ...

Đọc thêm

Chuyến tàu Thống nhất - Hành trình xuyên Việt qua những dấu ấn lịch sử

Chuyến tàu Thống nhất - Hành trình xuyên Việt qua những dấu ấn lịch sử

Trên hành trình từ Bắc vào Nam bằng tàu Thống nhất, mỗi điểm đến đều mang tới cho Oliver Raw - công tác viên của tờ Nikkei Asia, sự mới ...
Bài tarot hôm nay 25/4: Bạn có sẵn sàng tha thứ nếu người yêu mắc lỗi không?

Bài tarot hôm nay 25/4: Bạn có sẵn sàng tha thứ nếu người yêu mắc lỗi không?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Liệu bạn có sẵn sàng tha thứ nếu người yêu của mình mắc lỗi không? Hãy rút ngay ...
Có nhất thiết phải giữ khoảng cách an toàn giữa các xe ô tô khi đang tắc đường?

Có nhất thiết phải giữ khoảng cách an toàn giữa các xe ô tô khi đang tắc đường?

Giữ khoảng cách an toàn giúp tài xế đủ thời gian xử lý đạp phanh, đánh lái, dừng xe ô tô, tránh va chạm xe phía trước. Nhưng thế nào ...
Real Madrid sắp ‘trói chân’ tiền đạo Vinicius

Real Madrid sắp ‘trói chân’ tiền đạo Vinicius

Real Madrid gần đạt mọi thỏa thuận gia hạn hợp đồng với Vinicius đến năm 2030.
Tiểu sử Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Tiểu sử Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sắp có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên từ ngày 27-29/4 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Hé lộ nguyên nhân Nhà Trắng bàn việc 'nhẹ tay' với Dòng chảy phương Bắc 2, có liên quan đến Ukraine?

Hé lộ nguyên nhân Nhà Trắng bàn việc 'nhẹ tay' với Dòng chảy phương Bắc 2, có liên quan đến Ukraine?

Nhà Trắng đang thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Phiên bản di động