Thủ tướng: Không để tình trạng "trên nóng, dưới nóng, nhưng ở giữa thì lạnh"

Trước những tồn tại hiện nay, Thủ tướng đã chỉ đạo các thành viên Chính phủ cần giải quyết vấn đề một cách đồng bộ, các cấp trung gian, cấp tham mưu phải chuyển biến mạnh mẽ hơn để làm sao “trên nóng, dưới nóng, ở giữa cũng phải nóng”. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh Xung lực mới từ các chuyến công du của Thủ tướng
thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh Điều chỉnh giá điện, xăng không ảnh hưởng nhiều đến ổn định kinh tế vĩ mô

Chiều 3/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo chính phủ thường kỳ; cùng dự còn có lãnh đạo Bộ, ban ngành….

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sáng ngày 2/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi họp Chính phủ thường kỳ và đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018; công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV; kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018 và tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh 4 tháng đầu năm 2018 và một số nội dung khác.

thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh
Toàn cảnh Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018. (Ảnh: NB)

Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức thành công 4 Hội nghị toàn quốc trong tháng 4 từ phòng chống thiên tai, tháo gỡ khó khăn đầu tư xây dựng, logistics, đến việc thúc đẩy xuất khẩu. Thủ tướng cũng cho rằng, không khí đầu tư làm ăn kinh doanh đồng đều ở khắp mọi miền bởi nhiều bộ, ngành, địa phương đã tổ chức các diễn đàn, xúc tiến thương mại đầu tư, đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng nhìn nhận, kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục có xu hướng tích cực và toàn diện, tạo không khí phấn khởi trong làm ăn kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin thị trường, của nhà đầu tư và nhân dân. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục phát triển. Về sản xuất công nghiệp trong tháng 4 đã tăng 11,4%, trong đó chế biến, chế tạo tăng 14%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định. Du lịch phát triển mạnh với lượng khách quốc tế đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng gần 30%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10%.

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà phát triển, tổng kim ngạch 4 tháng đạt gần 74 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Cơ cấu chuyển dịch tích cực, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 26,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,1%, chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Xuất siêu đạt 3,39 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Tạo việc làm cho trên 460.000 lao động, đưa 38.000 người đi làm việc tại nước ngoài. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 11.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng số vốn đăng ký mới bổ sung trên 1,16 triệu tỷ đồng.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được tăng cường...

Tuy trong tháng 4 đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Thủ tướng cho rằng, các Bộ, ngành địa phương cần thấy được, để phân tích những tồn tại, khó khăn, thách thức nhằm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm tốt hơn, chắc chắn hơn trong bối cảnh quốc tế nhiều phức tạp như hiện nay. Đặc biệt, CPI tăng thấp nhưng tiềm ẩn nhiểu nguy cơ; giải ngân vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước còn thấp.

thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin về kết quả của cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018. (Ảnh: NB)

Trong bối cảnh môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải cách, Thủ tướng cho rằng, cần phải mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa và đưa ra ví dụ về chỉ số tham gia thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp (đứng thứ 123/190), rời thị trường cũng gặp khó khăn, đặt biệt trong xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp (đứng thứ 129/190).

Thủ tướng cho rằng, hiện nay đang xảy ra tình trạng “trên nóng, dưới nóng nhưng ở giữa thì lạnh” và ví dụ rằng, có địa phương đã lên Sở Xây dựng để điều chỉnh quy hoạch mà phải đi 33 lần. Chính vì vậy, Thủ tướng mong muốn “sức nóng” phải lan tỏa toàn bộ máy, trong đó cấp trung gian là vụ, cục, sở, huyện phải chuyển biến mạnh mẽ hơn thì cả bộ máy mới chuyển biến được.

Đối với thách thức là hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhưng ngược lại, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, giải thể còn lớn. Có nhiêu khoản phí, lệ phí còn cao, nhất là chi phí logistics và kiểm tra chuyên ngành.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn một số mặt hạn chế, đặc biệt có nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, ứng xử bạo lực với thầy thuốc, nhà giáo, học sinh… Quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng còn bất cập như sự việc “Hội thánh Đức Chúa trời” tồn tại kéo dài mà chưa kịp thời giải quyết gây hoang mang trong dư luận.

Về tiến độ các dự án luật trình Quốc hội còn rất nhiều vấn đề. Thủ tướng yêu cầu các Bộ cần phải có giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về kết quả cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh cho học sinh, phòng chống đuối nước cho học sinh. Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo về việc triển khai công tác khởi nghiệp, cách mạng 4.0. Bộ Nội vụ báo cáo kết quả quả hoạt động của tổ công tác kiểm tra công vụ từ khi thành lập đến nay….

Thủ tướng chỉ đạo, các thành viên Chính phủ cần phải có những ý kiến, thảo luận về các vấn đề đang tồn tại hiện nay để làm sao giải quyết được đồng bộ, “trên nóng, dưới nóng, ở giữa cũng phải nóng”, các cấp trung gian, cấp tham mưu cần quyết liệt hơn, không để tình trạng vô trách nhiệm xảy ra trong phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất kinh doanh. 

thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh Thủ tướng: Cần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Không được chủ quan, lơ là trước các diễn biến tình hình; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng ...

thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh Nhiều tín hiệu vui trong tháng đầu năm 2018

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn ...

thu tuong khong de tinh trang tren nong duoi nong nhung o giua thi lanh Việc nhập khẩu thịt lợn không ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017 tối ngày ...

Minh Nhật

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Arsenal vs Bournemouth, 18h30 ngày 4/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Arsenal vs Bournemouth, 18h30 ngày 4/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Arsenal vs Bournemouth tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 18h30 ngày 4/5.
U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024, điểm sáng thủ môn Leo Kokubo

U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024, điểm sáng thủ môn Leo Kokubo

Thủ thành Leo Kokubo không cầm được những giọt nước mắt khi trận chung kết giữa U23 Nhật Bản và U23 Uzbekistan bước vào những phút bù giờ.
Bị Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ thương mại, Israel 'gõ cửa' OECD, kêu gọi một vấn đề

Bị Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ thương mại, Israel 'gõ cửa' OECD, kêu gọi một vấn đề

Bộ trưởng Kinh tế Israel Nir Barkat thông báo đã đệ đơn khiếu nại lên người đứng đầu OECD về quyết định mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Năm 2024 sẽ có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể. Mời độc giả tham khảo bài ...
Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio  - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio - hành trình kiên định tư duy vì một mục tiêu đặc biệt

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio đã luôn nỗ lực để hiện thực hóa mong mỏi đưa quan hệ Nhật-Việt phát triển thành đối tác thực sự đặc biệt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động