Chuyển đổi số và vai trò của người đứng đầu

Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần phải tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyển đổi số và vai trò của người đứng đầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. (Nguồn: VGP News)

Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Năm nay, Ngày Chuyển đổi số quốc gia có chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, gọi chung là công nghệ số. Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018.

Ngày 22/4/2022, Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg, về ngày Chuyển đổi số quốc gia. Theo đó Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày Chuyển đổi số quốc gia với ý nghĩa số 1 và 0 là hai số của hệ thống số nhị phân - là ngôn ngữ của công nghệ thông tin và công nghệ số; gắn với chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Đại hội XIII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong các văn kiện Đại hội. Nội dung về chuyển đổi số được đề cập đến nhiều lần trong các văn kiện Đại hội XIII; được đưa vào Báo cáo chính trị thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.

Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản.

Chương trình đặt mục tiêu cơ bản đến năm 2025 gồm: phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc.

Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Một mục tiêu nữa là Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII)...

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030, Chương trình Chuyển đổi số hướng đến là: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)...

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Tại một Phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động; từ quy mô quốc gia hòa nhập với thế giới; chuyển từ thủ công truyền thống sang môi trường số; phải đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, quản trị, điều hành; đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Chuyển đổi số và vai trò của người đứng đầu
Người dân tra cứu thông tin tại bộ phận "một cửa" quận Bắc Từ Liêm.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đổi mới cách làm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Cũng theo Thủ tướng, chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, với sự tham gia tích cực của toàn dân; triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng: "Chuyển đổi số là số hoá toàn diện và sau đó là thay đổi cách vận hành của tổ chức. Nếu người đứng đầu mà không trực tiếp vào cuộc, không trực tiếp chỉ đạo, không trực tiếp làm, không trực tiếp dùng, không trực tiếp tự mình chuyển đổi thì sẽ không thành công".

Lý giải việc người đứng đầu có vai trò quyết định sự thành công của chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ TT&TT phân tích, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ: 70% là thay đổi, 30% là công nghệ. Vì vậy, chuyển đổi số muốn thành công thì quyết định là người đứng đầu muốn thay đổi. Thay đổi một tổ chức thì chỉ người đứng đầu mới đủ thẩm quyền, uy tín và có quyền lực để điều hướng các nguồn lực thực hiện. Chỉ có người đứng đầu mới có khả năng phá vỡ các thói quen cũ để chuyển đổi số.

Người đứng đầu không chỉ là chỉ đạo mà phải trực tiếp làm, trực tiếp dùng. Chuyển đổi số là trải nghiệm, nếu người đứng đầu không dùng các công cụ số trong công việc hàng ngày thì sẽ rất khó chỉ đạo công tác chuyển đổi số.

Cả ba thành tố, thực sự muốn làm, làm trực tiếp và thành thạo sử dụng đều có mức độ quan trọng và mang tính quyết định ngang nhau.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, qua 4 năm chuyển đổi số ở nước ta thì cơ bản các yếu tố công nghệ để thực hiện chuyển đổi số đã sẵn sàng, đã có một số thành công bước đầu rất đáng khích lệ, bây giờ quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ là người đứng đầu các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh.

Để trợ giúp cho các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các mục tiêu mà Thủ tướng giao, Bộ TT&TT thiết lập một địa chỉ công bố các thử nghiệm thành công, các Bộ, ngành, địa phương đã làm thành công, hoặc các Case Study quốc tế, họ đã làm thế nào, bài học thành công, công ty nào làm, mất bao lâu, thậm chí có thể có cả giá cả và hiệu quả đạt được.

Chia sẻ về một số kết quả bước đầu của quá trình chuyển đổi số của TP. Hà Nội, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thành phố Hà Nội và Đề án 06 cho biết, trong gần 2 năm qua, thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong quá trình chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

Trong đó, Hà Nội đã thực hiện thành công thí điểm hồ sơ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên địa bàn, làm cơ sở để Chính phủ triển khai trên phạm vi toàn quốc; các dịch vụ thanh toán an sinh xã hội, chi trả lương hưu không dùng tiền mặt cũng được triển khai đồng bộ, hiệu quả và cơ bản đến nay đều đạt trên 90%.

Những mô hình như thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt và thanh toán dịch vụ công qua mã QR động đã mang lại hiệu quả và nhiều tiện ích cho người dân.

Đặc biệt, Hà Nội đã xây dựng và đưa vào sử dụng app ‘Công dân Thủ đô số iHaNoi’; đến nay iHaNoi đã có hơn 1 triệu người dùng, trở thành kênh tương tác trực tuyến hiệu quả giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền thành phố. Việc triển khai ứng dụng iHaNoi không chỉ giúp giảm thiểu thủ tục hành chính mà còn nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý và phục vụ người dân.

Thống kê cho thấy, thành phố hiện có gần 5.000 doanh nghiệp công nghệ số; thương mại điện tử đã phát triển mạnh với doanh thu tăng 40% so với cùng kỳ năm 2023; kê khai và nộp thuế điện tử tại Hà Nội đạt 99%; hơn 90% các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội đã chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh.

Về xã hội số, gần 5.000 tổ chuyển đổi số cộng đồng với hơn 30.000 thành viên đã hoạt động tích cực, đưa chuyển đổi số vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà, giúp người dân nắm bắt và trải nghiệm các dịch vụ số. Hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động đã được đào tạo kỹ năng số cơ bản, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng một thế hệ công dân số thông minh.

Có thể nói, việc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm việc với người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương mới đây đã thể hiện sự quyết tâm rất cao của người đứng đầu Chính phủ về chuyển đổi số. Coi chuyển đổi số là nội hàm chính của KHCN và đổi mới sáng tạo. Coi chuyển đổi số là phát triển chất lượng cao. Coi chuyển đổi số là động lực chính cho tăng trưởng. Coi dữ liệu là yếu tố sản xuất chính của kinh tế số. Coi chuyển đổi số là giải pháp chính cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Coi chuyển đổi số là phương thức quản trị quốc gia mới. Coi chuyển đổi số là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nếu quan trọng như vậy thì người đứng đầu phải vào cuộc. Người đứng đầu phải thực sự muốn làm, trực tiếp làm và thành thạo sử dụng là yếu tố mang tính quyết định thành công.

Việt Nam đứng đầu trong số các điểm du lịch nước ngoài ưa thích của người Hàn Quốc

Việt Nam đứng đầu trong số các điểm du lịch nước ngoài ưa thích của người Hàn Quốc

Bên cạnh Nhật Bản, Việt Nam đã trở thành điểm đến mà du khách Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi ưa thích, nhu cầu đặt ...

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva

Hiệp định Geneva về Đông Dương đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc chính thức hóa về mặt ngoại giao nhằm kết thúc cuộc ...

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin được ân xá hoàng gia sau khi con gái trở thành người đứng đầu chính phủ

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin được ân xá hoàng gia sau khi con gái trở thành người đứng đầu chính phủ

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã được đưa vào danh sách ân xá hoàng gia dành cho tù nhân và thời gian quản ...

Chuyện đời một người bạn Mỹ của Việt Nam: Merle Ratner… 'đưa em trở về đúng nghĩa trái tim' (kỳ I)

Chuyện đời một người bạn Mỹ của Việt Nam: Merle Ratner… 'đưa em trở về đúng nghĩa trái tim' (kỳ I)

"Câu chuyện về Merle" nhẹ nhàng như ngày hôm qua, thanh thản như hành trình "đưa em trở về đúng nghĩa trái tim" với "một ...

ASEAN khẳng định mạnh mẽ vai trò và đóng góp của phụ nữ trong thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và tự cường

ASEAN khẳng định mạnh mẽ vai trò và đóng góp của phụ nữ trong thúc đẩy nền kinh tế chăm sóc và tự cường

Sáng ngày 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo ...

(theo dangcongsan.vn)

Xem nhiều

Đọc thêm

Doanh nhân, doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội TP. Hạ Long

Doanh nhân, doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế - xã hội TP. Hạ Long

Giai đoạn 2020-2025 ước có 5.600 doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới trên địa bàn Hạ Long, tạo ra việc làm mới khoảng 35.000 lao động.
Hành động thúc đẩy bình đẳng giới, để trẻ em gái làm chủ tương lai

Hành động thúc đẩy bình đẳng giới, để trẻ em gái làm chủ tương lai

Ngày 12/10, tại Vĩnh Long, gần 300 đại biểu ngành giáo dục, đại diện các cơ quan Liên hợp quốc tham gia sự kiện 'Trẻ em gái làm chủ tương ...
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chuẩn bị thăm Australia

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chuẩn bị thăm Australia

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm Australia từ ngày 16-19/10.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng Nguyên ...
Nhật Bản khuyến cáo về tình trạng làm việc quá sức

Nhật Bản khuyến cáo về tình trạng làm việc quá sức

‘Sách Trắng về y tế, lao động và phúc lợi’ của Nhật Bản được công bố ngày 11/10 đề cập tình trạng làm việc quá sức và căng thẳng ngày ...
Xung đột Nga-Ukraine 'nóng lên' với cuộc đối đầu UAV

Xung đột Nga-Ukraine 'nóng lên' với cuộc đối đầu UAV

Diễn biến mới nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) đang gia tăng và ngày càng khốc liệt.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Nguy cơ xung đột bùng phát cuộc chiến toàn diện gia tăng, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

Một năm sau ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Dải Gaza, Trung Đông đứng trước tình thế nguy hiểm. Israel và Iran thay đổi phương thức tấn công...
Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Điều chỉnh học thuyết hạt nhân, ngưỡng hạ, nguy cơ tăng và tác động với thế giới, khu vực

Nga nhiều lần cảnh báo 'lằn ranh đỏ'. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là 'đe dọa bằng lời nói'!
Thách thức người cầm lái NATO

Thách thức người cầm lái NATO

Được đánh giá là chính trị gia lão luyện, nhưng cương vị Tổng thư ký khối quân sự NATO không phải là điều dễ dàng với ông Mark Rutte.
Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Luồng gió mới thổi qua nền chính trị Nhật Bản

Ông Ishiba Shigeru đã chiến thắng trong cuộc đua được coi là khó dự đoán nhất nhiều năm qua, với những điều mới mẻ, thậm chí lạ lẫm...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Phiên bản di động