Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva

GS. TS. Kolotov Vladimir Nikolaevich
Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, Trường Đại học quốc gia St. Petersburg, LB Nga.
Hiệp định Geneva về Đông Dương đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc chính thức hóa về mặt ngoại giao nhằm kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH viếng Lăng Lenin sau khi khi kết thúc Hội nghị Geneva. (Nguồn: TTXVN)

Ngay khi Hội nghị diễn ra, tin thất thủ của quân đội viễn chinh Pháp ở pháo đài “bất khả xâm phạm” Điện Biên Phủ đã lan truyền đến các bên đàm phán. Một điểm đáng chú ý là thời gian diễn ra Hội nghị (26/4-21/7/1954) kéo dài hơn so ​​với trận chiến Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954) ([1]) cho thấy mức độ căng thẳng của cuộc đối đầu ngoại giao.

Hiệu ứng 5 cấp độ

Với nước Việt Nam DCCH non trẻ, giành thắng lợi trên chiến trường là vô cùng quan trọng, nhưng mặt khác, bảo vệ lợi ích trên chính trường quốc tế, đạt được hòa bình lâu dài cũng có ý nghĩa không kém. Thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ đã gây ra sự choáng váng khắp địa cầu và dẫn đến hiệu ứng “domino” trên năm cấp độ: chiến thuật, chiến lược, ngoại giao, chính trị và địa chính trị.

Thắng lợi chiến thuật trong trận Điện Biên Phủ đã dẫn đến thắng lợi ở cấp độ chiến lược, kết thúc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Chiến thắng ở cấp độ ngoại giao, đó là sự kiện ký kết Hiệp định Geneva. Điều này dẫn tới thắng lợi về mặt chính trị, giải phóng vùng lãnh thổ phía Bắc vĩ tuyến 17 và buộc quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam.

Như vậy, lực lượng kháng chiến bước ra từ vùng rừng núi biên giới gần Trung Quốc và Lào đã lần đầu tiên thiết lập quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ đồng bằng rộng lớn. Vài tháng sau khi ký Hiệp định Geneva, đến tháng 10/1954, Pháp mới rút hết 90 nghìn binh sĩ và sĩ quan của lực lượng viễn chinh Pháp ra khỏi Bắc Việt Nam. Và điều này đã dẫn đến một sự thay đổi địa chính trị quan trọng, đó là sự xuất hiện Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Ngoại trưởng Liên Xô V. Mikhailovich Molotov và Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai tại một phiên họp ở Geneva. (Nguồn: Getty Images)

Ở tất cả các cấp độ này, trước và sau, bên cạnh Việt Nam DCCH có một đồng minh đáng tin cậy, đó là Liên Xô. Chính Moscow vào tháng 4/1954 đã khởi xướng việc đàm phán Hiệp định Geneva và yêu cầu sự tham gia của đại diện Việt Nam DCCH và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong danh sách đoàn đàm phán.

Vào thời điểm đó, hai nước này không phải là thành viên của Liên hợp quốc và các nước phương Tây từ chối ngồi cùng bàn với họ. Đây là thắng lợi quan trọng đầu tiên của phái bộ ngoại giao Liên Xô do đích thân Bộ trưởng Ngoại giao V.M. Molotov dẫn đầu.

Các nhà ngoại giao Liên Xô tham dự Hội nghị nhận chỉ thị từ Moscow về định hướng chung đối với các nội dung chính tại cuộc đàm phán như sau: Đạt được sự công nhận của Pháp về chủ quyền của Việt Nam DCCH, Lào và Campuchia; Thỏa thuận đồng ý rút quân đội nước ngoài ra khỏi các nước Đông Dương; Thống nhất tổ chức tổng tuyển cử ở các nước Đông Dương. Chính những điều này do các nhà ngoại giao Liên Xô đề xuất, đã được đưa vào văn bản cuối cùng của văn kiện và được thông qua ở Geneva.

Ban đầu, các nhà đàm phán Pháp có quan điểm không mang tính xây dựng. Tuy nhiên, quan điểm này đã thay đổi sau khi nội các mới của Pháp được thành lập vào nửa cuối tháng 6/1954 và sau một loạt cuộc họp ở cấp chuyên viên.

Cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa đại diện Việt Nam DCCH và Pháp chỉ diễn ra sau ngày 25/6. Phái đoàn ngoại giao Liên Xô đã đề xuất chuyển sang hình thức đàm phán kín. Việc chuyển tổ chức các cuộc họp toàn thể sang tổ chức các cuộc họp song phương và đa phương kín đóng vai trò quan trọng và từ đó những cuộc đối thoại diễn ra mang tính xâydựng hơn.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Trưởng đoàn Liên Xô, Mỹ, Pháp và Anh tại Hội nghị Geneva năm 1955. (Nguồn: Getty Images)

Nhân tố Mỹ

Có một thực tế, trong suốt quá trình của các cuộc gặp song phương và đa phương, công khai và nội bộ, mặc dù quan điểm của các bên đã được thống nhất, nhưng Hiệp định Geneva đã không được ký kết vì sự phản đối của đại diện Mỹ. Họ không muốn chuyển giao các vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Bắc Việt Nam cho những người cộng sản Việt Nam kiểm soát.

Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Liên Xô đã đề xuất chấp thuận văn bản chung cuối cùng không có chữ ký của những người tham gia, theo phương án công nhận và thực thi. Động thái ngoại giao này giúp tránh được sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán và vẫn đi đến chấp nhận Hiệp định Geneva.

Các nhà ngoại giao Mỹ đã nhiều lần cố phá hủy các cuộc đàm phán, và đại diện Mỹ B. Smith khi gần kết thúc hội nghị thậm chí đã từ chối ký vào văn bản cuối cùng. Chính Mỹ, ngay sau khi chấp thuận văn kiện cuối cùng, thực tế đã tiến hành các bước đi nhằm hủy bỏ thỏa thuận đạt được và bắt đầu cuộc chơi địa chính trị mới ở Đông Dương.

Với nội dung thỏa thuận đã được thống nhất, nhưng lập trường đối kháng của các bên đã dần dần dẫn đến việc phá bỏ trên thực tế những điểm cuối cùng của Hiệp định, đó là về việc cấm cung cấp vũ khí và tổ chức tổng tuyển cử, còn những điểm đầu tiên (ngừng bắn, rút quân, phân định đường biên tạm thời) đã được thực hiện.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Đoàn Liên Xô tại Hội nghị Năm cường quốc về Đông Dương. (Nguồn: Getty Images)

Kết quả cho tương lai

Mặc dù vậy, Hiệp định Geneva về Việt Nam được coi là một thành công vì nó đã hình thành nên một căn cứ địa cho những người yêu nước Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 17, giúp họ có thể chiến đấu thống nhất đất nước trong tương lai. Sự hiện diện đường biên giới chung của Việt Nam DCCH với Trung Quốc và qua đó nối với Liên Xô đã trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam DCCH nhận được sự giúp đỡ từ Moscow và Bắc Kinh nhằm tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng một nhà nước mới.

Còn đối với các nước phương Tây, họ đã đặt ra kế hoạch phá vỡ Hiệp định Geneva gần như ngay lập tức sau khi thỏa thuận thống nhất, thể hiện ở việc điều Ngô Đình Diệm từ Mỹ về Sài Gòn, người dưới áp lực của Nhà Trắng đã nhanh chóng được phê chuẩn làm thủ tướng chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Chính hành động này là nguyên nhân phá vỡ việc thực hiện Hiệp định Geneva, thành lập ra chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam, hủy bỏ tổ chức tổng tuyển cử, đàn áp hàng loạt những người yêu nước khắp nơi thuộc quyền kiểm soát của chế độ Sài Gòn, can dự của các cố vấn Mỹ, và sau đó là quân đội Mỹ, cũng như sự khởi đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Người dân thủ đô Hà Nội vui mừng chào đón đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954. (Nguồn: TTXVN)

Bài học lịch sử

Ở cấp độ chiến lược, ngay cả khi thất bại về mặt quân sự trong trận Điện Biên Phủ, các nước phương Tây vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược, tiếp tục đường lối chia cắt nước Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam và sau đó tiến hành can thiệp quân sự để bảo vệ chế độ tay sai đó.

Ở cấp độ chiến thuật, với việc thực hiện các quyết định chiến lược khác nhau, các nước phương Tây đã tìm mọi cách để đạt được mục đích, bất chấp hiệp định quốc tế đã được thống nhất.

Hiện nay, học thuyết này dựa trên cái gọi là “trật tự dựa trên qui tắc” mà nó luôn vi phạm luật quốc tế và được thay đổi theo hướng có lợi cho các nước phương Tây.

Những đặc điểm này chúng ta có thể thấy rõ ngay ở thời điểm hiện tại, và đó là nguyên nhân chính gây ra các cuộc xung đột triền miên xảy ra trên khắp thế giới.


[1] Hội nghị Geneva khai mạc ngày 26/4/1954 và kết thúc ngày 21/7/1954 với mục đích ban đầu là bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Từ 26/4 đến 7/5/1954 là hội nghị về Triều Tiên. Từ 8/5 đến 21/7/1954 là hội nghị về Đông Dương.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam

"...Hiệp định Geneva là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế ...

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Hiệp định Geneva - sức mạnh mềm trong đối ngoại Việt Nam

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva 70 năm trước có ý nghĩa rất lớn đối với cách mạng Việt Nam, để lại ...

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

70 năm Hiệp định Geneva: Nghệ thuật chiến thắng từng bước

Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương khẳng định đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng, biết dừng, biết tiến và tiến vững chắc ...

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự tại ...

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước  (kỳ 1)

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước (kỳ 1)

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Kết nối chuyên gia, trí thức và nhà khoa học Việt Nam trong khối ASEAN

Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu sẽ tổ chức sự kiện One Global Vietnam-ASEAN 2024, quy tụ các chuyên gia, trí thức, và nhà khoa ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Đây là chuyến thăm chính thức Campuchia đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, ...
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 22/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 22/11/2024.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập-Pa Hang: Động lực phát triển mới cho khu vực biên giới Việt Nam-Lào

Việc nâng cấp cặp cửa khẩu Lóng Sập-Pa Hang sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác phát triển giữa Sơn La và Houaphanh.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động